Danh sách 'Nhân vật lịch sử' Nhật Bản: Các võ tướng thời Chiến Quốc, samurai thời Mạc mạt, v.v.

Chúng tôi đã tổng hợp những nhân vật quan trọng trong lịch sử Nhật Bản, như Oda Nobunaga, Toyotomi Hideyoshi và Tokugawa Ieyasu! Chúng tôi sẽ giới thiệu những thành tựu vĩ đại, cuộc đời và nguyên nhân cái chết của họ. Nếu bạn muốn đọc chi tiết hơn, vui lòng xem các bài viết cụ thể qua đường link của từng nhân vật.

※ Khi mua sản phẩm hoặc đặt chỗ qua bài viết, một phần doanh thu có thể được chuyển về FUN! JAPAN.

Oda Nobunaga

Oda Nobunaga

Oda Nobunaga ra đời từ gần 500 năm trước, vào năm 1534 sau Công nguyên, tại tỉnh Owari (ngày nay là tỉnh Aichi), là con trai của Oda Nobuhide. Trước tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cuộc đời ông theo ba giai đoạn: tuổi trẻ, thành tựu sự nghiệp và những ngày cuối cùng trước khi ông qua đời vào năm 1582.

Tuổi trẻ của Nobunaga: Tại sao ông bị gọi là "kẻ đại ngốc"

Những câu truyện về Nobunaga thời trẻ được ghi lại trong một tài liệu lịch sử có tên là "Nobunaga Koki" được viết bởi Ota Gyūichi, một chư hầu phục vụ bên cạnh Nobunaga. Theo cuốn sách, "Nobunaga thời trẻ thường mặc trang phục kì lạ", và có những mô tả về "hành vi khó coi" được viết lại như sau (trang 56-58).

Khi đi qua thị trấn, ông không ngần ngại ánh mắt của người khác, không chỉ ăn hạt dẻ và quả hồng, mà còn cắn hạt dưa, ăn bánh mochi giữa phố, hay dựa vào người khác, và chỉ đi khi bám vào vai người khác. Thời đó, xã hội rất coi trọng cách ứng xử đúng đắn, nên ông đã bị cho là "kẻ đại ngốc" - "Nobunaga Koki: Tài liệu lịch sử chính xác nhất của người chinh phục Sengoku" (Hirohiro Wada, Chuo Koron Shinsha, 2018)

Trong một xã hội mà ngay cả Thiên Hoàng cũng phải để ý các quy tắc ứng xử, việc ăn uống giữa phố bất chấp ánh mắt người khác là 1 hành vi khá là táo bạo, nên cũng không có gì khó hiểu khi ông bị gọi là "kẻ đại ngốc". 

Thành tựu sự nghiệp của Nobunaga: Trận Okehazama, trục xuất tướng quân Muromachi, Trận Nagashino

Năm 1552, sau khi cha ông, Nobuhide qua đời, Nobunaga thừa kế gia tộc Oda. Năm 1560, Imagawa Yoshimoto, một lãnh chúa nắm quyền lực ở tỉnh Suruga (tỉnh Shizuoka), tỉnh Toe (tỉnh Shizuoka) và tỉnh Mikawa (tỉnh Aichi) thời đó, đã tấn công tỉnh Owari. Tuy nhiên, quân đội Oda với quân số ít ỏi đã tấn công khi quân Imagawa đang nghỉ ngơi trên ngọn đồi nhỏ có tên là Okehazama, và chém đầu Imagawa Yoshimoto. Trận chiến diễn ra vào ngày 19 tháng 5 năm 1560 và được gọi là "Trận Okehazama", chiến thắng đã làm tên tuổi của Nobunaga được biết đến trên khắp đất nước.

