Giới thiệu toàn bộ về Kyogi Karuta sau hiệu ứng của bộ phim truyền hình “Chihayafuru”

Bộ truyện tranh dành cho các bạn gái “Chihayafuru” được viết dựa trên ý tưởng về Kyogi Karuta bởi tác giả Suetsugu Yuki. Sau đó, bộ truyện còn chuyển thể thành phim hoạt hình và phim truyền hình, bộ phim đã trở nên ăn khách bởi sự tham gia của nữ diễn viên Hirose Suzu – người thủ vai chính. Đối với người Nhật, khi nhắc đến bài Karuta, người ta thường nghĩ ngay đến đây là trò chơi vào những dịp lễ tết cùng với gia đình và họ hàng và chỉ khoảng một nửa số dân Nhật biết đến nó. Còn lại một nửa dân số không biết về lịch sử, luật chơi cũng như bí quyết chơi của Kyogi Karuta này. Lần này, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc toàn bộ về Kyogi Karuta.

映画「ちはやふる」で話題になった「競技かるた」を徹底紹介!

Kyogi Karuta là gì?

「競技かるた」とは?

Đây là một trò chơi bài lá của Nhật Bản mà người ta sử dụng những lá bài Karuta trên đó có viết “Một trăm bài thơ Tanka”. “Tuyển tập một trăm bài thơ Tanka” bao gồm các bài thơ được chọn từ những bài thơ của một trăm thi nhân do cố thi nhân Fujiwara no Sadaie sống và làm việc từ thời Heian đến thời Kamakura tuyển chọn ra.

Kyogi Karuta gồm một trăm lá bài với mỗi bài thơ có hai câu: “câu trước” và “câu sau”. Khi nghe người ngâm thơ đọc lên “câu trước”, ngay lập tức người chơi phải lấy lá bài có “câu sau”, người nào lấy hết tất cả các lá bài trên sân mình trước thì chiến thắng.

Trong bài Karuta, ngoài tuyển tập một trăm bài thơ trên còn có thêm các bài hát Iro hay “Iro ha Kataru”, thậm chí đến bây giờ người ta vẫn xem nó như một trò chơi dân gian mang tính truyền thống của Nhật được chơi vào những ngày tết.

Lịch sử của Kyogi Karuta là gì?

「競技かるた」の歴史とは?

Tại Nhật vào năm 1904 (Năm Minh Trị 37), nhà báo Kuroiwa Ruiko được cho là người đã tạo ra sự thống nhất luật chơi bài Karuta này với cách chơi truyền thống. Sau đó, từ thời Taisho đến đầu thời Showa nó được lan rộng ra khắp cả nước, “Hiệp hội Karuta Nhật Bản” được thành lập và tổ chức các cuộc đại hội chính thức vào năm 1948 (Năm Chiêu Hòa 23).

Tại các cuộc đại hội, có thể kể như “Đại hội xếp danh hiệu Meijin và danh hiệu Queen”, “Đại hội tuyền chọn giải vô địch Karuta trên toàn quốc”, “Đại hội tuyển chọn giải vô địch Karuta hạng mục nữ trên toàn quốc”, tại đây người chơi sẽ đấu với nhau để giành ngôi vị cao nhất của môn thể thao này. Trong số đó, người chiến thắng tại “Đại hội xếp danh hiệu Meiji và danh hiệu Queen” được tổ chức tại Oumijingu của tỉnh Shiga được gọi là Meiji và Queen, toàn bộ quá trình của trận đấu sẽ được phát sóng trực tiếp trên sóng truyền hình mỗi năm.

Các bước và luật chơi của các trận thi đấu “Kyogi Karuta” là gì?

「競技かるた」の試合の流れやルールは?
“Đại hội tuyển chọn giải vô địch Karuta hạng mục nữ trên toàn quốc” (Nguồn hình: Hiệp hội Kataru chính thức của Nhật Bản).

■Các bước thi đấu

1)Với trận thi đấu cá nhân sẽ thi đấu 1 đối 1. Đầu tiên lật ngửa 100 lá bài rồi trộn đều và mỗi người sẽ chọn ra 25 lá bất kỳ. Sau đó sẽ rút bài, chia thành 3 hàng, sắp xếp ngẫu nhiên lên chiếu Tatami trong lãnh thổ của mình, đó được gọi là “Mochisatsu”. Những lá bài trong lãnh thổ của mình sẽ gọi là “sân nhà” và của đối phương gọi là “sân địch”. 50 lá bài còn lại sẽ không sử dụng.

2)Người chơi có thời gian 15 phút để học thuộc vị trí của 50 lá bài trên cả sân nhà và sân địch.

3)Để bắt đầu trận đấu, người ngâm thơ sẽ chọn ra một bài thơ mở đầu không thuộc 100 bài thơ, sau đó lần lượt các bài thơ chính thức sẽ được đọc lên.

