Số lượng người cao tuổi tại Nhật Bản đã tăng đến mức kỉ lục. Theo Cục Điều tra Quốc gia, năm 2015, tuổi thọ trung bình của người dân Nhật Bản là 83 tuổi. Trên tổng dân số 127 triệu người thì có đến 33.5 triệu người là người cao tuổi. Cũng vì lý do này, người cao tuổi ở Nhật Bản rất được kính trọng. Ngày Kính Lão là dịp để toàn bộ người dân trên khắp nước Nhật bày tỏ niềm tôn kính đối với những thế hệ đi trước, những người ông người bà trong gia đình.
Ngày Kính Lão là ngày nào?
Keiro no hi (敬老の日) có nghĩa là ngày Kính Lão. Đây là ngày lịch đỏ, ngày nghỉ lễ quốc gia, là dịp để mọi người tôn vinh kính trọng những người cao tuổi trong xã hội. Ngày Kính Lão rơi vào ngày thứ hai của tuần thứ ba tháng 9 hàng năm.
Ngày Kính lão năm 2024 là khi nào?
Ngày Kính lão của năm 2024 sẽ rơi vào thứ Hai, ngày 16 tháng 9. Đây là ngày lễ quốc gia, và các công ty ở Nhật Bản sẽ nghỉ làm vào ngày này.
Ngày Kính Lão dành cho ai?
Không có giới hạn độ tuổi cho đối tượng được tôn vinh trong ngày Kính Lão. Nhiều người nghĩ rằng ngày này dành cho ông bà, trong khi nhiều người lại cho rằng ngày này dành cho những ai trên 60 hoặc 70 tuổi. Theo WHO cũng như Luật Phúc lợi Xã hội Nhật Bản, đối tượng từ 65 tuổi trở lên được coi là người cao tuổi. Thực tế thì từ bao nhiêu tuổi trở lên cũng không quan trọng đến vậy, quan trọng đây là ngày mang ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn, sự tôn kính đối với những người lớn tuổi, thế hệ đi trước chúng ta.
Ngày Kính Lão ra đời như thế nào?
Bạn có thể sẽ thắc mắc tại sao và như thế nào mà người ta quyết định có ngày Kính Lão. Có giả thuyết cho rằng làng Nomadani (tỉnh Hyogo) là nơi khái niệm "ngày Kính Lão" ra đời. Vào năm 1947, những người đứng đầu làng chọn ra một ngày đặt tên là "Ngày Dân gian truyền thống" để nhắc nhở mọi người trân trọng tưởng niệm công ơn các già làng - những người miệt mài truyền bá kiến thức làm nông lưu giữ cho con cháu đến muôn đời sau. Từ đó trở đi, ý nghĩa về ngày này lan rộng khắp Nhật Bản và chính thức trở thành ngày Kính Lão.
Mọi người làm gì vào ngày Kính Lão?
Ở Việt Nam chúng mình cũng có "Ngày Người cao tuổi Việt Nam" phải không? Bạn nghĩ sao về ý nghĩa ngày này, ở cả Việt Nam lẫn Nhật Bản? Hãy cho chúng mình biết ý kiến của bạn ở phần bình luận nhé.
Comments