Năm 1568, Nobunaga đến Kyoto, cùng với Ashikaga Yoshiaki. Yoshiaki, có cha là tướng quân thứ 12 của Mạc phủ Muromachi và anh trai là tướng quân thứ 13, nhưng bất mãn với việc người anh họ của mình là Yoshiei trở thành tướng quân thứ 14, ông đã lên kế hoạch trở thành tướng quân bằng cách liên kết với các lãnh chúa hùng mạnh. Ông cuối cùng đã trở thành tướng quân thứ 15, nhưng Nobunaga đã lợi dụng quyền lực của tướng quân để nắm quyền lãnh đạo chính trị. Năm 1573, Nobunaga buộc Yoshiaki phải đầu hàng, trục xuất ông khỏi Kyoto và tiêu diệt Mạc phủ Muromachi.

Năm 1575, khi lâu đài do Tokugawa Ieyasu cai trị (người sau này thành lập Mạc phủ Edo) bị bao vây, Ieyasu đã tìm đến Nobunaga để được giúp đỡ. Khi đến chiến trường, Nobunaga đã chuẩn bị một hàng rào ba lớp, và bố trí đội súng thành ba hàng trong trận chiến, thành công đánh bại quân đoàn kỵ binh của đối thủ. Trận chiến này được gọi là "Trận Nagashino".

* Nội dung của phần này chủ yếu dựa trên trang 22-25 của "Oda Nobunaga - Vị tướng đã trải qua thời Sengoku" (Đọc - Tra cứu - Hiểu Lịch sử Nhật Bản của Minerva) (biên tập bởi Tetsuo Owada, Nishimoto Jisukefumi, Hirose Katsuya-e, Minerva Shobo, 2010).

👉Đọc sách về Oda Nobunaga(Yahoo!shopping)

Những năm cuối của Nobunaga: Biến cố Honnoji

Tuy nhiên, cuộc tiến công mạnh mẽ của Nobunaga đã kết thúc đột ngột. Lí do là bởi Nobunaga đã bị buộc phải tự sát, sự kiện này được gọi là "Biến cố Honnoji".

Năm 1582, trên đường đến Bichuku (tỉnh Okayama) để tấn công gia tộc Mori, vốn kiểm soát vùng Chugoku, Nobunaga đã ghé qua chùa Honnoji ở Kyoto. Tại đây, ông đã bị phản bội bởi thuộc hạ của mình là Akechi Mitsuhide, và đã tự kết liễu đời mình (Oda Nobunaga: Vị tướng đã trải qua thời Sengoku, trang 25). "Vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng về lý do tại sao Mitsuhide lại nổi dậy chống lại Nobunaga", nó được cho là "bí ẩn lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản" (Watanabe Daimon, "Akechi Mitsuhide và Biến cố Honnoji, Nhà xuất bản Chikuma, 2019, trang 7).

Như bạn có thể hình dung từ việc đươc gọi là "bí ẩn", Mitsuhide và "Biến cố Honnoji" là chủ đề tranh luận được nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới tận ngày nay. Bài viết này sẽ không đi sâu vào thảo luận chủ đề này, nếu bạn quan tâm, hãy thử tìm đọc các cuốn sách về "Biến cố Honnoji" tại thư viện.

👉Cuộc đời và danh ngôn của "Oda Nobunaga". Vị tướng tài ba và cuộc đời đầy biến động.

Toyotomi Hideyoshi

Toyotomi Hideyoshi

Trước tiên, chúng ta sẽ nhìn lại cuộc đời của Toyotomi Hideyoshi, người đã đi qua những chặng đường đặc biệt trong lịch sử Nhật Bản. (Dưới đây là thông tin về cuộc đời Hideyoshi, chủ yếu dựa trên cuốn sách Toyotomi Hideyoshi - Con đường thống nhất thiên hạ (Yonde Shirabete Jidai ga Wakaru, Minerva Nihon Rekishi Jinbutsu-den), biên soạn bởi Koeda Tetsuo, Nishi Moto Keisuke và Aoyama Kunihiko, xuất bản bởi Minerva Shobo vào năm 2010).

