Bốn mùa Nhật Bản đều có vẻ đẹp riêng, khi cái lạnh bắt đầu lắng xuống, sẽ tới mùa xuân tràn đầy sức sống với thiên nhiên và phong cảnh đặc trưng đa dạng. Dưới đây là những phong vị điển hình của mùa xuân ở Nhật Bản.
Phong vị mùa xuân ở Nhật Bản: Thiên nhiên
1. Gió đầu xuân - Haru Ichiban
Cơn gió nam thổi mạnh đầu tiên vào mùa xuân. Bạn đầu, từ này được sử dụng bởi các ngư dân, sau đó trở nên phổ biến. Những đợt gió nam mạnh tiếp theo sau "haru ichiban" đôi khi được gọi là "haru niban" -"đợt gió thứ 2" hoặc "haru sanban"-"đợt gió thứ 3".
2. Mưa ngâu mùa xuân và mưa phùn hoa cải
Từ cuối tháng Ba đến tháng Tư, có một giai đoạn thời tiết ảm đạm ở Kanto và các khu vực phía tây Nhật Bản. Hiện tượng này tương tự như mùa mưa và được gọi là "mưa ngâu mùa xuân". Nó còn có tên khác là "mùa mưa phùn hoa cải" vì nó diễn ra vào khoảng thời gian hoa cải nở rộ.
3. Chim chich chòe
Còn được gọi là "Chim báo xuân", nó là một loài chim đã quen thuộc với người Nhật từ thời xa xưa. Khi mùa xuân đến, bạn sẽ nghe thấy tiếng hót "Ho Ho Kekyo" rất đẹp. Ở Nhật Bản, những cô gái cầm loa thông báo tại sân bóng chày hoặc trên xe bầu cử thường được gọi là "cô gái chích chòe" vì giọng nói hay của họ.
4. Chim én
Đây là một loài chim di cư bay đến Nhật Bản vào mùa xuân, và cảnh tượng "chim én" bay lượn là một khung cảnh truyền thống của Nhật Bản. Chúng trải qua những tháng mùa đông ở Đông Nam Á ấm áp và quay lại Nhật Bản nuôi con từ tháng Ba đến tháng Mười. Để bảo vệ mình khỏi thiên địch, chúng thường xây tổ dưới mái hiên gần con người, được coi là điềm lành. Ngoài ra, có một câu thành ngữ rằng "khi chim én bay thấp, trời sẽ mưa".
5. Mắt rồng
Từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, nếu may mắn, "Mắt rồng Hachimantai" sẽ xuất hiện. Đó là một hiện tượng tự nhiên bí ẩn tại hồ miệng núi lửa Kagaminuma trên đỉnh Hachimantai, nằm giữa các tỉnh Iwate và Akita. Nước hồ màu xanh ngọc lục bảo biến thành hình bánh donut khi tuyết tan vào mùa xuân, trông giống như mắt của một con rồng.
6. Cát vàng
Vào mùa xuân, có thể thấy cát vàng phủ trên xe cộ và các tòa nhà. Đây là cát từ sa mạc ở Trung Quốc và Mông Cổ, đến Nhật Bản theo gió tây. Nó được cho là ảnh hưởng của sa mạc hóa do việc phát triển đất đai liên tục.
7. Cây xanh
Những chiếc là non mới nhú xanh tươi. Bạn có thể thấy từ tháng Tư đến tháng Năm, khi những cây rụng lá trong mùa đông bắt đầu mọc lá mới dưới ánh nắng ấm áp.
Truyền thống mùa xuân ở Nhật Bản: hoa
8. Hoa anh đào
Loài hoa đậm chất mùa xuân nhất của Nhật Bản. Ở Nhật Bản, từ xa xưa đã có nhiều loài hoa nguyên thủy mọc hoang dã, nhưng quen thuộc nhất là Yoshino Somei. Những bông hoa màu hồng nhạt nở cùng một lúc và rụng một cách duyên dáng, được ví như phẩm giá của samurai và tượng trưng cho văn hóa Nhật Bản.
