Nhật Bản có rất nhiều trò chơi truyền thống vui nhộn. Nếu đã từng xem qua hoạt hình, truyện tranh của Nhật Bản thì bạn có thể bắt gặp nhiều trò chơi thú vị đúng không nào? Sau đây, FUN! JAPAN sẽ tổng hợp một số trò chơi tiêu biểu của xứ phù tang!
Trò chơi Ayatori tạo hình bằng dây
Trò chơi tạo hình bằng dây "Ayatori" là một trò chơi rất thú vị, người chơi sẽ sử dụng một sợi dây được buộc thành hình tròn, sau đó dùng những ngón tay của mình đan xen các sợi dây để tạo ra nhiều hình dạng khác nhau, đơn giản nhất có thể kể đến như hình dạng cây chổi, mắt kính… động vật như bươm bướm…
Trò chơi chỉ dùng hai tay và một sợi dây để chơi nên sẽ giúp trí tưởng tượng của người chơi trở nên phong phú. Đối với người Nhật, mình nghĩ hầu như ai cũng nhớ ít nhiều kỷ niệm về trò chơi này. Mọi người còn biết đến trò chơi này khi nhắc đến nhân vật Nobita, là nhân vật ghi điểm tuyệt đối với trò chơi truyền thống trong bộ truyện tranh “Doraemon”.
Xem thêm chi tiết:
Trò chơi xếp hình bằng giấy thủ công
Cũng như ở Việt Nam chúng ta, Nhật Bản cũng có trò chơi xếp hình bằng giấy, được già trẻ ưa chuộng. Những hình được gấp phổ biến nhất là hình chim hạc, bông hoa, núi Phú Sĩ hay thậm chí là ... phi tiêu Ninja! Hãy cùng FUN! JAPAN xem qua cách làm phi tiêu Ninja chi tiết nhé!
Xem thêm chi tiết:
Kendama: Tung bóng bằng gỗ
Trò chơi “Kendama” bao gồm một thanh gỗ “Ken” với hình thánh giá và một quả bóng “Dama” với một lỗ hổng. Tại Nhật Bản, “Hiệp hội Kendama Nhật” có những cuộc đại hội chính thức để thi đấu kỹ năng, sẽ được chấm điểm bởi ban giám khảo, đã trở thành một trò chơi nổi tiếng trong một thời gian. Đây là một môn vận động nhẹ vì không những sử dụng các ngón tay, mà còn sử dụng cả đầu gối và bắp đùi.
Kendama cũng được phân thành nhiều cấp độ khó dễ khác nhau. Kỹ năng nâng bóng chính xác vào chén. Có một mẹo nhỏ khi nâng bóng là các bạn nên đếm nhịp “một, hai, ba”.
- Đầu tiên, cầm tại chén lớn, hướng đầu nhọn xuống dưới, sau đó thả tự do quả bóng thẳng xuống.
- Khi quả bóng dừng hẳn, người chơi nên nhún khớp gối để nương theo chiều rơi của bóng, sau đó, vừa thẳng khuỷu tay vừa thả quả bóng xuống. (Một)
- Vừa nương đầu gối vừa tâng thẳng bóng lên. (Hai)
- Vừa khuỵu đầu gối, vừa thẳng khuỷu tay, sau đó canh thanh gỗ cầm cho bóng dừng hẳn tại chén lớn. (Ba)
Xem thêm chi tiết:
Kyogi Karuta
Đây là một trò chơi bài lá của Nhật Bản mà người ta sử dụng những lá bài Karuta trên đó có viết “Một trăm bài thơ Tanka”. “Tuyển tập một trăm bài thơ Tanka” bao gồm các bài thơ được chọn từ những bài thơ của một trăm thi nhân do cố thi nhân Fujiwara no Sadaie sống và làm việc từ thời Heian đến thời Kamakura tuyển chọn ra.
Kyogi Karuta gồm một trăm lá bài với mỗi bài thơ có hai câu: “câu trước” và “câu sau”. Khi nghe người ngâm thơ đọc lên “câu trước”, ngay lập tức người chơi phải lấy lá bài có “câu sau”, người nào lấy hết tất cả các lá bài trên sân mình trước thì chiến thắng.
Trong bài Karuta, ngoài tuyển tập một trăm bài thơ trên còn có thêm các bài hát Iro hay “Iro ha Kataru”, thậm chí đến bây giờ người ta vẫn xem nó như một trò chơi dân gian mang tính truyền thống của Nhật được chơi vào những ngày tết.
Xem thêm chi tiết cách chơi:
Cờ vây
Cờ vây là trò chơi có thể chơi ở bất cứ khi nào bất cứ đâu với chỉ một bàn cờ và các quân cờ. Một người giữ cờ đen, một người giữ cờ trắng, hai người sẽ đấu với nhau, họ phải điều khiển các quân cờ để xem bên nào bao vây được nhiều quân cờ của đối phương nhất, luật chơi thường được nghĩ là phức tạp nhưng khi nắm được rồi thì sẽ rất đơn giản.
Cờ vây chính thức sẽ gồm có 19 đường kẻ dọc và 19 đường kẻ ngang nên có 19×19=361 điểm giao nhau. Cũng có bàn cờ chỉ có 13 đường kẻ ngang và 13 đường kẻ dọc dành cho người bắt đầu. Một bộ cờ vây sẽ có 361 quân cờ với 181 quân đen và 180 quân trắng.
Xem thêm chi tiết cách chơi:
Comments