Cuộc đời và danh ngôn của Tokugawa Ieyasu, hình mẫu bộ phim "SHOGUN". Chiến công mở ra Mạc phủ Edo diễn ra khi nào?

Nhắc đến lịch sử Nhật Bản thì không thể không nhắc tới Tokugawa Ieyasu (1542-1616), một trong những người có thể nói là đã xây dựng cả một thời đại. Trong bộ phim truyền hình đoạt giải Emmy năm 2024 "Tướng quân Shogun", nhân vật lãnh chúa Yoshii Toranaga, do Sanada Hiroyuki thủ vai, cũng được lấy cảm hứng từ Tokugawa Ieyasu. Sau khi xem bộ phim, chắc hẳn sẽ có nhiều người tò mò về con người của Tokugawa Ieyasu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về cuộc đời và thành tựu, tính cách cũng như các danh ngôn của Tokugawa Ieyasu.

Tổng quan về "Tokugawa Ieyasu" - hình mẫu của "SHOGUN" Yoshii Toranaga

(C) Phòng Tiếp thị & Du lịch SURUGA

Tokugawa Ieyasu đã lập ra Mạc phủ Edo, thống nhất đất nước (kết thúc bạo loạn và đưa đất nước thành 1 khối), hoàn thành mục tiêu trong thời Chiến quốc của Nhật Bản, do tướng quân thời Chiến quốc Oda Nobunaga khởi xướng từ thời kì Azuchi-Momoyama, và được kế thừa bởi Toyotomi Hideyoshi, đặt nền móng cho một kỷ nguyên hòa bình và ổn định chưa từng có trong lịch sử Nhật Bản. Công cuộc thống nhất đất nước này còn được ví như "làm mochi", và có một bài thơ haiku như sau.

"Bánh Mochi thiên hạ, Oda giã bột, Hashiba nhào bánh, Tokugawa chỉ việc ngồi ăn"

*Ý nghĩa: Oda Nobunaga giã mochi, sau đó Hashiba (Toyotomi) Hideyoshi nhào nặn bánh, còn Tokugawa Ieyasu, người không làm gì cả, chỉ ngồi đó và ăn bánh mochi mới ra lò.

Cuộc đời của Tokugawa Ieyasu

Lễ rước Ieyasu (Thành phố Okazaki, tỉnh Aichi)

Đầu tiên, hãy cùng điểm qua các giai đoạn cuộc đời của Ieyasu. Dưới đây là tóm tắt cuộc đời của ông, trích từ "Tokugawa Ieyasu: Vị tướng đã lập nên Mạc phủ Edo" - (Đọc - Nghiền ngẫm - Hiểu về thời đại - Tiểu sử nhân vật lịch sử Nhật Bản Minerva) (được giám sát bởi Manabu Oishi, Keisuke Nishimoto, Tomoe Miyajima, Minerva Shobo, 2010).

Thời thơ ấu và tuổi trẻ của Tokugawa Ieyasu: con tin của các Đại gia tộc khác

Tokugawa Ieyasu sinh năm 1542 tại lâu đài Okazaki, là con trai cả của gia đình Matsudaira, một Đại gia tộc ở Mikawa (tỉnh Aichi). Vào thời điểm đó, gia tộc Matsudaira bị bao quanh bởi hai gia tộc quyền lực là Gia tộc Imagawa ở phía đông và Gia tộc Oda ở phía tây, vì vậy từ khi 6 tuổi, ông đã phải sống như là con tin trong gia tộc Oda và đến năm 8 tuổi thì trở thánh con tin của gia tộc Imagawa.

Bước ngoặt đến với Ieyasu khi ông 19 tuổi. Imagawa Yoshimoto bị Oda Nobunaga đánh bại trong trận Okehazama, Ieyasu được tách khỏi gia tộc Imagawa và kết thúc cuộc sống con tin. Sau đó, vào tháng Giêng năm 1562, Ieyasu kí đồng minh với Nobunaga tại lâu đài Kiyosu (tỉnh Aichi), và đến năm 1566 ông đổi họ từ Matsudaira thành Tokugawa.