🌸 【Văn hóa Nhật Bản】"Ngày hoa anh đào" là khi nào? Tóm tắt nguồn gốc và sự kiện
9. Hoa anh đào đất
Từ tháng Tư đến tháng Năm, loài hoa này nở rộ trên mặt đất như cỏ, với những bông hoa năm cánh giống như hoa anh đào. Vì rất yêu thích hoa anh đào, nên người Nhật Bản đặt tên cho nó là "Hoa anh đào đất". Có nhiều điểm du lịch phủ kín loài hoa này trên khắp Nhật Bản, nổi tiếng nhất là "Đồi hoa anh đào đất" ở Công viên Hitsujiyama thành phố Chichibu, tỉnh Saitama và "Lễ hội hoa anh đào đất Fuji" tại Khu nghỉ dưỡng Fuji Motosuko ở tỉnh Yamanashi.
🌸 【Japan Sakura】Đi đến mùa xuân 2024! Các điểm ngắm hoa anh đào nổi tiếng ở Kanto ở Nhật Bản
10. Hoa tulip
Hoa tulip với hình dáng tròn trịa dễ thương cũng rất được yêu thích ở Nhật Bản. Nó được cho là đã được du nhập vào cuối thời kỳ Edo. Hiện tại, nó chủ yếu được trồng ở Nhật Bản tại Toyama và Niigata. Đặc biệt, tỉnh Toyama tự hào có sản lượng củ hoa lớn nhất ở Nhật Bản và thưởng tổ chức Lễ hội hoa tulip Tonami tại Công viên hoa tulip Tonami từ cuối tháng Tư đến đầu tháng Năm.
11. Đào
"Đào" đã được trồng từ thời Yayoi và ban đầu là một loại cây cảnh. Đào được cho là có sức mạnh trừ tà và xuất hiện trong văn học cổ như Kojiki và Nihon Shoki. Ngoài ra, truyện cổ tích "Momotaro" kể về một nhân vật sinh ra từ quả đào đã tiêu diệt một con quỷ với chó, chim trĩ và khỉ, là câu chuyện quen thuộc với trẻ em ở Nhật Bản. Ở Nhật Bản, tỉnh Fukushima và Yamanashi được biết đến là những khu vực trồng đào nổi tiếng.
🌸 Hinamatsuri – Lễ hội đào kỷ niệm sự phát triển lành mạnh của các cô gái vào ngày 3 tháng 3
12. Bồ công anh
"Bồ công anh" là một loại cây rất quen thuộc, mọc khắp các cánh đồng và ven đường khắp Nhật Bản. Vào thời Edo, nó được gọi là "cỏ trống", có thể là để mô phỏng âm thanh "tan" và "popo" khi đánh trống, một nhạc cụ truyền thống ở Nhật Bản. Mặc dù có hàng chục loài bản địa, nhưng loài phổ biến nhất hiện nay là bồ công anh phương Tây.
13. Hoa đỗ quyên
Từ mùa xuân đến đầu mùa hè, những bông hoa màu đỏ, trắng, hồng, tím nở rộ trên núi và bờ sông. Ngoài việc được tìm thấy trong hàng rào vườn và bồn hoa trong công viên, nó còn được ưa chuộng như một loại cây đường phố. Nó rất dễ trồng vì phù hợp với khí hậu của Nhật Bản, và nhiều giống làm cảnh như "Honkirishima" và "White Ryukyu" đã được tạo ra từ các loài hoang dã.
14. Hoa tử đằng
"Hoa tử đằng" cũng được Nhật Bản yêu thích từ thời xa xưa vì những chùm hoa màu tím tử đinh hương rủ xuống. Nó cũng được sử dụng để ví von về những người phụ nữ xinh đẹp, và trong các điệu múa truyền thống của Nhật Bản, màn trình diễn "Fuji Musume" với vũ điệu linh hồn hoa tử đằng rất nổi tiếng. Hoa nở từ giữa tháng Tư đến đầu tháng Năm, và thường được trồng thành giàn để tận dụng đặc tính cây leo của nó, có thể thấy trên khắp Nhật Bản.
