Nhật Bản vây quanh bốn bờ là biển, nên nền văn hóa nước nhà cũng được lưu truyền từ các nước phương xa vào thuở xưa, cả về các hoạt động vận chuyển người, hàng hóa hoặc sản nghiệp, sinh hoạt cũng có nhiều mối quan hệ thân thiết với biển. Vậy nên để tỏ lòng biết ơn đối với ân huệ mà biển ban cho, cũng như cầu mong sự hưng thịnh cho vùng biển đảo Nhật Bản, bắt đầu từ năm 1996, Ngày của Biển đã được thành lập là ngày lễ quốc dân. Vậy, vào ngày này thì người Nhật thường làm gì? Vì sao lại được chọn vào tháng 7? Sau đây, chúng mình sẽ giới thiệu về nguồn gốc của ngày lễ này.
Ngày của Biển là gì?
Nhìn vào tên ngày lễ, hẳn sẽ có bạn nghĩ đến việc đi biển chơi đúng không nào? Như đã giới thiệu ở phần đầu, vì Nhật Bản vây quanh bốn bờ là biển nên nếu thiếu biển thì sẽ không phát triển được. Vào năm 1941, ngày 20/7 đã chọn là Ngày kỷ niệm của Biển nhằm nhận thức tính quan trọng của vận biển và tỏ lòng biết ơn đến biển, cũng như những con người liên quan đến biển khơi.
Lý do ngày 20/7 được chọn là “Ngày kỷ niệm của Biển” là vì khi vua Minh Trị về thăm quê ở vùng Tohoku, lúc bấy giờ ông đã đón con tàu Meijimaru và quay trở lại Yokohama vào ngày này. Song đã có nhiều ý kiến trái chiều đối với ngày kỷ niệm được chọn.
Vì vậy, đến năm 1995, ngày kỷ niệm được đổi tên thành “Ngày của Biển” với ý nghĩa là “ngày mong muốn người dân tại quốc gia hải dương tìm hiểu & quan tâm rộng rãi đến biển cả”, và năm tiếp đó đã bắt đầu được tiến hành. Bên cạnh đó, thông qua việc cải cách luật vào tháng 6 năm 2001, Ngày của Biển từ năm 2003 được đặt vào thứ hai của tuần lễ thứ 3 vào tháng 7, với lý do đó người Nhật sẽ có 3 ngày nghỉ lễ (thứ bảy, chủ nhật, thứ hai) trong thời gian này.
Tháng 7 là tháng của biển
Nhờ việc Ngày của Biển được chuyển thành 3 ngày nghỉ liên tiếp, ý nghĩa vốn có của ngày lễ đã không bị mất mà đổi lại còn được sử dụng hiệu quả để thúc đẩy môi trường, giúp mọi người dân nước Nhật càng thêm lý giải và nhận thức về biển nhiều hơn thông qua việc sắp đặt “tháng của biển”. Trong thời gian 1 tháng từ 1/7 - 31/7, nhiều sự kiện đa dạng liên quan đến biển được tổ chức khắp cả nước. Trong số đó, các khu vực ngọn hải đăng do Sở bảo an cảng biển quản lý sẽ được mở cổng đặc biệt, tạo cơ hội để mọi người tham quan, học hỏi. Góc nhìn bầu trời xanh cùng cảnh biển tuyệt đẹp từ ngọn hải đăng cao vút tạo nên ấn tượng khó quên cho người nhìn!
Chỉ có vào năm 2020 - Ngày của Biển được dời sang ngày 23/7
Do ảnh hưởng của Thế vận hội Tokyo Olympic vào mùa hè năm 2020, ngày lễ vào thứ hai của tuần lễ thứ 3 vào tháng 7 đã được dời sang ngày 23/7 trước ngày lễ khai mạc Olympic. Đáng tiếc là đại hội thể thao lớn đã bị trì hoãn vào năm sau, nhưng lịch trình Ngày của Biển vẫn không thay đổi. Vậy nên chỉ có năm 2020 là Ngày của Biển sẽ thuộc thứ năm, ngày 23/7 thay vì thứ hai của tuần lễ thứ 3.
Kết luận
Dự đoán là 3 ngày nghỉ liên tiếp vào dịp lễ Ngày của Biển năm nay, các tụ điểm du lịch sẽ đông kín bởi khách tham quan. Nếu có dự định đến Nhật vào thời điểm này thì chúng ta nên tìm hiểu tình hình khu du lịch cũng như các thông tin liên quan đến phương tiện di chuyển, nơi dừng chân như khách sạn nhé!
Bài viết liên quan
Câu chuyện về hạt đậu có thể xua đuổi được quỷ trong ngày “tiết phân” của Nhật
- Ngày lễ Nhật Bản: Ngày kỷ niệm kiến quốc 11/2
- Ngày lễ Nhật Bản: Sinh nhật Thiên Hoàng
- Ngày lễ Nhật Bản: Lễ hội búp bê đậm chất truyền thống
- Ngày lễ xuân phân báo hiệu mùa xuân về
- Ngày lễ Nhật Bản: Ngày Chiêu Hòa bắt đầu cho tuần lễ vàng
- Ngày lễ Nhật Bản “Ngày Màu Xanh” là gì?
- Ngày Thiếu nhi tại Nhật Bản (Kodomo no hi)
- Lễ hội Obon - Sự kiện truyền thống lưu truyền từ đời xưa của Nhật Bản
- Tại sao Ngày của Cha tại Nhật Bản lại vào tháng 6?
- Ngày thể thao tại Nhật Bản
- Ngày của Núi - ngày lễ tưởng nhớ về núi rừng, thiên nhiên tại Nhật Bản
- Kính già, già để tuổi cho - Ngày Kính Lão ở Nhật
- Mọi người làm gì vào ngày lễ thu phân Nhật Bản?
- “Ngày Văn Hóa” tha hồ vui chơi miễn phí tại các viện bảo tàng Nhật Bản
- 11/11 là ngày gì? Ngày lễ “Pocky Day” thú vị tại Nhật Bản
- Bày tỏ lòng biết ơn vào Ngày cảm tạ lao động tại Nhật Bản
Comments