Tokugawa Ieyasu lập nên Mạc phủ Edo: xung đột với Toyotomi Hideyoshi, Trận Sekigahara

Cung điện Hoàng gia xây dựng trên tàn tích của Thành Edo (C)TCVB

Năm 1582, sau khi Oda Nobunaga, người đang lên kế hoạch "thống nhất đất nước", đã bị tấn công bởi thuộc hạ của mình Akechi Mitsuhide, trong "Biến cố Honnoji" dẫn đến việc tự sát, Hashiba (Toyotomi) Hideyoshi, một thuộc hạ khác của ông, đã đánh bại Akechi Mitsuhide và kế vị Oda Nobunaga. Năm 1584, "Trận chiến Komaki-Nagakute" nổ ra giữa Ieyasu và Hideyoshi, nhưng bất phân thắng bại, Ieyasu đã hòa giải với Hideyoshi và thề sẽ trung thành với ông. Đến Năm 1590, Ieyasu tiến vào thành Edo thuộc Edo (Tokyo ngày nay), vùng đất mới do Hideyoshi ban cho.

Hideyoshi, người đã thực dự thống nhất Nhật Bản, qua đời năm 1598. Sau cái chết của Hideyoshi, do sự đối địch giữa Ieyasu và Ishida Mitsunari - người tìm cách giành lấy thực quyền bằng cách hậu thuẫn cho người thừa kế Hideyori, đã dẫn đến "Trận chiến Sekigahara", còn được gọi là "thiên hạ phân tranh" vào năm 1600. Trong trận này, các gia tộc trên toàn quốc được chia thành "Đông quân" bên phía Ieyasu và "Tây quân" bên phía Mitsunari, đã kết thúc với chiến thắng thuộc về Đông quân của Ieyasu.

Những năm cuối đời của Tokugawa Ieyasu: Lập nên Mạc phủ Edo

Thành Sunpu (Shizuoka) (C) Cục Tiếp thị & Du lịch SURUGA

Người chiến thắng trong trận Sekigahara, Ieyasu đã lập nên Mạc phủ Edo, trở thành Chinh Di Đại Tướng quân vào năm 1603. Sau khi thành Tướng quân, ông đã lệnh cho các Đại gia tộc biến Edo thành một thủ phủ tương xứng với một lãnh chúa. Bằng việc lấn biển và cải tạo các vùng đầm lầy để xây dựng dinh thự của các Đại gia tộc ở xung quanh thành Edo, ông đã biến Edo thành một đô thị khổng lồ. Ngoài ra, vào năm 1604, ông bắt đầu cải tạo các con đường trên toàn quốc, điển hình là đường cao tốc Tokaido. Bên cạnh việc xây dựng các thị trấn dọc theo các con đường chính, còn có một hệ thống trạm kiểm soát gắt gao để bảo đảm trị an.

Năm 1605, Ieyasu giao chức vụ Tướng quân cho con trai thứ ba, Hidetada, và bản thân trở thành "ông trùm" nắm giữ thực quyền tại lâu đài Sumpu (tỉnh Shizuoka). Tuy nhiên, lo ngại việc Toyotomi Hideyori có thể tiếm quyền, Ieyasu đã tiêu diệt gia tộc Toyotomi trong trận chiến mùa đông năm 1614 và trận chiến mùa hè nằm 1615 ở Osaka. Ngoài ra, sau trận chiến mùa hè ở Osaka, Ieyasu cũng ban hành nhiều quy định khác nhau, như "Sắc lệch Một quốc gia, một lâu đài", quy định rằng "Các gia tộc ở Nhật Bản chỉ được giữ lại tòa thành nơi họ sinh sống, và phải phá hủy phần còn lại", hay "Bộ luật Samurai" - những quy định mà các gia tộc phải tuân theo.

Cái chết của Tokugawa Ieyasu: Duy trì hệ thống cai trị của Mạc phủ Edo cho đến cuối đời

Ieyasu qua đời năm 1616, hưởng thọ 75 tuổi. Từ người kế vị tiếp theo là con trai của ông Hidetada đến tướng quân đời thứ 15, thời kì Yoshinobu, "thời đại Tokugawa" đã kéo dài trong 265 năm, cho đến cuộc Minh Trị Duy tân năm 1868. Tính từ 1868 đến nay, năm 2024 là đã trải qua 165 năm. Một hệ thống tồn tại trong suốt 265 năm, đủ để thấy hệ thống cầm quyền của Mạc phủ Edo đã ổn định và hoàn thiện như thế nào.