15. Shobu・Iris
Cả "Shobu" và "Iris" đều bắt đầu nở vào đầu tháng Năm. Bởi vì chúng trông giống hệt nhau, ngày xưa chúng được cho là cùng một loại cây và cùng được gọi là "hoa diên vĩ" cho đến ngày nay. Vào ngày 5 tháng 5, "Lễ hội Tango" (Ngày thiếu nhi) còn được gọi là "Lễ hội Shobu", với phong tục tắm bằng nước đun từ là shoubu để cầu mong sức khỏe và bình an. Vườn diên vĩ Mizugo Shiorai Maekawa của tỉnh Ibaraki rất nổi tiếng.
16. Nemophila
Loài hoa này sẽ dần dần đổi màu bắt đầu từ cuối tháng Ba, và nở rộ vào khoảng từ đầu tháng Tư đến cuối tháng Sáu. Ở Nhật Bản, có những địa điểm trên khắp đất nước mà bạn có thể ngắm nhìn khung cảnh tuyệt vời của đồng hoa nemophila xanh biếc, nổi bật nhất là Công viên Bờ biển Hitachi với khoảng 5,3 triệu cây "nemophila" ở tỉnh Ibaraki, đã tạo ra ấn tượng mạnh trên SNS toàn thế giới.
Phong vị mùa xuân ở Nhật Bản: lễ hội và sự kiện
17. Hinamatsuri
Ngày 3 tháng 3 là Ngày "Hinamatsuri". Vì đây là mùa hoa đào nở nên nó còn được gọi là "Lễ hội hoa đào", một sự kiện thường niên để kỉ niệm và cầu chúc cho sự phát triển khỏe mạnh của các bé gái. Trong các gia đình có con gái, thường sẽ trang trí búp bê hina hoàng tử và công chúa, bày bánh hishi mochi màu đỏ, trắng và xanh lá cây, ăn sushi chirashi và bánh hina arare.
Các sự kiện Hinamatsuri được tổ chức trên khắp Nhật Bản từ khoảng cuối tháng Hai, và tại "Lễ hội Konosu Bikkuri Hina" ở tỉnh Saitama, sẽ trưng bày kệ búp bê hina cao nhất Nhật Bản.
🌸 Hinamatsuri – Lễ hội đào kỷ niệm sự phát triển lành mạnh của các cô gái vào ngày 3 tháng 3
18. White Day
Một ngày đặc biệt ở Nhật Bản, đối lập với Lễ Tình Nhân Valentine. Vào ngày Valentine, bạn nữ tặng sôcôla cho bạn nam và bày tỏ tình cảm của họ, còn ngày 14 tháng 3, các bạn nam sẽ tặng quà đáp lễ lại.
🌸White Day ~ Một ngày để đáp lễ cho người đã tặng quà Ngày lễ tình nhân
19. Lễ hội hoa anh đào
©TCVB: Hoa anh đào Chidorigabuchi
Đây là một sự kiện để thưởng thức hoa anh đào. Nó được tổ chức trong các công viên trên khắp Nhật Bản, nơi trồng nhiều hoa anh đào. Ví dụ, tại công viên Hirosaki ở tỉnh Aomori, một trong ba điểm ngắm hoa anh đào lớn ở Nhật Bản, Lễ hội hoa anh đào Hirosaki đã được tổ chức và thu hút khoảng 2 triệu du khách từ Nhật Bản và nước ngoài.
20. Lễ hội hoa (Hanamatsuri)
"Lễ hội hoa" kỷ niệm sự ra đời của Đức Phật, người sáng lập ra Phật giáo. Nó còn được gọi là "Lễ Phật", được tổ chức vào khoảng ngày 8 tháng 4 tại các ngôi chùa trên khắp đất nước, không phân biệt tông phái. Tương truyền, khi Đức Phật sinh ra đã có mưa cam lộ rơi xuống, nên ngày hội này, ngưởi ta sẽ rưới rượu ngọt lên các bức tượng Phật, trong ngôi chùa được trang trí bằng hoa.
