Người phụ nữ Nhật Bản chữa bệnh mắt từ thiện tại Việt Nam! 5 điều quan trọng cô ấy đã nhận ra tại mảnh đất này.

  • 25/5/2021
  • 17/1/2019
  • FUN! JAPAN Team


“Nhìn” là hoạt động mà chúng ta ít để ý đến nhất trong cuộc sống đời thường.

Cho dù tùy theo trường hợp khác nhau, nhưng nếu bạn biết rằng 80% tổng thể các thông tin chúng ta cập nhật đều từ thị giác của con người, ắt hẳn bạn phải cảm thấy đôi mắt quan trọng đến nhường nào.

Vượt qua biên giới để cứu lấy những đôi mắt.

Chúng tôi đã gặp gỡ được người phụ nữ đảm trách hoạt động như vậy trong tỉnh.

Nhân viên khoa mắt của Nhãn khoa YOKKAICHI YAMADA - Kiêm nhân viên Hội từ thiện phòng chống mù lòa NPO Asia 

Cô Yonezawa Naoko

Cô Yonezawa Naoko, sống tại thành phố Yokkaichi, vừa làm việc tại khoa mắt trong thành phố, vừa là nhân viên từ thiện phụ tá cho bác sĩ Hattori Tadashi - người chữa trị cho người bị bệnh về mắt tại những nước có y học chậm phát triển. 

Hiện tại, cô là một trong những nhân viên trong đội ngũ chuyên chữa trị cho rất nhiều bệnh nhân tại Việt Nam cùng với lịch làm việc bận bịu từ thứ 5 đến thứ 2, nửa năm một lần.

Nguyên nhân khởi nguồn từ lúc bác sĩ Hattori đến và đảm trách phẫu thuật tại bệnh viện trước đây cô Yonezawa đã làm việc.

 Đây là bác sĩ nổi tiếng trong ngành nhãn khoa, ông “bay lượn” khắp mọi nơi trên toàn nước, những nơi thật sự cần đến sự giúp đỡ của ông. Trong số những bệnh viện nhãn khoa của tỉnh đó, mối lương duyên của ông và cô Yonezawa đã được gắn kết. 

 Ông là một bác sĩ đại tài mà chúng ta không thể nhận biết ngay từ lần gặp đầu tiên. Không chỉ cô Yonezawa, mà cả những nhân viên khác cũng đã bị ông khiển trách. Cô cho biết, “Cách hỗ trợ của nhân viên sẽ thay đổi tùy theo các bác sĩ phẫu thuật. Vậy mà chúng tôi lại bị khiển trách khi chưa quen với cách làm của ông… Có vài nhân viên đã cảm thấy không phục trong những trường hợp như vậy.”

Tuy nhiên, sau khi cảm nhận được sự quan tâm từ bác sĩ Hattori khi ông đánh giá cao những công việc cô đã hoàn thành, cô đã có thể biết đến hoạt động của hội tại khắp châu Á, đặc biệt là tại đất nước Việt Nam.

Mặc dù hiện tại kinh tế đang phát triển tích cực, nhưng để cải thiện thực trạng kỹ thuật y học trong nước vẫn có phần chậm trễ so với thế giới, những ca phẫu thuật mang chất lượng hiệu quả không được đáp ứng cho những hoàn cảnh khó khăn, tập thể này đang hoạt động chữa trị miễn phí. Và đại diện không ai khác chính là bác sĩ Hattori.

“Biết đến khi nào mới có được cơ hội như thế này! Có ai có thể đi cùng tôi đến đó và xem thực trạng không?” Và kết quả, cô Yonezawa đã là người tiên phong đi đầu đáp ứng đợt tuyển dụng của bệnh viện.

Từ đó cho đến hiện tại, 3 năm đã trôi qua, cô vẫn dành thời gian đến Việt Nam và làm từ thiện theo định kỳ. Cô đã lưu lại 5 điều quan trọng và ghi nhớ trong lòng.

1. Không chần chừ, ngại ngùng

“Tôi đang tham gia các hoạt động với suy nghĩ nếu chần chừ sẽ bị bỏ lại đằng sau. Cứ e ngại xung quanh, chúng ta sẽ trở nên lu mờ.”

Khác với tác phong làm việc đồng điệu tại Nhật Bản, cô cho biết mặc dù ban đầu có rất nhiều bỡ ngỡ, nhưng “tôi đã biết được rằng truyền đạt suy nghĩ của chính mình với xung quanh sẽ thúc đẩy mọi việc tiến triển thuận lợi hơn”. Đây là minh chứng cho việc kinh nghiệm sẽ thay đổi một con người. 

2. Dù ở thời điểm nào cũng không được từ bỏ

Cô Yonezawa đã có bước ngoặt lớn trong cuộc sống. Cô đã kết hôn sau khi bắt đầu hoạt động từ thiện này. 

“Tôi đã bị trầm cảm tới cận trước lễ cưới. Cái suy nghĩ nếu kết hôn thì sẽ bị mất tự do cứ ám ảnh trong tôi.”

Nhưng, thứ giúp tôi xóa tan mọi ý nghĩ đó cũng lại chính là lúc tôi tham gia hoạt động của hội.

Những cô y tá đang làm mẹ, và cô y tá người Việt Nam đang mang bầu 8 tháng cùng chung hoạt động đến tham gia từ khắp các tỉnh, cô đã nhận được sự giúp đỡ của họ và tập trung lại với nhau.

