“Mỳ udon Ise tại đây rất ngon”
Tôi đã được người dân địa phương dẫn đến quán và gọi mỳ Udon Ise
Người dân địa phương đó gọi món: “Cho tôi phần mỳ cơm chiên nha!”
Ủa, chứ không phải mỳ Udon Ise sao?
Món mỳ udon thịt heo nướng đang được rất nhiều người yêu thích
Nơi đây chính là thị trấn Kawasaki, Ise.
Ngày xưa, đây là thành phố cảng rất thịnh vượng bởi nguồn tài nguyên sẵn có như nguồn nước dồi dào tại sông Seta và tận dụng lại những đồ vật hay thực phẩm của khách tham quan cung điện, được xem là “nhà bếp của Ise”.
Ngày nay, hiện vẫn còn những dãy phố cổ, nhà kho đựng than… và cả nhà ăn chứa đựng những cung bậc cảm xúc.
Lần này, chúng tôi muốn giới thiệu quán Tsutaya tại Kawasaki. Quán ăn mang lại cảm giác hoài cổ cho những thực khách.
Người ta sẽ nhanh chóng đến đấy để mua món mỳ udon Ise nổi tiếng này về.
“Vèo…”
Bạn chỉ có thể ngạc nhiên mà thôi.
Bạn sẽ không nghĩ đây là bát mỳ udon kèm thêm thịt heo nướng mà cảm giác như đang ăn thịt nướng kèm thêm mỳ.
Vị hòa quyện tinh tế giữa thịt heo nướng thơm ngon và độ mềm dai của mỳ udon Ise. Sốt Tare xen lẫn vào mỡ thịt heo nướng tạo cảm giác thơm ngon, thế nhưng đương nhiên vẫn không thể lấn át được vị mỳ.
Vị ngon thật khó cưỡng! Các thực khách liên tục húp sùm sụp.
Chính vì thế, dân địa phương nơi đây phải gọi “mỳ ramen và cơm chiên"
Nhưng họ sẽ gọi tắt luôn là “mỳ cơm chiên”.
Ngon thì miễn bàn nhưng đây có phải là mỳ udon Ise không nhỉ?
Bàn kế bên cũng gọi món mỳ. Đó là phần mỳ của hai cha con.
Một tuần, có lẽ họ ăn mỳ ở đây nhiều lần lắm?
Thế nhưng, đây có phải là mỳ udon Ise không nhỉ?
Ông nói: “Những người dân Ise hơi khác một chút, chỉ ăn mỳ udon Ise tại nhà mà thôi. Nếu ai ăn mỳ này thì tôi sẽ biết hầu hết đó là khách du lịch”
Những người dân ở thành phố Ise thường ăn mỳ udon Ise tại nhà và cũng ít khi gọi món mỳ này về nhà ăn.
Do đó tại đây câu nói “vẫn còn tại Ise” thực sự là “vẫn còn” thật.
Nước súp được nấu bằng lò đun củi. Một điều đặc biệt nữa là người nấu còn sử dụng thêm một thanh sắt nóng bỏ vào lò để giữ nhiệt nữa
Quán Tsutaya có thâm niên trên 70 năm. Quán kinh doanh hiện tại đã được truyền từ hai đến ba đời con cháu.
Điều ngạc nhiên là bếp tại đây vẫn được lưu giữ từ đời mẹ của ông.
Nước sốt hầm khoảng 5 tiếng mỗi ngày bằng bếp lò đun bằng củi với những nguyên liệu như 2 loại cá khô bào mỏng, 3 loại cá mòi khô và tảo bẹ…
Chủ quán nói: “Chúng tôi không sử dụng ga”
Có một lý do đấy.
Trong suốt quá trình hầm nước sốt, chúng tôi có cho thêm một thanh kim loại vào trong lò.
Chính vì thế, có thể khử được mùi tanh của cá và làm ngậy thêm mùi của nước tương.
Nếu hầm nước sốt qua đêm thì vị càng đậm đà.
Chủ quán nói thêm: “Để thực hiện được những công đoạn này chắc bây giờ không thể làm được tại nhà đâu nhỉ?”
Mỳ udon Ise vẫn giữ được độ mềm vì được luộc bằng rổ tre
Sợi mỳ mềm dai có thể nói là đến từng cộng được luộc bằng rổ tre chuyên dụng với “các lỗ thông suốt”
Luộc mỳ khoảng 30 phút sau đó hấp sợi mỳ khoảng 30 phút nữa.
Sợi mỳ được làm trong 1 tiếng nên mềm dai không bị bết dính hay gãy đứt.
Sau đó, cho nước súp nóng hổi gia truyền vào khi mỳ còn nóng.
Nhìn có vẻ mặn thế nhưng khi ăn hương vị rất đậm đà và có sự hòa quyện tinh tế của cá và nước tương từ nước sốt.
Đây là tô mỳ mà chỉ mình tôi được quan sát từ đầu đến cuối
Quán mỳ Tsutaya đã được mở sau chiến tranh, lúc chưa có gì, vì thế tại đây vẫn mang những dấu ấn lịch sử
Nước sốt truyền thống được truyền từ nhiều đời.
Mỳ udon Ise hòa quyện với nước sốt có tiếng mang lại hương vị rất ngon.
Nếu như ai đó ngồi gần cạnh tôi có hỏi “Cho tôi thử miếng đi” thì tôi sẽ trả lời ngày là không cho vì vị ngon tuyệt hảo của món mỳ đến tận sợi cuối cùng.
Ngày lấy tư liệu: 28/9/2018
Ảnh được cung cấp bởi y_imura
________________________________________
Quán mỳ Tsutaya
- Địa chỉ: 2-22-24 Kawasaki, Ise, Mie
- Điện thoại: 0596-28-3880
Fukuda Miki
Phó đại diện OTONAMIE
OTONA MASTER.
Cô làm thư kí giám đốc xí nghiệp tại Tokyo, kiêm trưởng trung tâm văn phòng làm viêc. Vài năm trước cô vừa đi làm vừa học thêm. Chuyển nhà tới thành phố Kuwana, tỉnh Mie từ Tokyo do công việc của chồng, cô trở nên hiếu kì với vùng đất mới sau một khoảng thời gian bỡ ngỡ với môi trường lạ. Và từ đó cô bắt đầu đắm chìm trong quá trình tìm tòi và tìm hiểu nơi đây.
Trang chủ của OTONAMIE http://otonamie.jp/
Comments