Cờ vây là trò chơi có thể chơi ở bất cứ khi nào bất cứ đâu với chỉ một bàn cờ và các quân cờ. Một người giữ cờ đen, một người giữ cờ trắng, hai người sẽ đấu với nhau, họ phải điều khiển các quân cờ để xem bên nào bao vây được nhiều quân cờ của đối phương nhất, luật chơi thường được nghĩ là phức tạp nhưng khi nắm được rồi thì sẽ rất đơn giản. Hôm nay, chúng mình sẽ giới thiệu cho các bạn về cách chơi, các quy tắc mà người chơi cần phải biết và bí quyết để thắng.
Tìm hiểu về cờ vây: bàn cờ và quân cờ
Cờ vây đây là trò chơi sử dụng một bàn cờ với 2 quân cờ trắng và đen làm bằng đá. Hai người sẽ ngồi đối mặt nhau, một người cầm cờ trắng, người còn lại sẽ cầm cờ đen, họ sẽ phải mở rộng màu cờ của mình trên bàn cờ, phạm vi quân cờ của ai rộng hơn sẽ là người chiến thắng.
Cờ vây chính thức sẽ gồm có 19 đường kẻ dọc và 19 đường kẻ ngang nên có 19×19=361 điểm giao nhau. Cũng có bàn cờ chỉ có 13 đường kẻ ngang và 13 đường kẻ dọc dành cho người bắt đầu. Một bộ cờ vây sẽ có 361 quân cờ với 181 quân đen và 180 quân trắng.
Quân cờ vây là món đồ cao cấp với màu trắng là vỏ sò, màu đen là sỏi, chất liệu nhẹ. Cũng có những quân cờ người ta sử dụng cả thủy tinh và nhựa.
Hộp dùng để đặt các quân cờ được gọi là Goke, được sử dụng để đựng các quân cờ mà mình đã ăn của đối phương.
Cách chơi cờ vây: hướng dẫn cho người mới bắt đầu
Hai người chơi phải đặt các quân cờ vào những đường giao nhau của đường hàng dọc đã kẻ
Miễn là chỗ đặt vẫn chưa có quân cờ thì người chơi có quyền đặt chỗ nào cũng được. Thế những, người chơi cần chú ý tránh đặt cờ vào bên trong ô vuông giống trò chơi Othello. Cờ vây cũng không thể lật ngược và thay đổi màu sắc giống với trò Othello. Trong môn này, việc đặt quân cờ vào vị trí được gọi là “ra nước cờ”.
Người nào có số quân cờ nhiều hơn trên bàn cờ sẽ là người chiến thắng
Để chiến thắng áp đảo số quân cờ của đối phương điều quan trọng người chơi phải bao vây có hiệu quả các quân cờ của đối thủ.
Để “ăn được cờ của đối phương” thì người chơi cần phải bao vây quân cờ của bạn chơi bằng các quân cờ của mình.
Khi mình bao vây được quân cờ của đối phương thì đồng nghĩa mình sẽ ăn được quân cờ đó. Quân cờ bị ăn sẽ trở thành của mình và được gọi là “Agehama”. Mình sẽ lấy quân cờ của đối phương ra khỏi phạm vi đã bị cờ mình phong tỏa và để làm giảm màu cờ của đối thủ, những quân cờ này sẽ được đựng vào trong nắp của hộp đựng. Nhắc lại là những quân cờ khi được đặt vào xuống nếu như chưa bao quanh được toàn bộ các quân cờ của đối phương sẽ không được phép di chuyển cờ ra hoặc triệt hạ các quân cờ đó.
Ai có số quân cờ nhiều hơn trên bàn cờ sẽ là người chiến thắng
Cờ vây nói đơn giản là chơi để lấy cờ của đối phương. Ai có số cờ trên bàn nhiều hơn sẽ là người chiến thắng.
Lịch sử môn cờ vây
Có một giả thuyết nói về nguồn gốc của cờ vây, môn cờ này được cho là sinh ra tại Trung Quốc hơn 2000 năm trước công nguyên. Cũng có giả thuyết rằng hai vị vua lỗi lạc của Trung Quốc Đế Nghiêu và Đế Thuấn đã suy nghĩ ra môn cờ này nhằm giáo dục những người con của mình và cũng có giả thuyết rằng người ta sử dụng nó để bói toán. Sau đó, nó được cho là đã truyền đến Bán đảo Triều Tiên khi nối liền biên giới với Trung Quốc và được cho là đã được du nhập đến Nhật vào khoảng năm 607. Từ thời Asuka, Nara, Heian, cờ vây chỉ dành cho quý tộc, thời Kamakura và Muromachi được mở rộng đến võ sĩ và thương nhân, đến cuối thời Edo, đây là thời hoàng kim của cờ vây. Người ta nhận định rằng môn cờ vây đã nhận được sự giúp đỡ và hổ trợ phát triển của mạc phủ và những người có chức sắc.
Sau đó, vào năm 1924 (Năm Taisho 13), “Viện cờ vây Nhật Bản” được thành lập tại quận Chiyoda thành phố Tokyo, bắt đầu đào tạo những cờ sĩ, lập niên hiệu cho những người chơi cờ chuyên nghiệp và tổ chức các cuộc tỷ thí cờ…
Tại Nhật Bản, khi nhắc đến cờ vây người ta sẽ nghĩ ngay đến những người đàn ông tầm 50 hoặc 60 tuổi hơn là những người trẻ, thế nhưng từ sau bộ truyện tranh mang tên “Cờ vây Hikaru” lấy ý tưởng từ môn cờ này nên nó đã trở nên rất được yêu thích trong giới trẻ.
Trong bài viết này chúng mình chỉ giới thiệu một phần của cờ vây. Những bạn nào muốn biết thêm thông tin chi tiết xin hãy tham khảo thêm tại trang web chính thức do Viện cờ vây Nhật Bản công bố (Bằng tiếng Anh).
Comments