Ngày 11/2 là Ngày kỷ niệm kiến quốc (Kenkoku Kinen no Hi), hay còn được gọi là Ngày quốc khánh tại Nhật Bản. Ý nghĩa chữ "no" trong "Kenkoku Kinen no Hi" (Ngày kỷ niệm kiến quốc) là gì? "Kenkoku Kinen no Hi" và "Kenkoku Kinenbi (không có chữ "no")" khác nhau như thế nào? Chúng ta hãy cùng khám phá về nguồn gốc, lịch sử của ngày lễ này nhé.
Ngày kỷ niệm kiến quốc là gì?
Ngày 11/2 vốn được lưu lại trong bộ sách cổ Nhật Bản Thư Kỷ, từng là ngày lễ Kỷ Nguyên Tiết (紀元節) nhằm kỷ niệm Thần Vũ Thiên Hoàng (vị vua đầu tiên của Nhật Bản) lên ngôi. Tuy nhiên, sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai kết thúc vào năm 1948, Bộ tổng tư lệnh tối cao quân Đồng minh (GHQ) của Mỹ thống lãnh Nhật Bản vào thời điểm này lo ngại rằng việc thừa nhận ngày lễ Kỷ Nguyên Tiết sẽ khiến người Nhật vốn tôn thờ Thiên Hoàng đoàn kết lại chống cự, nên đã bãi bỏ ngày lễ này. Đến năm 1966, ngày lễ đã được cải cách thành Ngày Kỷ Niệm Kiến Quốc nhằm nuôi dưỡng tinh thần yêu nước.
Lịch sử lập quốc lại chỉ là... thần thoại!?
Trong bộ sách cổ Nhật Bản Thư Kỷ, Thần Vũ Thiên Hoàng là vị vua đầu tiên của Nhật Bản. Và Ngày Kỷ Niệm Kiến Quốc 11/2 cũng chính là ngày vị Thiên Hoàng ngày lên ngôi. Tuy nhiên, điều bất ngờ ở đây có vẻ như Thần Vũ Thiên Hoàng không tồn tại trong lịch sử học, và chỉ được xem là... thần thoại. Có người cho rằng vì Thần Vũ Thiên Hoàng chỉ là nhân vật hư cấu, nên ngày 11/2 cũng không thật sự là ngày đất nước Nhật Bản được thành lập.
Ý nghĩa chữ "no" trong "Kenkoku Kinen no Hi" (Ngày kỷ niệm kiến quốc) là gì?
Thông thường, các ngày lễ kỷ niệm độc lập hoặc ngày kỷ niệm cách mạng của quốc tế đều sẽ có tên gọi "Ngày kỷ niệm 〇〇". Chẳng hạn như ở Mỹ sẽ có ngày kỷ niệm độc lập (Independence Day), có lịch sử dành lại độc lập từ Anh vào ngày 4/7/1776.
Tuy nhiên, ở Nhật không có ngày kỷ niệm độc lập cũng như ngày kỷ niệm cách mạng gì cả. Vì vậy khó có thể xác định ngày lập quốc là ngày nào. Thế nên, ngày lễ ghép thêm chữ "no (của)" và gọi là Ngày "của" kỷ niệm kiến quốc nhằm mang ý nghĩa đại khái.
Nói đơn giản hơn, "Kenkoku Kinen no Hi" (Ngày kỷ niệm kiến quốc) không phải là "ngày kỉ niệm" lập quốc, mà nói chính xác hơn là ngày chúc mừng "sự việc" đất nước Nhật Bản ra đời.
Bài viết liên quan
- Kinh dị và Bí ẩn – Câu chuyện về hạt đậu có thể xua đuổi được quỷ trong ngày “tiết phân” của Nhật
- Ngày lễ Nhật Bản “Ngày Màu Xanh” là gì?
- Ngày Thiếu nhi tại Nhật Bản (Kodomo no hi)
- Lễ hội Obon - Sự kiện truyền thống lưu truyền từ đời xưa của Nhật Bản
- Tại sao Ngày của Cha tại Nhật Bản lại vào tháng 6?
- Văn hóa Ngày của Biển tại Nhật Bản là gì?
- Ngày thể thao tại Nhật Bản
- Ngày của Núi - ngày lễ tưởng nhớ về núi rừng, thiên nhiên tại Nhật Bản
- Kính già, già để tuổi cho - Ngày Kính Lão ở Nhật
- Mọi người làm gì vào ngày lễ thu phân Nhật Bản?
- “Ngày Văn Hóa” tha hồ vui chơi miễn phí tại các viện bảo tàng Nhật Bản
- 11/11 là ngày gì? Ngày lễ “Pocky Day” thú vị tại Nhật Bản
- Bày tỏ lòng biết ơn vào Ngày cảm tạ lao động tại Nhật Bản
Comments