Từ thời đại Heisei (Bình Thành) bước sang thời đại Reiwa (Lệnh Hòa). Đây có thể nói là chế độ đặc trưng của Nhật Bản khi thay đổi thiên hoàng. Hiện nay, Ngày Chiêu Hòa - tên gọi một trong những ngày lễ tiêu biểu của Nhật Bản cũng được lấy từ niên hiệu "Chiêu Hòa" của thời đại trước. Vậy, ngày Chiêu Hòa vào 29/4 có ý nghĩa gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lịch sử và nguồn gốc của ngày lễ này nhé.
Ngày Chiêu Hòa là gì?
Ngày Chiêu Hòa (昭和の日) được chọn làm ngày lễ quốc dân, mang ý nghĩa "nhìn lại thời đại Chiêu Hòa phục hưng sau những năm tháng đầy biến động, và hướng về tương lai của đất nước". Vào thời đại Chiêu hòa (1926~1989) đã có nhiều thảm họa xảy ra, như vụ nổ bom tại Hiroshima và Nagasaki trong Chiến tranh thế giới thứ hai khiến Nhật Bản trải qua nhiều ngày gian khó. Nhưng sau khi chiến tranh qua đi, đất nước dần được hồi phục và phát triển kinh tế vượt bậc với tốc độ cao.
Ngày Chiêu Hòa từng là sinh nhật của Thiên Hoàng
Thật ra, ngày 29/4 đã trải qua 3 tên gọi và trở thành Ngày Chiêu Hòa như hiện nay. Đây là ngày sinh của Thiên hoàng Chiêu Hòa. Ngày lễ quốc dân được công bố và thực thi từ tháng 7 năm 1948 cho đến năm 1988 được chỉ định với tên gọi Sinh Nhật Thiên Hoàng. Trước đó, ngày sinh của Thiên Hoàng còn được gọi là "Tenchosetsu (Thiên trường tiết)". Sau khi Thiên hoàng Chiêu Hòa qua đời, ngày lễ đương nhiên cũng có sự thay đổi. Vì lúc còn sống Thiên Hoàng rất yêu thiên nhiên và hoạt động như nhà sinh vật học, nên ngày lễ được đổi tên thành Ngày màu xanh (Midori no hi). Trải qua 18 năm, Ngày màu xanh được cải cách tên gọi thành Ngày Chiêu Hòa, với mục đích không muốn người người không lãng quên bước ngoặt từ thất bại của Thế chiến thứ hai sang sự phục hồi kinh tế vững mạnh.
Ngày Chiêu Hòa khởi đầu cho tuần lễ vàng
Tại Nhật Bản, khoảng thời gian từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 có kỳ nghỉ dài, còn được gọi là Tuần lễ vàng. Và Ngày Chiêu Hòa vào 29/4 là ngày khởi đầu cho kỳ nghỉ. Tiếp đó có các ngày lễ như Ngày kỷ niệm hiến pháp vào 3/5, Ngày màu xanh vào 4/5, và ngày trẻ em vào 5/5.
Nếu đọc đến đây thì hẳn sẽ có bạn thấy điểm lạ đúng không nào! Ngày màu xanh đáng lẽ đã biến mất lại được dời sang ngày khác sao? Lý do là vì Sinh nhật Thiên Hoàng vào ngày 29/4 vốn dĩ từng là ngày bình thường. Nhưng nếu vậy thì kỳ nghỉ Tuần lễ vàng sẽ ngắn đi, gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Chính vì vậy nên Ngày màu xanh đã được lưu lại như một ngày lễ chính thống. Ngày lễ được đổi tên và dời sang ngày 4/5 vào năm 2007. Bên cạnh đó, Ngày kỷ niệm hiến pháp vào 3/5 và ngày trẻ em vào 5/5 cũng góp phần tạo nên kỳ nghỉ dài.
Tham quan Công viên Showa Kinen Park miễn phí vào Ngày Chiêu Hòa
Công viên quốc gia Showa Kinen Park nằm tại khu vực thủ đô Tokyo, được biết đến bởi hoa anh đào nở rộ khi xuân về, lá vàng tuyệt đẹp khi thu đến. Địa điểm bắt đầu hoạt động vào năm 1983 nhằm kỷ niệm Thiên Hoàng Chiêu Hòa đương nhiệm 50 năm. Với diện tích rộng 180ha, chúng ta có thể hòa vào thiên nhiên và vui chơi thỏa thích cả ngày. Khu vực được chia thành hai loại tính phí và miễn phí, chỉ riêng vào Ngày Chiêu Hòa thì các khu vực tính phí cũng được miễn phí đấy ^^
※Chỉ có năm 2021 là Ngày Chiêu Hòa không được vào cổng miễn phí.
Bài viết liên quan:
- Câu chuyện về hạt đậu có thể xua đuổi được quỷ trong ngày “tiết phân” của Nhật
- Ngày lễ Nhật Bản: Ngày kỷ niệm kiến quốc 11/2
- Ngày lễ Nhật Bản: Sinh nhật Thiên Hoàng
- Ngày lễ Nhật Bản: Lễ hội búp bê đậm chất truyền thống
- Ngày lễ xuân phân báo hiệu mùa xuân về
- Ngày lễ Nhật Bản: “Ngày Màu Xanh” là gì?
- Ngày Thiếu nhi tại Nhật Bản (Kodomo no hi)
- Lễ hội Obon - Sự kiện truyền thống lưu truyền từ đời xưa của Nhật Bản
- Tại sao Ngày của Cha tại Nhật Bản lại vào tháng 6?
- Ngày thể thao tại Nhật Bản
- Ngày của Núi - ngày lễ tưởng nhớ về núi rừng, thiên nhiên tại Nhật Bản
- Kính già, già để tuổi cho - Ngày Kính Lão ở Nhật
- Mọi người làm gì vào ngày lễ thu phân Nhật Bản?
- “Ngày Văn Hóa” tha hồ vui chơi miễn phí tại các viện bảo tàng Nhật Bản
- Ngày lễ “Pocky Day” 11/11 thú vị tại Nhật Bản
- Bày tỏ lòng biết ơn vào Ngày cảm tạ lao động tại Nhật Bản
Comments