Ngày Chiêu Hoà vào 29/4, Ngày Kỷ niệm Hiến pháp vào 3/5, Ngày Màu Xanh vào 4/5, Ngày Trẻ Em vào 5/5. Vào thời điểm cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 hàng năm, Nhật Bản có nhiều ngày lễ liên tiếp, thời gian nghỉ lễ này được gọi là “Golden Week”. Ở bài viết này, chúng mình sẽ giới thiệu về nguồn gốc cũng như sự kiện được tổ chức vào Ngày Màu Xanh 4/5.
“Ngày Màu Xanh” tại Nhật Bản
“Ngày Màu Xanh” là ngày lễ nhằm tỏ lòng quý trọng đến thiên nhiên và cây xanh lá. Cái tên bắt nguồn từ việc Thiên Hoàng thời Showa thường tham dự các lễ hội trồng cây xanh trên toàn quốc, và quan tâm đến hoạt động trồng cây khi còn đương nhiệm, thể hiện tính quan trọng trong vấn đề môi trường thời hiện đại. Các thành viên trong cơ quan chuyên môn cho rằng “Thiên hoàng rất am hiểu về thực vật, lại còn yêu thiên nhiên nên rất thích hợp với tên gọi màu xanh”.
Vào lúc bấy giờ, ngày 4/5 được gọi là “Ngày Lễ Quốc Dân”. Trước thời điểm năm 2007, “Ngày Màu Xanh” được chọn là ngày 29/4 vì đây là sinh nhật của Thiên Hoàng. Nhưng sau đó, ngày 29/4/2007 trở thành Ngày Chiêu Hòa (Showa) nên Ngày Màu Xanh đã được đổi sang ngày 4/5.
Ngày Màu Xanh cũng là ngày của cây lá
Sau năm 2007, Ngày Màu Xanh còn được gọi là “Ngày của vườn thực vật”. Nhằm khơi gợi sự quan tâm, yêu thích của con người đối với cây cỏ, rừng rậm, đa số các vườn kiểng trên toàn nước Nhật sẽ hoạt động miễn phí. Sự kiện phân phát cây giống cũng được tổ chức tại các công viên quốc gia. Sở thú, thủy cung, bảo tàng dù không liên quan nhiều đến cây kiểng nhưng một phần cũng cho vào cổng tham quan miễn phí.
Những địa điểm đậm chất thiên nhiên được vào cổng miễn phí vào Ngày Màu Xanh
Có rất nhiều địa điểm trên toàn nước Nhật đón chào du khách tham quan miễn phí vào ngày lễ này. Chúng mình đã tổng hợp các địa điểm bạn có thể ghé thăm vào Ngày Màu Xanh!
Ueno: Sở thú Ueno
- Shinjuku: Công viên Shinjuku Gyoen
- Kasai: Công viên thủy cung Kasai Rinkai
- Kichijoji: Công viên Inokashira Nature & Culture Park
- Komagome: Vườn Rikugien
- Shiodome: Vườn Hama Rikyu
- Hamamatsucho: Vườn Kyu Shiba Rikyu
- Shirokanedai: Bảo tàng tự nhiên và khoa học quốc gia (The Institute for Nature Study, National Museum of Nature and Science)
- Kiyosumi Shirakawa: Vườn Kiyosumi
- Korakuen: Vườn Koishikawa Korakuen
Hãy lên lịch check in những địa điểm bạn chưa đi cho chuyến du lịch Nhật Bản tiếp theo nhé!
※Danh sách tổng hợp các địa điểm trên hàng năm đều mở cổng miễn phí vào ngày lễ. Vui lòng xem thông tin chi tiết của năm nay hoặc thời điểm ngoại lệ tại trang web chính thức của địa điểm.
Bài viết liên quan
- Câu chuyện về hạt đậu có thể xua đuổi được quỷ trong ngày “tiết phân” của Nhật
- Ngày lễ Nhật Bản: Ngày kỷ niệm kiến quốc 11/2
- Ngày lễ Nhật Bản: Sinh nhật Thiên Hoàng
- Ngày lễ Nhật Bản: Lễ hội búp bê đậm chất truyền thống
- Ngày lễ xuân phân báo hiệu mùa xuân về
- Ngày lễ Nhật Bản “Ngày Màu Xanh” là gì?
- Ngày Thiếu nhi tại Nhật Bản (Kodomo no hi)
- Lễ hội Obon - Sự kiện truyền thống lưu truyền từ đời xưa của Nhật Bản
- Tại sao Ngày của Cha tại Nhật Bản lại vào tháng 6?
- Ngày thể thao tại Nhật Bản
- Ngày của Núi - ngày lễ tưởng nhớ về núi rừng, thiên nhiên tại Nhật Bản
- Kính già, già để tuổi cho - Ngày Kính Lão ở Nhật
- Mọi người làm gì vào ngày lễ thu phân Nhật Bản?
- “Ngày Văn Hóa” tha hồ vui chơi miễn phí tại các viện bảo tàng Nhật Bản
- 11/11 là ngày gì? Ngày lễ “Pocky Day” thú vị tại Nhật Bản
- Bày tỏ lòng biết ơn vào Ngày cảm tạ lao động tại Nhật Bản
Comments