Chân dung Tokugawa Ieyasu: sức khỏe, sự yêu thích đối với nghệ thuật

Tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu về sở thích và con người của Ieyasu. Theo "Sự quyết đoán của Tokugawa Ieyasu: 10 lựa chọn từ trận Okehazama và Sekigahara, cho đến trận Osaka" (Takanari Honda, Chuo Koron Shinsha, 2022), Ieyasu được cho là "có đam mê vô cùng với việc nuôi chim ưng". Trong đó, "nuôi chim ưng" mang ý nghĩa là "việc đi săn bằng cách thuần hóa chim ưng và dùng nó để săn bắt chim và thú nhỏ" (Super Daijirin), nhưng trong quyển này lại cho là "cách rèn luyện cơ thể và tăng cường sức khỏe bằng cách chạy quanh núi và đi đến những nơi xa xôi."

Thêm vào đó, về mặt sức khỏe, có tương truyền rằng Ieyasu thường tự chế thuốc và chia sẻ công thức do ông tự sáng chế với các đại gia tộc, và người ta tin rằng kiến thức của Ieyasu về thuốc men cũng như kỹ thuật pha chế thuốc của ông vượt xa trình độ của một người nghiệp dư.

Ngoài ra, Ieyasu là một người yêu kịch Noh và Kyogen, và cũng được biết đến là "thích cờ vây vô bờ bến", kiến thức sâu rộng của Ieyasu về nghệ thuật vẫn được truyền lại cho đến ngày nay.

Gia huy của Tokugawa Ieyasu

Gia huy mà Tokugawa Ieyasu sử dụng được gọi là "Mitsuba Aoi Mon". Gia huy "biểu tượng của gia đình Tokugawa" này là hình vẽ của ba chiếc lá Aoi với các đường gân được vẽ đối xứng, đem lại ấn tượng về quyền lực, đại diện cho gia tộc Đại tướng quân đã thống nhất đất nước và dành được quyền cái trị. 

Thêm vào đó, "Mitsuba Aoi Mon" được cho là lấy nguyên mẫu từ "Futaba Aoi Mon", còn gọi là "Dấu ấn thần thánh của đền Kamigamo" ở Kyoto. Các tường quân thời Chiến quốc thường bạn tặng gia huy như một phần thưởng cho chiến công của các thuộc hạ, nhưng Ieyasu đã đặt hạn chế nghiêm ngặt việc sử dụng huy hiệu Aoi, chỉ các thành viên gia tộc Tokugawa mới được dùng và không được sử dụng nó mà không có sự cho phép. Trên thực tế, vào năm 1723, tướng quân đời thứ tám, Tokugawa Yoshimune, đã ban hành một "lệnh cấm sử dụng biểu tượng Aoi" nghiêm cấm việc sử dụng trái phép và đối xử không đúng mực với biểu tượng này.

Danh ngôn (được cho là) của Tokugawa Ieyasu

Một trong những câu nói nổi tiếng được cho là của Tokugawa Ieyasu là "Di huấn Toshogu".

Sau đây là một đoạn trích từ "Đọc các tài liệu cổ của thời kỳ Edo: Ieyasu, Hidetada, và Iemitsu".

"Cuộc đời của con người giống như mang một gánh nặng đi trên con đường dài, không thể vội vàng, nếu coi sự không tự do là một việc bình thường, thi cũng sẽ không cảm thấy thiếu thốn, nếu lòng tham xuất hiện, hãy nhớ đến những lúc khó khăn, kiên nhẫn là nền tảng của sự bình yên và lâu dài, sự giận dữ là kẻ thù, nếu chỉ biết chiến thắng mà không coi trọng tháta bại, sẽ phải nhận hậu quả, trách người khác chi bằng trách chính mình, thiếu thốn tốt hơn dư thừa." - "Đọc các tài liệu cũ thời Edo: Ieyasu, Hidetada, Iemitsu" (giám sát bởi Viện Lịch sử Chính trị Lâm nghiệp Tokugawa, Tokugawa Reimeikai, Viện Nghiên cứu Lịch sử Chính trị Tokugawa Hayashi, Makoto Takeuchi, Masami Fukai, Naohiro Ota, Takatane Shirai, Nhà xuất bản Tokyodo, 2012, 29 trang.)

