Trò chơi tạo hình bằng dây "Ayatori" là một trò chơi rất thú vị, người chơi sẽ sử dụng một sợi dây được buộc thành hình tròn, sau đó dùng những ngón tay của mình đan xen các sợi dây để tạo ra nhiều hình dạng khác nhau, đơn giản nhất có thể kể đến như hình dạng cây chổi, mắt kính… động vật như bươm bướm… Trò chơi chỉ dùng hai tay và một sợi dây để chơi nên sẽ giúp trí tưởng tượng của người chơi trở nên phong phú. Đối với người Nhật, mình nghĩ hầu như ai cũng nhớ ít nhiều kỷ niệm về trò chơi này. Mọi người còn biết đến trò chơi này khi nhắc đến nhân vật Nobita, là nhân vật ghi điểm tuyệt đối với trò chơi truyền thống trong bộ truyện tranh “Doraemon”. Hôm nay, chúng mình sẽ giới thiệu đến các bạn về lịch sử, cách chơi cũng như những điều hấp dẫn về trò chơi “Ayatori”.
Lịch sử của Ayatori
Hiện nay, người ta vẫn chưa biết trò chơi Ayatori bắt đầu từ đâu và khi nào. Không chỉ có tại Nhật Bản, trò chơi này còn được cho là có cả tại phía Đông Châu Á, Úc… và nó được truyền đi khắp nơi trên thế giới. Giống với Nhật Bản, ban đầu, đây không phải là trò chơi dành cho trẻ em, mà Ayatori được các pháp sư sử dụng cho việc bói toán. Thêm vào đó, tại các khu vực vùng Cực bắc với mùa đông kéo dài nên trò chơi này được cho là một trong những trò chơi tiêu khiển trong những đêm đông buốt lạnh.
Người ta ghi chép lại rằng, tại Nhật Bản vào thời Heian (khoảng những năm 794-1192), trò chơi này đã tồn tại, vào năm 1987, “Hiệp hội Ayatori Nhật Bản” đã được thành lập, tiếp sau đó vào năm 1993, “Hiệp hội Ayatori Nhật Bản” phát triển thành “Hiệp hội Ayatori quốc tế” để truyền cho thế hệ sau bộ môn này, các nghệ nhân chơi dây Ayatori đang thu thập những dữ kiện, các bài nghiên cứu về Ayatori trên khắp thế giới.
Những điều cơ bản về Ayatori
Tại Nhật, Bộ môn Ayatori có cả dành cho một người và hai người chơi. Thế nhưng, nhiều người đã trở nên quen thuộc với cách gọi “Futari-Ayatori” (Tức chơi dây Ayatori dành cho hai người), vì khi nhỏ, họ đã từng chơi với bố mẹ, ông bà, anh chị em… Tại Nhật, mỗi vùng khác nhau sẽ có tên gọi khác nhau, chẳng hạn tại Kyoto người ta gọi là “Itotori”, ở vùng Okinawa được gọi là “Ukitotta”.
Sợi dây quen thuộc được sử dụng trong trò chơi Ayatori, thường là sợi dây mềm chuyên dùng cho tay. Chiều dài của dây tốt nhất nên có độ dài gấp 4 đến 5 lần chiều dài từ cổ tay đến khuỷu tay. Nếu là trẻ em, chiều dài hợp lý khoảng 1 mét hoặc 40 cm, với người lớn, chiều dài khoảng 1 mét hoặc 80 cm sẽ thích hợp.
Cách cầm dây khi mới bắt đầu trò chơi Ayatori là giữ sợi dây trong ngón cái và ngón út bằng hai tay, sau đó giữ nguyên như thế và mở rộng theo chiều ngang. Khi cầm dây, người chơi có thể sử dụng mặt trước và mặt sau các ngón tay…
Dành cho người mới bắt đầu! Chúng ta cùng thử chơi Ayatori nhé!
Hình ông sao
1. Xỏ sợi dây vào ngón cái và ngón út, sau đó, lại một lần nữa lấy phần có đánh dấu sao kéo từ ngón út vào ngón cái.
2. Lấy phần đánh ngôi sao ★ bằng ngón trỏ tay phải.
3. Lấy phần đánh ngôi sao ★ bằng ngón trỏ tay trái.
4. Lần lượt bỏ phần dây phía ngoài của ngón cái và ngón út có đánh ngôi sao ★
5. Khi mở rộng 2 tay, chúng ta sẽ có được hình dáng của ông sao
Hình cây chổi
1. Xỏ sợi dây vào ngón cái và ngón út, sau đó dùng ngón giữa tay phải để lấy phần dây đang căng bên tay trái
2. Xoắn một lần dây tại ngón giữa tay phải
3. Lấy phần có đánh ngôi sao ★ bằng ngón giữa tay trái
4. Căng dây và mở ra bằng 2 tay. Sau đó, tháo sợi dây của ngón cái và ngón út của tay phải
5. Mình sẽ được hình cây chổi như thế này!
Hình cầu thang
1. Xỏ sợi dây vào ngón cái và ngón út, sau đó lấy phần đánh ngôi sao bằng ngón giữa và mở rộng 2 tay
2. Tháo phần đánh ngôi sao ★ từ ngón cái
3. Lấy phần đánh ngôi sao ★ bằng ngón cái
4. Lấy sợi dây có đánh ngôi sao ★ bằng ngón cái
5. Tháo sợi dây phía ngoài của ngón cái có đánh ngôi sao ★
6. Bỏ ngón giữa vào trong ô vuông ■, tháo sợi dây có đánh ngôi sao ★ bằng ngón út, vừa xỏ ngón giữa vào ô tròn 〇 vừa hướng về hai phía đối diện của hai tay.
7. Cuối cùng mình sẽ được hình cái thang ^^
Comments