21. Lễ hội Sanja
Đây là một lễ hội tại Đền Asakusa ở Asakusa, Tokyo và là một trong ba lễ hội lớn ở Edo. Nó được gọi là "Lễ hội Sanja" theo tên cũ của đền là "Sansha Gongensha" và "Sansha Meijinja". Lễ hội thưởng được tổ chức vào giữa tháng 5, nổi bật với "Vũ điệu Binzasara", đã được công nhận là Tài sản văn hóa phi vật thể của Tokyo, và lế rước kiệu quanh Asakusa "Mikoshi Watari".
22. Lễ hội Aoi
Nó được tổ chức vào tháng 5 hàng năm tại Đền Kamigamo và Đền Shimogamo ở Kyoto, và được coi là một trong ba lễ hội lớn ở Kyoto. Nó bắt nguồn từ một lễ hội được tổ chức khoảng 1.500 năm trước để cầu cho mùa màng bội thu, và một đám rước của những người mặc trang phục Heian diễu hành qua thành phố.
23. Hakata Dontaku
Đây là một trong ba lễ hội lớn ở Hakata được tổ chức vào ngày 3 và 4 tháng 5 hàng năm, và tên chính thức của nó là "Lễ hội công dân Fukuoka - Lễ hội cảng Hakata Dontaku". Người dân ở mọi lứa tuổi hóa trang theo ý thích và diễu hành quanh thị trấn trong khi đánh shamoji và biểu diễn các điệu nhảy trên các sân khấu và quảng trường đặc biệt. Đây là một lễ hội sôi động thu hút khoảng 33.000 người tham gia và khoảng 2 triệu khán giả.
Phong vị mùa xuân ở Nhật Bản: Sự kiện và phong cảnh theo mùa
24. Hội ngắm hoa anh đào
Người Nhật rất yeu thích hoa anh đào. Nói về "hội ngắm hoa" là đề cập đến việc dành thời gian thư giãn trong khi ngắm hoa anh đào nở rộ. Đó là một nền văn hóa độc đáo, một dịp để có thể uống rượu và ăn uống với gia đình và bạn bè, và nói chuyện dưới tán hoa anh đào. Công viên Ueno ở Tokyo được biết đến là một địa điểm nổi tiếng để ngắm hoa anh đào.
25. Lễ tốt nghiệp
Tại Nhật Bản, năm học của các trường kết thúc vào tháng Ba. Sẽ có một buổi lễ kỉ niệm để trao bằng tốt nghiệp. Truyền thống của Nhật Bản là hát một bài hát tốt nghiệp như lời tạm biệt bạn bè và giáo viên, và giúp buổi lễ trở nên đáng nhớ và đầy cảm xúc.
26. Lễ nhập học và lễ gia nhập công ty
Sau lễ tốt nghiệp vào tháng Ba, năm học mới bắt đầu vào tháng Tư. "Lễ nhập học" được tổ chức để kỷ niệm việc nhập học vào một ngôi trường mới. "Lễ gia nhập" được tổ chức để công ty chào đón nhân viên mới.
27. Ngày Cá tháng Tư
Ngày Cá tháng Tư 1 tháng 4 đã du nhập vào Nhật Bản trong thời kỳ Taisho. Ở các nước phương Tây, nó được giới thiệu trên báo chí như một ngày mà những lời nói dối được chấp nhận. Nó còn được gọi là "Shitatsu Baka", nghĩa đen là "kẻ ngốc tháng Tư" trong tiếng Nhật. Vào thời kỳ Edo, đó được coi là "Ngày vong ơn", là ngày để xin lỗi vì sự thiếu thận trọng hàng ngày.
28. Cấy lúa
Việc trồng lúa mới trên ruộng lúa. Ở Nhật Bản, phương pháp canh tác là gieo hạt, nảy mầm và cấy xuống ruộng khi cây con đã đạt đến một kích thước nhất định. Có sai khác giữa các vùng, nhưng thường diễn ra từ cuối tháng Tư đến cuối tháng Sáu. Ở tỉnh Niigata, vùng đất lúa, bạn có thể ngắm nhìn phong cảnh đồng ruộng tuyệt đẹp.
