Ngày kỷ niệm hiến pháp là ngày lễ của Nhật Bản, nằm giữa tuần lễ vàng vào tháng 5 hàng năm. Tuy nhiên, cũng vì rơi vào tuần lễ vàng có nhiều ngày lễ tập trung, mà sự tồn tại của ngày kỷ niệm hiến pháp cũng trở nên mờ nhạt. Thật ra, đây là ngày lễ được ban hành ở nhiều quốc gia trên thế giới (chẳng hạn như ở Việt Nam cũng có Ngày pháp luật 9/11) và cũng có ý nghĩa quan trọng đối với một quốc gia. Ở bài viết này, chúng mình sẽ giới thiệu chi tiết về Ngày kỷ niệm hiến pháp của Nhật Bản!
Ngày kỷ niệm hiến pháp tại Nhật có ý nghĩa gì?
Ngày kỷ niệm hiến pháp (憲法記念日) của Nhật Bản rơi vào ngày 3/5. Luật pháp ngày lễ được ban hành vào năm 1948, và đây cũng là ngày lễ quốc dân. Ngày lễ mang ý nghĩa “kỷ niệm việc thực thi hiến pháp Nhật Bản và kỳ vọng sự phát triển của đất nước". Nói đơn giản hơn thì đây là ngày kỷ niệm luật hiến pháp Nhật Bản được ban hành.”
Ngày kỷ niệm hiến pháp trên thế giới không được quy định vào ngày thi hành như ở Nhật, mà sẽ chọn ngày công bố làm ngày kỷ niệm. Mặc dù ở Nhật, ngày công bố đạo luật hiến pháp Nhật Bản là ngày 3/11/1946, song do ngày lễ nằm gần sinh nhật Thiên Hoàng Minh Trị, và Bộ tổng tư lệnh tối cao quân Đồng minh Mỹ chiếm đóng Nhật Bản thời bấy giờ e sợ việc toàn dân và Thiên Hoàng đồng lòng liên kết, đã phản đối và định ngày 3/5 làm ngày lễ.
Các sự kiện được tổ chức vào ngày kỷ niệm hiến pháp
Dù ở Nhật không có nhiều sự kiện và phong tục đặc biệt cho Ngày kỷ niệm hiến pháp, nhưng những năm gần đây các hội nghị chuyên đề, diễn đàn và các cuộc hôi thảo liên quan đến hiến pháp được tổ chức trên khắp toàn quốc. Bên cạnh đó, tuần lễ từ ngày 1/5 đến 7/5 còn được gọi là Tuần lễ hiến pháp.
Trong Tuần lễ hiến pháp, Bộ Tư pháp, cơ quan công tố, tòa án, luật sư,... sẽ phối hợp để giúp người dân hiểu thêm về tinh thần Hiến pháp và chức năng của các cơ quan tư pháp. Chẳng hạn như việc tổ chức tour tham quan tòa án, hoặc các buổi tư vấn pháp lý miễn phí.
Dù được gọi là "Ngày kỷ niệm hiến pháp", nhưng đối với khách du lịch nước ngoài đến Nhật thì có thể ngày lễ trong Tuần lễ vàng này sẽ kết thúc nhanh hơn tưởng tượng! Nếu có thể thì bạn nên tránh Tuần lễ vàng khi lên kế hoạch cho chuyến du lịch Nhật Bản để phòng tình trạng đông đúc. À, nhân dịp này hãy thử tìm hiểu về pháp luật tại Việt Nam và xem ngày lễ có gì khác so với ở Nhật không nhé ^^
Bài viết liên quan
- Câu chuyện về hạt đậu có thể xua đuổi được quỷ trong ngày “tiết phân” của Nhật
- Ngày lễ Nhật Bản: Ngày kỷ niệm kiến quốc 11/2
- Ngày lễ Nhật Bản: Sinh nhật Thiên Hoàng
- Ngày lễ Nhật Bản: Lễ hội búp bê đậm chất truyền thống
- Ngày lễ xuân phân báo hiệu mùa xuân về
- Ngày lễ Nhật Bản: Kỳ nghỉ “Tuần lễ vàng” lớn nhất trong năm
- Ngày lễ Nhật Bản: Ngày Chiêu Hòa bắt đầu cho tuần lễ vàng
- Ngày lễ Nhật Bản “Ngày Màu Xanh” là gì?
- Ngày Thiếu nhi tại Nhật Bản (Kodomo no hi)
- Lễ hội Obon - Sự kiện truyền thống lưu truyền từ đời xưa của Nhật Bản
- Tại sao Ngày của Cha tại Nhật Bản lại vào tháng 6?
- Ngày thể thao tại Nhật Bản
- Ngày của Núi - ngày lễ tưởng nhớ về núi rừng, thiên nhiên tại Nhật Bản
- Kính già, già để tuổi cho - Ngày Kính Lão ở Nhật
- Mọi người làm gì vào ngày lễ thu phân Nhật Bản?
- “Ngày Văn Hóa” tha hồ vui chơi miễn phí tại các viện bảo tàng Nhật Bản
- 11/11 là ngày gì? Ngày lễ “Pocky Day” thú vị tại Nhật Bản
- Bày tỏ lòng biết ơn vào Ngày cảm tạ lao động tại Nhật Bản
Comments