Toyotomi Hideyoshi khi còn trẻ: Lang thang, gặp Oda Nobunaga và câu chuyện về đôi guốc ấm

Toyotomi Hideyoshi sinh năm 1537 (cũng có giả thuyết cho rằng là năm 1536) tại Owari (tỉnh Aichi ngày nay), là con trai của một nông dân. Ngay từ nhỏ, Hideyoshi đã được gửi đến sống ở các chùa, hay làm người hầu cho những tiệm gạo và cửa hàng rèn, nhưng không công việc nào kéo dài lâu. Vào khoảng 15 tuổi, Hideyoshi được cho là đã đi bán kim chỉ bông, nhưng cuối cùng anh trở về quê hương và nhờ một người bạn từ thuở nhỏ mà anh được giới thiệu vào làm cho Oda Nobunaga.

Khi Hideyoshi bắt đầu làm đầy tớ mang guốc (nghĩa là người phục vụ, khi chủ đi ra ngoài thì sắp xếp guốc và mang guốc thay cho chủ), có một câu chuyện nổi tiếng về "đôi guốc ấm" của ông. Vào một ngày đông lạnh giá, Hideyoshi đã đặt guốc của Nobunaga vào trong áo khoác để làm ấm trước khi mang cho Nobunaga. Khi Nobunaga mang đôi guốc đó và cảm thấy chúng ấm, ông nghĩ rằng Hideyoshi đã ngồi lên chúng, và đã mắng ông. Tuy nhiên, sau khi nghe giải thích, Nobunaga rất cảm kích và từ đó gọi Hideyoshi là "Con khỉ" (Saru) và hết mực yêu quý. Hideyoshi, với sự quan tâm và lòng trung thành của mình đối với chủ nhân (Nobunaga), đã gây ấn tượng mạnh với ông và bắt đầu sự nghiệp thăng tiến vượt bậc dưới sự dẫn dắt của Nobunaga.

Những thành tựu của Toyotomi Hideyoshi: Thống nhất thiên hạ, cải cách đo đất, lệnh thu hồi kiếm

Sau khi phục vụ dưới trướng Oda Nobunaga, Hideyoshi đã thể hiện tài năng trong các trận chiến và nhanh chóng thăng tiến. Chỉ sau 20 năm phục vụ, ông trở thành một "Daimyo" (chúa đất). Năm 1582, sau cái chết của Nobunaga trong "Biến cố Honnoji" do bị Akechi Mitsuhide phản bội, Hideyoshi đã tiêu diệt Akechi và báo thù cho Nobunaga. Nobunaga lúc đó đang trong quá trình thống nhất thiên hạ, và Hideyoshi, người kế thừa Nobunaga, đã hoàn thành mục tiêu này vào năm 1590 khi ông đánh bại gia tộc Hojo tại thành Odawara (tỉnh Kanagawa) và khu vực Oshu (miền Bắc Nhật Bản), hoàn thành giấc mơ thống nhất thiên hạ.

Một trong những chính sách nổi tiếng của Hideyoshi là "Cải cách đo đất Taikō" và "Lệnh thu hồi kiếm." Cải cách đo đất Taikō, được thực hiện từ năm 1582 đến 1598, là một cuộc khảo sát quy mô lớn để đo lường diện tích đất đai và sản lượng gạo. Trước đây, các tiêu chuẩn đo đạc khác nhau giữa các vùng, nhưng Hideyoshi đã thống nhất các tiêu chuẩn này trên toàn quốc để có thể đo chính xác sản lượng gạo. "Taikō" là danh hiệu mà Hideyoshi được gọi trong thời kỳ đó.

Lệnh thu hồi kiếm là một đạo luật yêu cầu nông dân phải giao nộp vũ khí của mình. Trong thời kỳ chiến quốc, nông dân thường sở hữu vũ khí vì họ đôi khi phải tham gia chiến đấu, nhưng dưới lệnh thu hồi này, vũ khí của họ bị thu lại để phân biệt rõ ràng giữa "võ sĩ sở hữu vũ khí" và "nông dân chỉ đóng thuế."