29. Cờ cá chép
Một vật trang trí kỷ niệm sự trưởng thành của các bé trai. Vào ngày 5 tháng 5, Ngày thiếu nhi, những lá cờ hình ống dài có hình cá chép sẽ được treo trong sân nhà. Phong tục này bắt nguồn từ những gia tộc samurai trong thời kỳ Edo và sau đó lan sang người dân thường. Lễ hội thả diều cá chép ở thành phố Kazo, tỉnh Saitama là một sự kiện thường niên vào thời điểm này trong năm.
🌸 Ngày lễ ở Nhật Bản: Ngày 5 tháng 5 là Ngày Thiếu nhi
30. Dị ứng phấn hoa
Phản ứng của cơ thể con người với phấn hoa. Nó xảy ra chủ yếu vào mùa xuân, khi phấn hoa tuyết tùng bay trong không khí, các triệu chứng điển hình là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi và ngứa mắt, tai và cổ họng. Dị ứng phấn hoa tuyết tùng là một bệnh độc trưng ở Nhật Bản, ảnh hưởng đến khoảng 20% người dân.
31. Cào ngao khi thủy triều xuống
Động vật có vỏ như ngao có thể được tìm thấy trên các bãi bồi. Mùa xuân là mùa tốt nhất để cào ngao khi thủy triều rút vào ban ngày và ngao vào mùa sinh sản và béo lên. Địa điểm và quy tắc đều có quy định. nên cần kiểm tra trước khi bắt đầu.
32. Bệnh tháng Năm
Các rối loạn tâm thần và thể chất xảy ra vào tháng Năm được gọi là "bệnh tháng Năm". Ở Nhật Bản, tháng Tư là thời điểm nhập học, bắt đầu đi làm hoặc chuyển nhà, dẫn đến tích lũy căng thẳng và mệt mỏi vào thời điểm này. Từ cuối tháng Tư đến đầu tháng Năm, có một đợt nghỉ dài được gọi là "Tuần lễ vàng", và khi kì nghỉ kết thúc, nhiều người có thể sẽ dễ phát sinh các triệu chứng trầm cảm nhẹ vào cuối giai đoạn này.
Phong vị mùa xuân ở Nhật Bản: các ngày lễ quốc gia và ngày kỷ niệm
33. Ngày xuân phân
"Ngày xuân phân" là khoảng ngày 21 tháng 3 hàng năm. Đó là một ngày mà độ dài của ngày và đêm sẽ giống nhau. Nó đã trở thành một ngày lễ quốc gia nhằm "ca ngợi thiên nhiên và chăm sóc sinh vật".
🌸 Ngày lễ quốc gia "Ngày xuân phân" là ngày nào?
34. Ngày Showa
Ngày 29 tháng 4 là sinh nhật của Hoàng đế Showa. Nó được gọi là "Ngày Showa" và là một trong những ngày lễ quốc gia. Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra vào thời Showa, và có rất nhiều sự kiện bi thảm. Nó được thành lập nhằm mục đích "nhìn lại những thời điểm khó khăn mà chúng ta đã vượt qua, nhìn lại thời đại Showa và suy nghĩ về tương lai của đất nước".
🌸Ngày lễ Nhật Bản: Sự khởi đầu của một kỳ nghỉ dài "Ngày Shōwa" - Đó là ngày gì?
35. Ngày Hiến pháp
Ngày 3 tháng 5 là ngày Hiến pháp Nhật Bản có hiệu lực. Nó được ban hành bởi Đạo luật Ngày lễ năm 1948 và trở thành một ngày lễ quốc gia. Đây là ngày kỷ niệm việc thực thi Hiến pháp Nhật Bản và đảm bảo sự phát triển của đất nước.
🌸 Ngày lễ ở Nhật Bản: Ngày 3 tháng 5 là "Ngày Tưởng niệm Hiến pháp"
36. Ngày cây xanh
Một ngày nghỉ để gần gũi với thiên nhiên và biết ơn những lợi ích mà thiên nhiên mang lại. Tên gọi này được cho là bắt nguồn từ việc Nhật hoàng Hirohito thường xuyên tham gia các lễ hội trồng cây (sự kiện trồng cây) ở nhiều vùng khác nhau của Nhật Bản và sự nhiệt tình của ông đối với các dự án trồng cây xanh để cải thiện môi trường. Trước đây, ngày này được chỉ định vào ngày 29 tháng 4, ngày sinh của Hoàng đế Showa, nhưng kể từ năm 2007 nó đã được thay đổi thành ngày 4 tháng 5.