Người chơi có nhiệm vụ phải lắng nghe các câu trước mà người ngâm thơ đọc lên, ai chạm trước bài được đọc sẽ giành được lá bài. Nếu người chơi lấy bài trên sân nhà thì bài của mình sẽ giảm một lá, trong trường hợp mình lấy bài của sân địch thì chọn bất kỳ một lá bài trên sân nhà và chuyển lên sân địch, gọi đó là “Okurifuda” (Lá bài gửi). Cứ lặp lại như thế, người chơi nào lấy hết bài trên sân mình sẽ là người chiến thắng. Thêm vào đó, đối với những bài thơ được đọc lên, sẽ có những lá bài không có trong những lá được trải trên chiếu Tatami, những lá bài đó người ta gọi là “karafuda” (Lá bài ma), toàn bộ sẽ có 50 lá như vậy.

■Luật chơi 

1)Nếu người chơi chạm vào lá bài ma trên sân khách thì sẽ bị tính lỗi “Otetsuki” (Chạm lỗi). Nếu đối thủ bị tính lỗi “Otetsuki”, mình có quyền chuyển cho đối thủ một lá bài mình thích trên sân của mình.

Nói tóm lại, nếu lá bài được đọc lên nằm trong phạm vi có lá bài thì người chơi có thể chạm bất kỳ lá bài nào mà vẫn không bị tính lỗi Otetsuki.

Trường hợp bị tính lỗi Otetsuki

・Bài trên sân nhà được đọc mà mình chạm vào bài trên sân địch

・Bài trên sân địch được đọc mà mình chạm vào lá bài trên sân nhà

・Bài ma được đọc mà chạm vào bất kỳ lá bài trước mặt

2)Trong cả trận đấu, người chơi chỉ được sử dụng một tay để lấy bài. Nếu sử dụng hai tay sẽ phạm luật. Sau khi trận đấu bắt đầu, nếu lấy lá bài thứ nhất bằng tay nào sẽ là lấy bằng tay đó xuyên suốt cả trận đấu

3)Thứ tự của các lá bài mình đưa cho đối phương thì có thể sẽ sắp xếp một cách tự do

Bí quyết để thắng bài Karuta là gì?

「競技かるた」で勝つためのコツは?
Trận quyết đấu giành danh hiệu Queen lần thứ 62 (Nguồn hình: Hiệp hội Kataru chính thức của Nhật Bản)

1)Nhớ câu trước của một trăm câu thơ!

Để lấy nhanh lá bài được đọc lên thì cách tốt nhất người chơi cần phải thuộc câu đầu tiên trong bài thơ và “từ khóa”. Từ khóa là các từ mà nếu người chơi nghe được câu trước có thể đoán ngay câu sau.

Ví dụ: Nếu bài thơ “Chihafuburu Kamiyomokikazu Tatsutagaha Karakurenanuni Mizukukurutoha” được đọc lên thì câu trước là: “Chihafuburu Kamiyomokikazu Tatsutagaha”, câu sau sẽ là “Karakurenanuni Mizukukurutoha”. Cách khác, khi nghe câu bắt đầu bằng “Chi” thì chỉ có hai câu bắt đầu bằng từ này. Do một câu bắt đầu bằng “Chigi” rồi nên khi nghe người ngâm thơ đọc “Chiha” thì chắc chắn câu của vế sau sẽ là “Karakurenanuni Mizukukurutoha”. Người ta gọi 2 chữ bắt đầu như vậy là “từ khóa”. Nếu như người chơi biết được “từ khóa” sẽ không cần nghe hết câu mà vẫn có thể biết được câu sau sẽ là câu gì, có thể tìm được lá bài đó đang nằm ở đâu và lấy lá bài đó một cách nhanh và chích xác nhất.

・Câu trước: “Chigiriokishi Sasemogatsuyuwo Inochinite"

    Câu sau: “Aharekotoshino Akimoinumeri”

・Câu trước: “Chigirikina Kataminisodewo Shiboritsutsu"

    Câu sau: “Suenomatsuyama Namikosajitoha”

2)Khả năng nhạy bén nghe rồi tìm nhanh lá bài và khả năng tập trung!

Điều quan trọng của Kyogi Karuta không phải nằm ở khả năng ghi nhớ mà nằm ở khả năng ứng biến và tốc độ phản xạ. Khi nghe câu trước, người chơi phải suy đoán câu sau và tìm bài, do vậy tốc độ phản xạ rất cần thiết cho môn thể thao này. Thời gian của một trận đấu trung bình là 90 phút. Điều quan trọng là người chơi cần phải có khả năng tập trung và duy trì chúng xuyên suốt trận đấu.

Mục lục

Survey[Trả lời khảo sát]Hãy trả lời những câu hỏi về du lịch Nhật Bản.







Giới thiệu thêm