👉Toyotomi Hideyoshi là người như thế nào? Cuộc đời, danh ngôn và nguyên nhân cái chết của ông

Tokugawa Ieyasu

Tokugawa Ieyasu

Tokugawa Ieyasu đã lập ra Mạc phủ Edo, thống nhất đất nước (kết thúc bạo loạn và đưa đất nước thành 1 khối), hoàn thành mục tiêu trong thời Chiến quốc của Nhật Bản, do tướng quân thời Chiến quốc Oda Nobunaga khởi xướng từ thời kì Azuchi-Momoyama, và được kế thừa bởi Toyotomi Hideyoshi, đặt nền móng cho một kỷ nguyên hòa bình và ổn định chưa từng có trong lịch sử Nhật Bản. Công cuộc thống nhất đất nước này còn được ví như "làm mochi", và có một bài thơ haiku như sau.

"Bánh Mochi thiên hạ, Oda giã bột, Hashiba nhào bánh, Tokugawa chỉ việc ngồi ăn"

*Ý nghĩa: Oda Nobunaga giã mochi, sau đó Hashiba (Toyotomi) Hideyoshi nhào nặn bánh, còn Tokugawa Ieyasu, người không làm gì cả, chỉ ngồi đó và ăn bánh mochi mới ra lò.

Cuộc đời của Tokugawa Ieyasu

Đầu tiên, hãy cùng điểm qua các giai đoạn cuộc đời của Ieyasu. Dưới đây là tóm tắt cuộc đời của ông, trích từ "Tokugawa Ieyasu: Vị tướng đã lập nên Mạc phủ Edo" - (Đọc - Nghiền ngẫm - Hiểu về thời đại - Tiểu sử nhân vật lịch sử Nhật Bản Minerva) (được giám sát bởi Manabu Oishi, Keisuke Nishimoto, Tomoe Miyajima, Minerva Shobo, 2010).

Thời thơ ấu và tuổi trẻ của Tokugawa Ieyasu: con tin của các Đại gia tộc khác

Tokugawa Ieyasu sinh năm 1542 tại lâu đài Okazaki, là con trai cả của gia đình Matsudaira, một Đại gia tộc ở Mikawa (tỉnh Aichi). Vào thời điểm đó, gia tộc Matsudaira bị bao quanh bởi hai gia tộc quyền lực là Gia tộc Imagawa ở phía đông và Gia tộc Oda ở phía tây, vì vậy từ khi 6 tuổi, ông đã phải sống như là con tin trong gia tộc Oda và đến năm 8 tuổi thì trở thánh con tin của gia tộc Imagawa.

Bước ngoặt đến với Ieyasu khi ông 19 tuổi. Imagawa Yoshimoto bị Oda Nobunaga đánh bại trong trận Okehazama, Ieyasu được tách khỏi gia tộc Imagawa và kết thúc cuộc sống con tin. Sau đó, vào tháng Giêng năm 1562, Ieyasu kí đồng minh với Nobunaga tại lâu đài Kiyosu (tỉnh Aichi), và đến năm 1566 ông đổi họ từ Matsudaira thành Tokugawa.

Tokugawa Ieyasu lập nên Mạc phủ Edo: xung đột với Toyotomi Hideyoshi, Trận Sekigahara

Năm 1582, sau khi Oda Nobunaga, người đang lên kế hoạch "thống nhất đất nước", đã bị tấn công bởi thuộc hạ của mình Akechi Mitsuhide, trong "Biến cố Honnoji" dẫn đến việc tự sát, Hashiba (Toyotomi) Hideyoshi, một thuộc hạ khác của ông, đã đánh bại Akechi Mitsuhide và kế vị Oda Nobunaga. Năm 1584, "Trận chiến Komaki-Nagakute" nổ ra giữa Ieyasu và Hideyoshi, nhưng bất phân thắng bại, Ieyasu đã hòa giải với Hideyoshi và thề sẽ trung thành với ông. Đến Năm 1590, Ieyasu tiến vào thành Edo thuộc Edo (Tokyo ngày nay), vùng đất mới do Hideyoshi ban cho.

