Ngày Thiếu nhi (Ngày trẻ em) là ngày lễ chúc mừng dành cho các bé. Ngày lễ thiếu nhi và truyền thống được tổ chức có sự khác nhau tùy theo mỗi nước, và phong tục của Nhật Bản có lẽ cũng rất thân quen song cũng không kém phần kinh ngạc đối với bạn. Hãy cùng xem qua người Nhật sẽ làm gì vào Ngày Thiếu nhi nào!
Thật ra đây từng là ngày của các bé trai
Ngày 5 tháng 5 hàng năm là Ngày Thiếu nhi tại Nhật Bản. Ngày này được công nhận là ngày lễ quốc dân từ sau năm 1948. Vào ngày lễ, mọi người sẽ cầu chúc cho các bé, đặc biệt là các bé trai phát triển khỏe mạnh, đồng thời tỏ lòng cảm ơn cha mẹ, những người đang nuôi dưỡng con nhỏ. Trước khi được công nhận là ngày lễ quốc dân, ngày này được biết đến với tên gọi “Tango no Sekku” và là một trong 5 nghi lễ hàng năm. Ngày lễ truyền thống “Tango no Sekku” nối tiếp từ thời đại Nara (năm 710 đến năm 794) nhằm cầu chúc cho các bé trai mau chóng trưởng thành và nhìn nhận cha mình.
Trang trí cờ cá chép Koinobori cho ngày hội
Vào Ngày Thiếu nhi tại Nhật Bản, có rất nhiều sự kiện và cách trang trí đậm chất cổ truyền. Nổi tiếng nhất là dàn cờ cá chép treo lơ lửng Koinobori. Thường thì những con cá được trang trí sẽ được treo ngoài trời, đu đưa theo gió như những lá cờ. Khi gió thổi lên và không khí tràn ngập đầy miệng cá, bạn sẽ thấy chúng như đang bơi lội trong không trung vậy. Mọi người tin rằng cờ cá chép mang lại may mắn cho sự phát triển của trẻ em, vì việc cá chép bơi lên nguồn thượng lưu, vượt qua thác cao thể hiện cho sức mạnh và năng lượng.
Mũ đội Kabuto, Samurai dùng để trang trí
Ngoài cờ cá chép, mũ đội đầu kabuto, samurai cũng được dùng để trưng bày. Có cả sự kiện để các bé tự tay làm mũ kabuto bằng giấy và đội chúng lên đầu. Mũ kabuto là vật dùng để bảo vệ đầu, nên tượng trưng cho việc “hộ thân”. Thế nên, việc trang trí mũ kabuto được tương truyền giúp bảo vệ trẻ em khỏi nguy hiểm, lớn lên trong sự an toàn.
Ăn gì trong ngày này?
Món ăn đặc biệt cho ngày lễ Thiếu nhi tại Nhật Bản là bánh dẻo kashiwa mochi. Loại bánh dẻo này có nhân đậu đỏ bên trong, và được bọc ngoài bằng lá sồi. Chúng ta không thể ăn lá vì nếu lá mới không sinh trưởng thì những chiếc lá cũ không thể lìa cành, tượng trưng cho việc nối tiếp con cháu đời đời vô hạn.
Làm gì trong ngày này?
Vì đây là ngày lễ nên các bé có thể dành thời gian vui chơi bên gia đình, chẳng hạn như gấp giấy xếp origami hoặc giấy báo để làm cờ cá chép Koinobori, mũ Kabuto, ngâm mình bằng loại hoa diên vĩ,...
Mặc dù Ngày Thiếu nhi là dành cho các nhóc tì bé xinh, song bạn vẫn có thể trải nghiệm hoạt động truyền thống này vì đây cũng được xem như một phần văn hóa Nhật Bản. Bạn có thể tự tay làm thử cờ cá chép hoặc mũ kabuto chẳng hạn. Hãy thử xem qua các phong cách trang trí cờ cá chép vô cùng độc đáo và thưởng thức bánh dẻo kashiwa mochi nhé!
Bài viết liên quan:
- Câu chuyện về hạt đậu có thể xua đuổi được quỷ trong ngày “tiết phân” của Nhật
- Ngày lễ Nhật Bản: Ngày kỷ niệm kiến quốc 11/2
- Ngày lễ Nhật Bản: Sinh nhật Thiên Hoàng
- Ngày lễ Nhật Bản: Lễ hội búp bê đậm chất truyền thống
- Ngày lễ xuân phân báo hiệu mùa xuân về
- Ngày lễ Nhật Bản “Ngày Màu Xanh” là gì?
- Ngày Thiếu nhi tại Nhật Bản (Kodomo no hi)
- Lễ hội Obon - Sự kiện truyền thống lưu truyền từ đời xưa của Nhật Bản
- Tại sao Ngày của Cha tại Nhật Bản lại vào tháng 6?
- Ngày thể thao tại Nhật Bản
- Ngày của Núi - ngày lễ tưởng nhớ về núi rừng, thiên nhiên tại Nhật Bản
- Kính già, già để tuổi cho - Ngày Kính Lão ở Nhật
- Mọi người làm gì vào ngày lễ thu phân Nhật Bản?
- “Ngày Văn Hóa” tha hồ vui chơi miễn phí tại các viện bảo tàng Nhật Bản
- 11/11 là ngày gì? Ngày lễ “Pocky Day” thú vị tại Nhật Bản
- Bày tỏ lòng biết ơn vào Ngày cảm tạ lao động tại Nhật Bản
Comments