Trong tiếng Nhật, từ “Nenmatsu-nenshi” (年末年始) chỉ thời gian cuối năm cũ cho đến đầu năm mới. Định nghĩa của “cuối năm & đầu năm” có ít nhiều khác nhau giữa các vùng miền, hầu hết chỉ khoảng thời gian từ đêm giao thừa 31/12 vào cuối năm cho đến hết ngày 1/1 của năm mới. Nghi thức và món ăn để đón Tết đều đặc biệt khác lạ so với các nước trên thế giới. Vì vậy mình sẽ giới thiệu đến các bạn phương thức đón Tết đầy thú vị của người dân Nhật Bản!
1. Cảnh tượng người người xếp hàng đua nhau mua vé số cuối năm!
Khi đi du lịch Nhật Bản, có thể bạn sẽ tìm thấy những quầy bán vé số rải khắp mọi nơi xung quanh bạn. Và đương nhiên, chuyện mua xổ số loto cũng không có gì là hiếm hoi ở Nhật Bản, đặc biệt là xổ số jumbo ngẫu nhiên được bày bán vào dịp tháng 11, 12 cuối năm. Xổ số jumbo cuối năm gồm có 6 con số, số trúng giải sẽ được bốc vào ngày cuối năm 31/12. Giải nhất gồm 700,000,000 yên (tương đương với 145 tỷ vnđ)! Cộng thêm giải trước sau của hạng nhất, tất cả lên đến 1,000,000,000 yên (tương đương với 207 tỷ đồng)! Không chỉ vậy, Ginza, Yurakucho tại Tokyo, quầy bán vé tại phía nam của ga Osaka nổi tiếng với xác suất trúng thưởng cao, nên mọi người đều tấp nập ghé mua vào thời điểm này. Vừa hồi hộp chờ đợi kết quả vừa đón giao thừa chính là phong tục thú vị vào dịp cuối năm.
2. Sự khác biệt giữa cách chào hỏi trước ngày 31/12 và sau ngày 1/1
Ví dụ, khi gặp bạn bè vào những dịp cuối năm và khẳng định không gặp đối phương cho đến khi năm mới đến, mọi người thường chào Yoi-otoshi-wo (良いお年を) lúc chào tạm biệt. Yoi-otoshi-wo là cách nói tắt của “Yoi-otoshi-wo-omukae-kudasai” (良いお年をお迎えください), mang ý nghĩa “Chúc bạn có một năm mới đầy sức khỏe và hạnh phúc.” Tuy nhiên, sau khi bước vào ngày 1/1, mọi người sẽ chào “Akemashite-omedetou-gozaimasu”, có ý nghĩa chúc mừng đối phương đã đón tết mới an lành. Mặc dù có đôi chút khác nhau về cách nói, nhưng lại chung ở việc thể hiện tấm lòng chúc mừng đối phương!
3. Món ăn vào dịp cuối năm & đầu năm!
Vào đêm giao thừa 31/12, người Nhật Bản có phong tục ăn mì soba.Loại mì soba vào dịp cuối năm được gọi là Toshikoshi-soba (mì trường thọ). Vì mì soba rất dễ đứt, nên mang ý nghĩa dễ dàng cắt đứt vận ác của năm cũ. Đồng thời, vì sợi mì vừa thon vừa dài, nên còn có hàm nghĩa kéo dài tuổi thọ, là món ăn mang lại lợi lộc cho năm mới.
Mâm cỗ đầu năm của Nhật Bản được gọi là Osechi. Mỗi món ăn đều mang ý nghĩa tốt đẹp và được đặt trong chiếc hộp bắt mắt, cao quý. Cần rất nhiều thời gian để chế biến Osechi.Thêm một món ăn không thể thiếu của ngày Tết Nhật Bản chính là món súp ozoni. Cách làm món này đa dạng tùy theo phong tục của mỗi vùng miền trên đất nước mặt trời mọc. Chẳng hạn như có câu chuyện rằng vùng Kanto phía đông sử dụng loại bánh dày hình vuông, và vùng Kansai phía tây lại dùng loại bánh dày mình tròn. Bên cạnh đó, bánh dày nướng được đặt trong món chè Zenzai mang lại bầu không khí tràn ngập cái Tết! Sau những món ăn “ngập” bụng, để làm dịu tiêu hóa của dạ dày, mọi người thường ăn món cháo Nanakusa-gayu (Cháo gạo cùng 7 loại rau củ) vào sáng ngày 7/1.