Hideyoshi, người đã thực dự thống nhất Nhật Bản, qua đời năm 1598. Sau cái chết của Hideyoshi, do sự đối địch giữa Ieyasu và Ishida Mitsunari - người tìm cách giành lấy thực quyền bằng cách hậu thuẫn cho người thừa kế Hideyori, đã dẫn đến "Trận chiến Sekigahara", còn được gọi là "thiên hạ phân tranh" vào năm 1600. Trong trận này, các gia tộc trên toàn quốc được chia thành "Đông quân" bên phía Ieyasu và "Tây quân" bên phía Mitsunari, đã kết thúc với chiến thắng thuộc về Đông quân của Ieyasu.

Những năm cuối đời của Tokugawa Ieyasu: Lập nên Mạc phủ Edo

Người chiến thắng trong trận Sekigahara, Ieyasu đã lập nên Mạc phủ Edo, trở thành Chinh Di Đại Tướng quân vào năm 1603. Sau khi thành Tướng quân, ông đã lệnh cho các Đại gia tộc biến Edo thành một thủ phủ tương xứng với một lãnh chúa. Bằng việc lấn biển và cải tạo các vùng đầm lầy để xây dựng dinh thự của các Đại gia tộc ở xung quanh thành Edo, ông đã biến Edo thành một đô thị khổng lồ. Ngoài ra, vào năm 1604, ông bắt đầu cải tạo các con đường trên toàn quốc, điển hình là đường cao tốc Tokaido. Bên cạnh việc xây dựng các thị trấn dọc theo các con đường chính, còn có một hệ thống trạm kiểm soát gắt gao để bảo đảm trị an.

Năm 1605, Ieyasu giao chức vụ Tướng quân cho con trai thứ ba, Hidetada, và bản thân trở thành "ông trùm" nắm giữ thực quyền tại lâu đài Sumpu (tỉnh Shizuoka). Tuy nhiên, lo ngại việc Toyotomi Hideyori có thể tiếm quyền, Ieyasu đã tiêu diệt gia tộc Toyotomi trong trận chiến mùa đông năm 1614 và trận chiến mùa hè nằm 1615 ở Osaka. Ngoài ra, sau trận chiến mùa hè ở Osaka, Ieyasu cũng ban hành nhiều quy định khác nhau, như "Sắc lệch Một quốc gia, một lâu đài", quy định rằng "Các gia tộc ở Nhật Bản chỉ được giữ lại tòa thành nơi họ sinh sống, và phải phá hủy phần còn lại", hay "Bộ luật Samurai" - những quy định mà các gia tộc phải tuân theo.

👉Tokugawa Ieyasu: người sáng lập ra Mạc phủ Edo. Cuộc đời và danh ngôn của hình mẫu bộ phim "SHOGUN".

Sakamoto Ryoma

Sakamoto Ryoma

Sakamoto Ryoma sinh năm 1836 và qua đời khi mới 31 tuổi. Dù ngắn ngủi, cuộc đời ông đầy những biến cố lớn. Ryoma sinh ra tại Tosa, nay thuộc tỉnh Kochi, trong một gia đình khá giả làm nghề buôn vải và sản xuất rượu sake. Từ thời niên thiếu, ông đã học kiếm thuật và sau đó đến Edo để tiếp tục rèn luyện. Dù thường xuyên quay về Tosa, ông vẫn kiên trì theo đuổi việc tu tập võ nghệ.

Ryoma từng tham gia Tosa Kinnoto, một nhóm ủng hộ Thiên hoàng và chống lại Mạc phủ, nhưng sau đó quay lại Edo và tham gia một tổ chức khác có tư tưởng tương đồng. Trong một diễn biến như phim ảnh, ông từng lên kế hoạch ám sát Katsu Kaishu, một nhân vật quan trọng của Mạc phủ. Tuy nhiên, Katsu Kaishu đã thuyết phục ông về tình hình thế giới và sự cần thiết của hải quân. Từ đó, Ryoma trở thành học trò của Kaishu và sau này đứng đầu trường Hải quân Kobe.