🌸 Ngày lễ ở Nhật Bản: Ngày 4 tháng 5 là "Ngày cây xanh"
37. Ngày thiếu nhi
Ngày 5 tháng 5 là Ngày Thiếu nhi. Cha mẹ ăn mừng sự trưởng thành của con cái và con cái cảm ơn cha mẹ đã nuôi dạy chúng. Trước khi được thiết lập như một ngày lễ quốc gia, nó được gọi là "Lễ hội Tango" và là ngày kỷ niệm sự phát triển của các bé trai kể từ thời Nara.
🌸 Ngày lễ ở Nhật Bản: Ngày 5 tháng 5 là Ngày Thiếu nhi
38. Tuần lễ vàng
Một kỳ nghỉ dài ở Nhật Bản từ cuối tháng Tư đến đầu tháng Năm hàng năm. Các ngày lễ và ngày nghỉ tập trung từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 5 tháng 5, và tùy theo năm, có thể lên tới 10 ngày nghỉ liên tiếp. Vì nhiều sự kiện và lễ hội khác nhau diễn ra trên khắp đất nước, nhiều người Nhật Bản sẽ đi du lịch trong và ngoài nước trong thời gian này, các sân bay, nhà ga lớn và danh lam thắng cảnh tràn ngập khách du lịch.
39. Ngày của Mẹ
Chủ nhật thứ hai của tháng Năm là Ngày của Mẹ. Ở Nhật Bản, nó dần dần lan rộng chủ yếu thông qua các nhà thờ Cơ đốc giáo và các nhóm phụ nữ trong thời kỳ Taisho, và được thành lập sau các sự kiện được tổ chức trên toàn quốc bởi các công ty sản xuất bánh kẹo lớn. Khi ngày này đến gần, các hàng hoa sẽ trưng bày hoa cẩm chướng để dành tặng các bà mẹ ngay ngoài mặt tiền cửa hàng.
Phong vị mùa xuân ở Nhật Bản: Ẩm thực và người sành ăn
40. Măng
Măng là những chồi non mọc ra từ thân rễ của cây tre. Chỉ có thể ăn trong thời gian ngắn ngủi lúc măng mới nhú lên khỏi mặt đất hoặc chưa nhú hẳn, khi nó còn mềm. Có thể ăn sống măng mới đào lên, nhưng cách chế biến thường thấy là luộc hoặc nướng. Măng giòn và có mùi thơm đặc trưng.
41. Bắp cải mùa xuân
Bắp cải được trồng quanh năm nhờ địa lý trải dài từ bắc đến nam của Nhật Bản, nhưng loại được thu hoạch vào thời điểm từ đầu xuân đến đầu hè được gọi là "bắp cải mùa xuân". Loại bắp cải này lá cuộn lỏng lẻo nên mềm và mọng nước, thích hợp ăn sống. Làng Tsumagoi ở tỉnh Gunma nổi tiếng là khu vực trồng loại này.
42. Hành tây mới
Hành tây có sẵn quanh năm có vị cay nồng đặc trưng, trong khi "hành mới" vào mùa xuân mềm và ngọt. Khi nấu chín, vị ngọt sẽ càng rõ rệt hơn, nhưng người Nhật vẫn thích ăn sống. Việc chế biến "hành mới" để giữ được độ giòn và tươi mà không cần quá nhiều công đoạn được cho là rất phong cách và thời thượng. Một trong những khu vực trồng hành mới nổi tiếng nhất là đảo Awaji ở tỉnh Hyogo.
