Ngày lễ Nhật Bản: Lễ hội búp bê đậm chất truyền thống

Lễ hội búp bê Nhật Bản vào ngày 3/3 là sự kiện nhằm cầu chúc cho các bé gái được trưởng thành khỏe mạnh. Nhưng vì sau lại là ngày lễ dành riêng cho các bé gái? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc và cách tổ chức ngày lễ đậm chất truyền thống tại xứ sở phù tang nhé!  

Lễ hội búp bê là gì? 

Lễ hội búp bê Nhật Bản (Hina Matsuri) là sự kiện nhằm cầu chúc cho các bé gái được trưởng thành khỏe mạnh. Ngày lễ còn được gọi là "Tiết hoa đào". Đến ngày lễ, những gia đình có bé gái sẽ trang trí hoa anh đào, hoa đào cùng các món ăn như bánh Hina Arare, cơm hải sản Chirashi Sushi cùng súp nghêu để chúc mừng. 

Lịch sử và nguồn gốc của Lễ hội búp bê

Có nhiều giả thuyết nói về ngày lễ búp bê, trong số đó nổi tiếng nhất là giả thuyết "Joshi no Sekku (Ngày lễ bé gái)" được lưu truyền từ Trung Quốc sang Nhật. Sự kiện vốn để xua đuổi tà khí, vận xui từ trên người sang búp bê và thả trôi sông (Nagashi Hina). Theo thời gian, kỹ thuật may búp bê ngày càng phát triển, cho ra những hình dáng đáng yêu nên việc thả trôi sông đã được đổi sang dùng để trang trí.

 Lễ hội búp bê Nhật Bản được đặt vào ngày 3/3, mang ý nghĩa cầu chúc cho bé gái trưởng thành khỏe mạnh, hạnh phúc đã bắt nguồn từ thời Edo cổ đại xa xưa...  

Vì sao lại trang trí hoa đào và búp bê? 

Búp bê Hina có ý nghĩa bảo vệ các bé gái không bị bệnh tật, thương tích. Vì vậy búp bê được trang trí nhằm cầu chúc bé được khỏe mạnh và hạnh phúc.

Hoa đào được trang trí vì đây là loại hoa thường được sử dụng trong ngày lễ bé gái của Trung Quốc. Ở Trung Quốc, hoa đào mang ý nghĩa trường thọ, xua đuổi tà ma nên đã quen thuộc với sự kiện truyền thống từ xưa. Bên cạnh đó, một phần lý do là vì thời kỳ tổ chức lễ hội cũng cùng với thời điểm hoa nở nên thích hợp để trang trí. 

Người Nhật thường làm gì vào ngày lễ? 

Trang trí búp bê Hina

Búp bê Hina được trang trí từ lập xuân (khoảng ngày 4/2) đến khoảng giữa tháng 2, sau khi Lễ hội búp bê kết thúc thì sẽ được cất vào. Búp bê được chia thành 2 loại chính: Tachibina (búp bê đứng) và Suwaribina (búp bê ngồi). Bên cạnh đó, đài trang trí cũng có nhiều loại khác nhau như đài 3 tầng, đài 7 tầng tùy theo mỗi vùng miền tại Nhật Bản. 

Ăn bánh Hina Arare 

Đây là loại bánh tượng trưng cho Lễ hội búp bê, thường được chia thành 3 màu chính gồm hồng, xanh lá, trắng. Màu hồng tượng trưng cho máu, nguồn sống và năng lượng. Màu xanh lá tượng trưng cho sinh mệnh của tự nhiên. Màu trắng tượng trưng cho tuyết, vùng đất lớn tràn ngập sức sống. Bánh mang ý nghĩa "Cầu chúc cho bé gái nhận được nguồn năng lượng, sức sống của tự nhiên và trưởng thành khỏe mạnh".

Cũng có loại bánh 4 màu, nếu có thêm màu vàng thì bánh tượng trưng cho bốn mùa xuân hạ thu đông. Màu hồng tượng trưng cho màu hoa nở khi xuân về, màu xanh lá của cây đâm chồi vào những ngày hè sang, màu vàng của lá đổi mùa khi chuyển thu, và màu trắng của tuyết khi đông đến. Bánh mang ý nghĩa "Cầu chúc cho bé gái trưởng thành khỏe mạnh suốt cả năm".

Thưởng thức món cơm Chirashi Sushi và súp nghêu

Cơm hải sản Chirashi Sushi thường được làm từ nhiều nguyên liệu trộn chung lại với nhau, mang ý nghĩa cầu mong tương lai không bị thiếu thốn bữa ăn. Và súp nghêu mang ý nghĩa cầu mong bé có thể sống hạnh phúc với người mình thương cả cuộc đời như vỏ sò gắn liền với nhau vậy.

Chúng mình đã giới thiệu về Lễ hội búp bê của Nhật Bản rồi đấy. Ở nơi bạn sống có phong tục nào giống vậy không nhỉ? Hãy cho chúng mình biết nhé.

Bài viết liên quan 


Mục lục

Survey[Trả lời khảo sát]Hãy trả lời những câu hỏi về du lịch Nhật Bản.







Giới thiệu thêm