Năm 1866, Ryoma đóng vai trò trung gian giúp liên kết Satsuma (nay là Kagoshima) và Choshu (nay là Yamaguchi) thành lập Liên minh Satsuma-Choshu, tạo nền tảng cho việc cải cách chính trị Nhật Bản.

Cái chết và ảnh hưởng của Sakamoto Ryoma

Ryoma tập hợp tám điều khoản cải cách (Senchu Hassaku) nhằm đề xuất việc trao trả quyền lực về tay Thiên hoàng. Bản đề xuất này được trình lên Shogun Tokugawa Yoshinobu và dẫn đến việc Yoshinobu trao trả chính quyền vào năm 1867. Tám điều khoản này đã đặt nền tảng cho nhiều cải cách quan trọng thời Minh Trị (1868–1912).

Tuy nhiên, Ryoma không thể chứng kiến thành quả của mình. Ngày 15 tháng 11 năm 1867, đúng sinh nhật mình, ông bị ám sát tại một lữ quán ở Kyoto. Thủ phạm đến vào khoảng 8 giờ tối, lợi dụng lúc người bảo vệ quay lưng, đã tấn công và giết hại Ryoma cùng bạn thân ông. Ban đầu, Oishi Kuranosuke của Shinsengumi bị xử tử với cáo buộc là kẻ chủ mưu, nhưng sau đó Imai Noburo của Kyoto Mimawarigumi cũng thú nhận hành vi này. Dù có nhiều giả thuyết như việc Satsuma đứng sau hay Shinsengumi chủ mưu, danh tính thực sự của kẻ ám sát vẫn chưa được làm rõ.

Sau cái chết của Ryoma, các đồng minh của ông từ Choshu, Satsuma và Tosa đã hợp lực trong Chiến tranh Boshin chống lại Mạc phủ. Đây được xem là cuộc nội chiến lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản cận đại, kéo dài khoảng một năm rưỡi và khiến hơn 8.000 binh sĩ thiệt mạng. Cuối cùng, phe tân chính phủ giành chiến thắng và Nhật Bản chọn con đường hiện đại hóa theo đề xuất của Ryoma, thay vì cô lập với thế giới.

Ngày nay, tỉnh Kochi tự hào về Ryoma đến mức đã đặt tên sân bay của tỉnh là "Sân bay Kochi Ryoma" để tưởng nhớ ông.

👉Cuộc đời của Sakamoto Ryoma – Ông bị ám sát khi nào? Những địa điểm liên quan ở tỉnh Kochi

Abe no Seimei

Abe no Seimei

Abe no Seimei (921-1005) là một Âm Dương Sư nổi tiếng thời Heian, không chỉ là nhân vật lịch sử có thật mà còn là nguồn cảm hứng cho nhiều truyền thuyết và câu chuyện cổ tích. Ông chuyên về các lĩnh vực như bùa chú, bói toán, thiên văn học và được biết đến với khả năng điều khiển "thức thần." Trong các tác phẩm văn học cổ như Đại Kính và Konjaku Monogatari, Abe no Seimei được miêu tả là người sử dụng thức thần – những thần linh hoặc yêu quái phục vụ Âm Dương Sư, có thể biến hóa hình dạng và thực hiện các nhiệm vụ từ phức tạp đến đời thường, chẳng hạn như khóa cửa.

Abe no Seimei bắt đầu học thiên văn học và lịch pháp tại cơ quan Âm Dương khi ông 39 tuổi. Đến năm 46 tuổi, tên ông được ghi trong cuốn lịch sử Bản Triều Thế Kỷ. Năm 51 tuổi, ông xuất hiện trong các nhật ký của giới quý tộc với tư cách là một nhà thiên văn học. Seimei được coi là một nhân tài phát triển muộn, nhưng từ đó đến khi qua đời ở tuổi 84, ông đã trở thành một Âm Dương Sư xuất chúng.