43. Tôm Sakura
Loài tôm nhỏ với màu anh đào tuyệt đẹp. Chỉ có Vịnh Suruga thuộc tỉnh Shizuoka ở Nhật Bản mới đánh bắt được loại hải sản này. Để bảo tồn tài nguyên, việc đánh bắt tôm chỉ được thực hiện vào mùa xuân (cuối tháng 3 đến đầu tháng 6) và mùa thu (cuối tháng 10 ~ cuối tháng 12),do đó nó là một loại thực phẩm rất hiếm. Tôm có vị ngọt và umami đậm đà, có thể ăn sống, luộc hoặc sấy khô, và cũng được sử dụng để thêm màu sắc và hương vị cho các món ăn.
44. Cá ngừ
Trong thời cổ đại ở Nhật Bản, nó được coi là sản phẩm cao cấp nhất và được các khu vực có ngư trường nộp lên triều đình. Thời Edo cận đại, "cá ngừ đầu mùa" được đánh bắt vào đầu mùa hè được đánh giá cao, và là một niềm tự hào về mặt tinh thần khi được ăn nó. Ngày nay, cà ngừ được dùng làm sashimi, teriyaki, v.v., và là nguyên liệu làm cá bào. Tỉnh Kochi là nơi nổi tiếng với cá ngừ.
45. Kashiwa Mochi
Một loại bánh được làm từ bột hấp cao cấp (gạo tẻ được sấy khô và nghiền thành bột), với nhân đậu đỏ và bọc trong lá sồi. Nó chủ yếu được ăn vào ngày 5 tháng 5, "Lễ hội Tango" (Ngày thiếu nhi). Vào thời xa xưa, lá sồi được sử dụng làm dụng cụ ăn uống, và đây được cho là dấu vết còn sót lại của thời đó.
46. Trà mới
Trà làm từ những búp được hái đầu tiên trong năm đó. Đặc trưng bởi hương vị đậm, nhưng tươi mát và sảng khoái. Chỉ có thể thưởng thức trong mùa từ tháng Tư đến tháng Năm, và được coi là loại trà ngon nhất trong năm.
🌸 Trà Nhật Bản – Giới thiệu chuyên sâu về các loại trà chính từ Macha đến Trà xanh
47. Cỏ đuôi ngựa
Nó là thân bào tử của cỏ đuôi ngựa, một loại cây dương xỉ mọc trên bờ nắng vào đầu mùa xuân. Sẽ rất ngon nếu bạn loại bỏ những chiếc lá cứng hakama và luộc hoặc dùng làm tempura.
Phong vị mùa xuân ở Nhật Bản: Trái cây
48. Iyokan
Một loại trái cây họ cam quýt. Tên "Iyokan" liên quan đến Iyo, tên cũ của tỉnh Ehime. Mặc dù có nguồn gốc từ tỉnh Yamaguchi, nhưng nó trở nên nổi tiếng sau khi nó được trồng ở tỉnh Ehime trong thời kỳ Minh Trị. Nó được đặc trưng bởi màu cam đậm, vị ngọt đậm đà và mùi thơm nồng nàn, và có sẵn trong các cửa hàng từ tháng Ba đến tháng Tư.
49. Quả kiwi
Tại Nhật Bản, hạt giống kiwi đã được du nhập từ New Zealand vào năm 1963 và quả được nhập khẩu vào năm sau đó. Do vị chua ngọt của nó phù hợp với khẩu vị của Nhật Bản, việc trồng trọt trong nước đã trở nên phổ biến. Hiện nay, các giống kiwi có vị ngọt đậm hơn đang được phát triển và trồng ở nhiều vùng khác nhau của Nhật Bản.
50. Xoài
Xoài xuất hiện ở Nhật Bản từ thời Minh Trị. Vào những năm 1980, việc trồng xoài bắt đầu phát triển mạnh chủ yếu ở các tỉnh Miyazaki và Okinawa. Kể từ khi xoài chín bắt đầu được phân phối trong nước, nó đã trở thành một loại trái cây quen thuộc ở Nhật Bản. Hương thơm độc đáo và vị ngọt đậm đà được nhiều người Nhật Bản yêu thích, không chỉ ăn trực tiếp, nó còn được dùng phổ biển để làm bánh pudding, bánh ngọt, sinh tố, v.v..
🌸 Dâu tây ngọt ngào và ngon ngọt! Trái cây của Nhật Bản thật tuyệt vời ở đây
Comments