4. Cùng chào đón thần linh bằng cách trang trí vào dịp Tết!
Cũng giống như cây thông Noel được trang trí vào dịp lễ Giáng Sinh, bày cảnh trang trí cũng là một phần không thể thiếu vào ngày Tết. Tùy vào vùng miền sẽ có đôi chút khác biệt, nhưng về cơ bản mọi người thường chuẩn bị một bó cây kiểng (kadomatsu), vòng dây thừng shimenawa và bánh dày kagami-mochi. Kadomatsu là loại cây kiểng sử dụng ống tre và lá cây thông để trang trí. Mọi người thường lựa chọn kiểu dáng và kích cỡ cây trông thích hợp với ngôi nhà của mình và trang trí trước cổng. Vòng dây thừng shimenawa là biểu tượng của thần linh, mang ý nghĩa biểu hiện đất thánh hoặc trừ đuổi ma quỷ. Quýt, hoa, quạt gấp thường được trang trí chung với vòng dây thừng shimenawa trước cổng vào dịp Tết. Bánh dày Kagami-mochi là vật dùng để cúng tạ thần linh, và hình dạng tròn trịa được tương truyền giống như Bát Chỉ kính (Yata-no-kagami), một trong tam chủng thần kí của Nhật Bản.
Cây kiểng matsukado, vòng dây thừng shimenawa và bánh dày kagami-mochi bắt buộc phải được trang trí trước ngày 28/12. Lí do là vì nếu trang trí sau ngày 29/12 sẽ mang lại điềm xấu. Và thời gian trang trí đến kì hạn bắt buộc phải được gỡ bỏ. Kỳ hạn cũng khác theo vùng miền, ví dụ như vùng Kantou phí đông từ ngày 1/1 đến 7/1, và vùng Kansai phía tây từ ngày 1/1 đến 11/1. Những vùng quê khác thường kéo dài đến ngày 15. Sau khi đã hết thời gian cúng bánh dày kagami-mochi, mọi người thường lấy để chế biến món súp ozoni, hoặc chè đậu shiruko vào ngày 11/1.
5. Thiệp chúc Tết nhất địng phải được gửi đến đúng ngày 1/1
Gửi thiệp chúc mừng năm mới là một trong những phong tục đón Tết tiêu biểu tại Nhật Bản. Chúng ta có thể mua thiệp chúc Tết tại nhiều cửa hàng khác nhau, hoặc tự chọn hình ảnh và in ra một tấm thiệp độc nhất vô nhị trên thế giới, chỉ cần gửi vào dịp cuối năm, đối phương sẽ nhận được thiệp vào đúng ngày 1/1 đầu năm mới! Thú vị nhất là còn có thiệp chúc Tết đính kèm tiền lì xì nữa đấy! Có lẽ bạn sẽ nghĩ việc nhận thiệp tay trong thời đại các trang mạng cộng đồng và tin nhắn phát triển là một việc rất lạ lẫm đúng không nào! (Thiệp chỉ được gửi đúng vào ngày 1/1 cho những đối tượng sống tại Nhật Bản.)
6. Viếng đền đầu năm cùng đồng nghiệp trong công ty!
Viếng đền đầu năm cùng gia đình là một trong những nghi thức đón Tết hàng năm. Tuy nhiên, việc viếng thăm đền chùa ở gần công ty cùng các đồng nghiệp cũng có thể nói là một trong những văn hóa đặc sắc của các công ty Nhật Bản. Giám đốc công ty cùng các nhân viên mặc áo vest viếng đền và cầu khấn cho công việc tiến triển, làm ăn phát đạt là một trải nghiệm đặc biệt đối với thế giới.
Comments