Những thành tựu của ông bao gồm nhiều câu chuyện kỳ diệu, nổi bật là khả năng bói toán và xua đuổi tà khí. Một trong những giai thoại nổi tiếng là việc ông xác định nguyên nhân gây đau đầu cho Thiên hoàng Kazan là do hộp sọ từ kiếp trước của ngài bị kẹt giữa các tảng đá. Seimei không chỉ đoán đúng vị trí của hộp sọ mà còn giúp di chuyển nó đến một nơi phù hợp, nhờ đó cơn đau đầu của Thiên hoàng được chữa khỏi.

Vào cuối đời, Seimei còn nổi danh với thành công trong nghi lễ cầu mưa, được ghi chép trong nhật ký quý tộc, và nhận thưởng trực tiếp từ Thiên hoàng. Những câu chuyện này càng củng cố hình ảnh của ông như một huyền thoại trong lịch sử và văn hóa Nhật Bản.

👉 Mua sản phẩm liên quan đến Abe no Seimei (Yahoo! Shopping)  

👉Âm Dương Sư là gì? Nhân vật Abe no Seimei trong "Âm Dương Sư 0" là người như thế nào?

Shinsengumi

Shinsengumi

Thời kỳ "Bakumatsu" (Mạc Mạt) bắt đầu vào năm 1853 (niên hiệu Kaei thứ 6) với sự kiện "Hạm đội Hắc thuyền". Đây là thời điểm khi Perry từ Mỹ đến Nhật Bản để buộc nước này phải mở cửa sau thời gian dài bế quan tỏa cảng.

Sự kiện này kích thích phong trào Tôn vương Nhương di (tôn kính Thiên hoàng và trục xuất người nước ngoài) phát triển mạnh mẽ tại Kyoto. Tuy nhiên, phong trào này đi kèm với những hành động cực đoan như các vụ ám sát nhân danh "Thiên trừng" (trừng phạt của trời), nhằm vào những người thuộc phe ủng hộ chính sách mở cửa của Mạc phủ. Điều này khiến tình hình an ninh tại Kyoto ngày càng xấu đi.

Để đối phó với tình trạng này, một lực lượng đặc biệt đã được thành lập với mục đích ban đầu là bảo vệ Tướng quân Tokugawa Iemochi (Tướng quân đời thứ 14) khi ông đến Kyoto. Lực lượng này được gọi là "Rōshigumi" (Nhóm lãng sĩ - chỉ những samurai mất chủ nhân), và việc tuyển mộ được tiến hành rộng rãi.

Sự thành lập và vai trò của Shinsengumi

Những người đầu tiên tham gia là Kondo Isami, Hijikata Toshizo và các thành viên của môn phái kiếm thuật Tennen Rishin-ryu, đến từ vùng Tama (phía tây Tokyo ngày nay). Mặc dù không thuộc trường phái kiếm thuật danh tiếng, họ vẫn mạnh mẽ bước lên, dù từng bị chế giễu là "kiếm pháp củ khoai" (ý nói quê mùa). Ngoài ra, lực lượng này còn thu hút khoảng 300 người khác, bao gồm cả nhà sư, yakuza và dân thường có kỹ năng chiến đấu.

Tuy nhiên, khi đến Kyoto, nhóm Rōshigumi đã bị chia rẽ do các bất đồng về tư tưởng chính trị, đặc biệt là liên quan đến phong trào Tôn vương Nhương di. Những người như Kondo Isami và Hijikata Toshizo quyết định ở lại Kyoto và chịu sự quản lý của phiên Aizu (hiện nay là thành phố Aizuwakamatsu, tỉnh Fukushima), nơi đảm nhiệm vai trò bảo vệ Kyoto. Họ lập căn cứ tại làng Mibu và tự xưng là "Miburoshi-gumi" (Nhóm lãng sĩ Mibu). Tại Kyoto, người dân thường gọi họ là "Miburo", một cái tên vừa mang ý nghĩa kính sợ vừa pha chút dè chừng.

Năm 1863 (niên hiệu Bunkyu thứ 3), họ ra mắt trong sự kiện "Chính biến ngày 18 tháng 8", một cuộc đảo chính nhằm trục xuất các phe Tôn vương Nhương di khỏi Kyoto. Với công lao này, nhóm được triều đình công nhận và ban cho tên gọi Shinsengumi. Vai trò chính của họ không phải là hoạt động quân sự, mà là duy trì trật tự an ninh tại Kyoto thông qua các cuộc tuần tra, giống như một lực lượng cảnh sát thời bấy giờ.