“Nhìn họ, tôi đã cảm nhận được chỉ cần mình thật sự muốn làm, thì không có gì là không thể cả. Chính bản thân tôi mới là người đang buông bỏ mọi thứ. Tôi đã hiểu ra được, thực ra thì còn có biết bao nhiêu phương cách có thể làm, và tôi đang cố gắng thực hiện những điều đó.”

3. Trước nhất cứ thử sức xem sao

Cô Yonezawa vừa cười vừa nói, “Tôi đang thử làm những điều khiến tôi cảm thấy để mắt, bận lòng cho dù chỉ một chút một.”

“Phân vân, lưỡng lự chính là minh chứng của cảm giác muốn thử sức với một điều gì đó. Vì vậy tôi không thể để mất tín hiệu đó và thực hành những việc cần phải làm”, cô cho biết trong ánh mắt đầy phấn khởi.

 Khi bay đến một vùng đất mới, có những việc nếu không có dũng khí sẽ không thể tiến về phía trước. Lời giải đáp cho những tình thế “lưỡng lự” đã giúp cô ấy có thể hoạt động một cách tốt nhất trong mọi tình huống.

4. Được đến đâu thì hay đến đó

“Nhờ ân huệ môi trường xung quanh tốt đẹp, nên tôi có thể đặt bản thân theo biến đổi tự nhiên. Tôi thà từ bỏ sự việc một cách khéo léo với suy nghĩ được đến đâu thì cứ hay đến đó, còn hơn là nghịch hướng sự việc và tạo căng thẳng cho riêng mình.”

Khi tuân theo cách nghĩ này, cô Yonezawa đã kể từ kinh nghiệm xử lý tình huống gọn gàng của mình. Từ mọi lời nói, giọng điệu dứt khoát của cô, có thể thấy được cô thực sự rất tin tưởng mọi người cùng làm việc xung quanh mà không một chút nghi ngờ.

5. Không được nghĩ việc gì cũng đều là hiển nhiên

“Tôi luôn mang ý nghĩ trong mình rằng, không được nghĩ ai đó sẽ làm giúp mình là điều hiển nhiên.”

Chẳng hạn như nhờ sự giúp đỡ của chồng trong công việc nhà, vui vẻ tiễn tôi đi tham gia các hoạt động từ thiện mà tôi mới có thể làm tốt được. Đồng thời, thông qua hoạt động từ thiện, tôi mới cảm nhận được sự khác biệt về lối sống và văn hóa của Việt Nam, có nhiều ấn tượng mới và mang về nước những cảm nhận tốt đẹp về Nhật Bản. 

“Thực ra thì, khi tôi trở về nước từ Việt Nam, bản thân tôi trở nên mạnh dạn và tự tin lên rất nhiều”, cô Yonezawa nở nụ cười tinh nghịch. 

Tiếp thu được nhiều sự việc, sự vật khác nhau, trông cô ấy có vẻ hiền diệu song cũng không kém phần mạnh mẽ, cứng rắn. 

Ngoài ra, cô còn hiểu ra được nhiều điều như “muốn truyền đạt suy nghĩ của mình thì phải nói ra”, “không quên nói lời cảm ơn”,... khắc sâu trong lòng và thực hiện trong cuộc sống. Có thể nói, những điều này đã giúp cô ấy thăng hoa trong sự nghiệp và tỏa sáng.

Cô Yonezawa kể, “Trong tương lai, tôi dự định sẽ giữ vững nhịp độ công việc như thời điểm hiện tại, đồng thời tham gia nhiều hoạt động có liên quan đến người Việt Nam hơn nữa”. 

 Cô ấy gây ấn tượng bởi dáng điệu ngay thẳng, chính trực và phong thái tự tin của chính mình. Nhất định cô sẽ luôn tiến thẳng về phía trước.

Sau khi về nhà và kiểm tra tin nhắn, tôi đã nhận được thư cảm ơn từ Naoko (cô Yonezawa).

Nội dung trong đó đã được viết,

“Tôi đã quên nói một điều. Thực ra, tôi đã có hứng thú với việc hợp tác quốc tế, chẳng hạn như các hoạt động từ thiện quốc tế từ trước. Nhưng vì tôi không có bằng cấp về chúng nên tôi đã từ bỏ.  

Chính vì vậy, hiện giờ tôi thực sự cảm thấy rất hạnh phúc khi thực hiện được ước mơ tham gia hoạt động từ thiện như thế này!”

Cảm tạ những người xung quanh và hướng về mục tiêu bản thân muốn làm, và nắm bắt cơ hội để thực hiện.

Những khả năng này nhất định sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của cô trong tương lai.

hiromi

hiromi. Ký giả của OTONAMIE. Sinh ra tại vùng quê của tỉnh Mie, hiện đang sinh sống tại khu đô thị lớn nhất trong tỉnh. Là giáo viên dạy Mỹ Thuật hay phấn khích với những thông tin về khu vực Bắc u vì đã từng sống tại Thụy Điển. Chuyên mục sở trường là đồng quê, ăn uống, giao lưu quốc tế, nghệ thuật, thủ công mỹ nghệ, thiết kế, giáo dục. 

Mục lục

Survey[Trả lời khảo sát]Hãy trả lời những câu hỏi về du lịch Nhật Bản.







Giới thiệu thêm