Tuổi thơ bị giam cầm như con tin. Và trong suốt thời gian chờ đợi 1 cơ hội để nắm lấy quyền lực, nhưng không vội vàng mà luôn ẩn nhẫn chờ thời cơ chín muồi. Ông đã bước từng bước vững chắc trong thời gian dài để trở thành 1 tường quân vĩ đại, lập nên Mạc phủ, và xây dựng thời đại thái bình, cũng chính là thể hiện tinh thần kiên trì, và những lời nói này đều mang ý nghĩa sâu sắc - nhưng cần phải cẩn trọng khi khẳng định điều này.

Theo "Đọc các tài liệu cổ của thời kỳ Edo" đã nói ở trên, "di huấn" này là "một bài học trong "Răn dạy con người" viết bởi Tokugawa Mitsukuni, nhưng đã được sửa đổi một phần và được biết đén pghoor biến với tên "Di huấn Toshogu", nói cách khác, một bài học và là tác phẩm của một người khác đã được biến thành "Di huấn" của Ieyasu.

Các điểm du lịch ở Nhật Bản liên quan đến Tokugawa Ieyasu

Chúng tôi đã kể cho bạn nghe về cuộc đời của Tokugawa Ieyasu, cùng với chân dung và gia huy của ông. Cuối bài viết, chúng tôi sẽ giới thiệu ba địa điểm du lịch ở Nhật Bản liên quan đến cuộc đời của Ieyasu. Nếu bạn quan tâm đến Tokugawa Ieyasu sau khi đọc bài viết này, hãy thử ghé qua nhé.

Kunozan Toshogu (Thành phố Shizuoka, tỉnh Shizuoka)

(C) Phòng Tiếp thị & Du lịch SURUGA

Ngôi đền thờ Tokugawa Ieyasu, và được xây dựng tại núi Kunou, nơi ông an nghỉ theo di nguyện, dưới danh nghĩa của Hidetada,  tướng quân đời thứ hai của Mạc phủ Edo. Ngôi đền chính đã được công nhận là bảo vật quốc gia với vai trò là công trình tiêu biểu của thời kỳ đầu Edo, ngoài ra ở đây còn có các loại búa may mắn có liên quan đến Ieyasu, để cầu mong thăng tiến nghề nghiệp, sức khỏe và tuổi thọ, và thành tích học tập.

Công viên Vườn phía đông của Cung điện Hoàng gia (Chiyoda-ku, Tokyo)

(C) TCVB

Cung điện Hoàng gia hiện là nơi ở của gia đình Thiên hoàng, nhưng nó đã từng là thành Edo, nơi sinh sống của các đời tướng quân kế tiếp của Mạc phủ. Đặc biệt, Vườn phía đông từng là  "trung tâm của thành Edo", nhưng hiện nay đã được cải tạo thành công viên và mở cửa cho công chúng. Bên trong công viên vẫn còn "Tháp lâu đài" được xây dựng bằng đá granit và "Tháp Fujimi", nơi các tướng quân dùng để ngắm Núi Phú Sĩ và các lễ hội pháo hoa.

Đền Nikko Toshogu (Nikko, Tochigi)

Đây là một ngôi đền dành riêng cho Tokugawa Ieyasu. Nó nổi tiếng với các bức điêu khắc như  "Cổng Dương Minh" và "Con mèo đang ngủ" - đã được công nhận là bảo vật quốc gia, cùng bức điêu khắc ba con khỉ "Không nhìn - Không nói - Không nghe" ở "Chuồng ngựa của thần" - được công nhận là Tài sản Văn hóa quan trọng. Quần thể đền thờ đã được đăng ký là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1999.

Mục lục

Survey[Trả lời khảo sát]Hãy trả lời những câu hỏi về du lịch Nhật Bản.







Giới thiệu thêm