Mối liên hệ với văn hóa Samurai

Danh tiếng của Shinsengumi bắt đầu lan rộng vào năm 1864 (năm Nguyên Trị thứ nhất) nhờ "Sự kiện Ikedaya". Đây là một âm mưu đáng sợ của phe Tôn vương Nhương di nhằm biến Kyoto thành biển lửa, nhưng Shinsengumi đã kịp thời ngăn chặn kế hoạch này. Cùng năm đó, họ tham gia "Sự biến Cấm môn", khi phiên Chōshū (nay là tỉnh Yamaguchi) sử dụng vũ lực để chống lại triều đình. Những chiến công này giúp họ được thừa nhận và vào năm 1867 (năm Khánh Ứng thứ 3), Shinsengumi trở thành Mạc thần (các thuộc hạ trực thuộc Mạc phủ), tức là chính thức mang thân phận samurai.

Từ khi thành lập nhóm Lãng sĩ Mibu, Shinsengumi đã duy trì một quy tắc nghiêm ngặt: "Không được làm điều đi ngược lại tinh thần võ sĩ đạo." Những ai vi phạm quy tắc này buộc phải thực hiện "seppuku" (nghi thức tự mổ bụng). Đây là một hành động đòi hỏi lòng dũng cảm, được xem là cái chết danh dự nhất đối với một samurai.

Thời kỳ Edo kéo dài với hòa bình, khiến nhiều samurai mất đi bản chất võ sĩ và thậm chí quay lưng lại với Mạc phủ. Tuy nhiên, Shinsengumi vẫn giữ vững lý tưởng trung thành và khát vọng sống đúng chất samurai. Họ chiến đấu vì Mạc phủ cho đến tận cùng trong Chiến tranh Boshin, thể hiện tinh thần của một nền văn hóa Samurai cổ xưa và cao quý.

👉Shinsengumi xuất hiện trong Gintama là ai? Giới thiệu về các samurai cuối thời Mạc phủ.

Hōjō Tokiyuki

Hōjō Tokiyuki

Bộ anime truyền hình "Nige Jouzu no Wakagimi" (dựa trên manga hiện đang được đăng trên tạp chí "Shonen Jump") đã bắt đầu phát sóng từ mùa hè năm 2024 và đang thu hút sự chú ý. Có thể bạn đã nghe nói đến tác phẩm này vì nó đã trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội ngay sau khi phát sóng. Tác phẩm này lấy nhân vật chính là Hōjō Tokiyuki (?-1353), một nhân vật có thật trong lịch sử. ※1 Hongo Kazuto, Hōjō-shi no Jidai, Bungeishunju, 2021, p. 290.

Những người quen thuộc với lịch sử Nhật Bản có thể liên tưởng ngay rằng với cái tên "Hōjō", Tokiyuki có lẽ là một nhân vật hoạt động trong thời kỳ Kamakura hoặc thời chiến quốc. Tuy nhiên, nếu hỏi về những thành tựu cụ thể của ông trong cuộc đời thì không phải ai cũng trả lời được. Ít nhất, rất ít người có thể nhanh chóng đáp rằng ông đã khởi động cuộc nổi dậy Nakasendai.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về cuộc đời của Hōjō Tokiyuki, một nhân vật lịch sử, dựa trên các tài liệu hiện còn lưu truyền đến ngày nay.

👉Giới thiệu về cuộc đời của Hōjō Tokiyuki trong "Nige Jouzu no Wakagimi"

📚Đọc nguyên tác "Nige Jouzu no Wakagimi" và mua các mặt hàng liên quan(Yahoo! shopping)

Mục lục

Survey[Trả lời khảo sát]Hãy trả lời những câu hỏi về du lịch Nhật Bản.







Giới thiệu thêm