10 điều nên và không nên làm khi đến thăm một gia đình Nhật Bản

Dos and Don’ts. 10 Etiquettes When Visiting a Japanese Home

Việc nắm được những điểm cần lưu ý khi đến thăm nhà của một gia đình Nhật Bản, nhất là trong lần đến thăm đầu tiên, sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và tự nhiên hơn. Những điều nên và không nên làm kể dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về văn hoá Nhật Bản đặc biệt là những nguyên tắc bất thành văn của xứ sở mặt trời mọc.

Do Arrive Right On Time

Hãy đến đúng giờ

Nhật Bản được biết đến như một đất nước với nền văn hoá “tuyệt đối đúng giờ”. Tuy nhiên, việc đến quá sớm cũng được coi là một hành động bất lịch sự đối với chủ nhà bởi trong khoảng thời gian đó họ có thể đang bận nấu ăn hoặc chuẩn bị dọn bàn ăn tiếp đón bạn. Cũng như vậy, việc bạn đến quá muộn chắc chắn sẽ gây ấn tượng rất xấu với chủ nhà. Vậy nên nếu bạn có đến muộn hơn 10 phút, hãy báo trước với họ.

Đừng đến cùng người khác nếu chưa được sự đồng ý của chủ nhà

Nếu bạn muốn rủ bạn bè khác đến thăm gia đình người Nhật, bạn nên hỏi ý kiến của chủ nhà trước. Họ sẽ cảm thấy không được tôn trọng nếu bạn dẫn người khác đến nhà mà chưa có sự đồng ý của họ. Điều đó không có nghĩa là những người chủ nhà không thích việc bạn đi cùng bạn bè đến thăm, mà họ chỉ lo ngại nếu thiếu chỗ ngồi hay đồ ăn, thức uống thì họ sẽ bị nghĩ là người không thực sự chu đáo trong việc tiếp đón khách; và điều này có lẽ là điều họ ghét nhất.

Don't Take Company without Asking to the Host

Nên nói những câu đơn giản như “Ojama shimasu”

Người khách đến thăm nhà sẽ nói câu “Ojama shimasu” khi họ bước vào trong nhà của người chủ. Nghĩa đen của “Ojama shimasu” là “Tôi xin phép làm phiền anh chị”. Dĩ nhiên, câu nói này không được sử dụng với nghĩa rằng bạn thực sự cố tình làm phiền chủ nhà. Thay vào đó, nó có nghĩa là bạn rất biết ơn việc được họ mời đến nhà chơi và sẽ trân trọng khoảng thời gian quý báu mà họ dành ra để tiếp đón mình. Vậy nên, hãy nói “Ojama shimasu” ngay sau khi bạn bước chân vào nhà để thể hiện sự tôn trọng với chủ nhà nhé!

Do say the simple phrase, “Ojyama shimasu”

Đừng bước vào nhà mà chưa cởi giầy

Như đã nhắc đến trong bài viết về genkan, trong hầu hết trong mọi ngôi nhà ở Nhật, sau khi bạn bước vào cửa luôn có một sảnh nhỏ bên ngoài trước khi đi vào sâu trong nhà (hay còn gọi là genkan trong tiếng Nhật). Đó là nơi bạn sẽ chào hỏi chủ nhà và cởi giầy trước khi bạn tiến vào bên trong ngôi nhà. Tốt nhất, bạn nên quay ngược đôi giầy lại để gót giầy hướng vào phía bên trong nhà vì cách này sẽ thuận tiện hơn cho bạn khi đi lại giầy và rời khỏi nhà chủ.

Don’t enter their home with your shoes on

Nên đi tất

Điều này còn phụ thuộc vào độ thân thiết của bạn với nhà chủ, tuy nhiên, tốt nhất bạn không nên đi chân trần hoặc sandal đến thăm nhà người Nhật. Việc bạn đi chân trần vào nhà của người Nhật sẽ được xem như bạn đang mang những bụi bẩn từ bên ngoài vào nhà của họ. Vậy nên, khi đến thăm nhà gia đình người Nhật, phụ nữ nên mặc quần tất và đàn ông nên đi tất.

Thêm vào đó, bạn nên hạn chế đi bốt vì bạn sẽ phải mất thời gian để tháo ra và đi lại vào.

Phụ nữ không nên mặc váy quá ôm vì bạn sẽ khó có thể ngồi thoải mái dưới sàn hay ngay cả trên ghế sofa.

Do wear stockings or socks

Nên mang một món quà nhỏ, hay còn gọi là Temiyage

Trong văn hoá Nhật Bản, việc mang một món quà nhỏ (Temiyage) đến tặng chủ nhà là một điều hết sức phổ biến. Temiyage nôm na theo nghĩa đen là “món quà trao tận tay”. Những món quà này thường là những hộp bánh hoặc kẹo nhỏ; ngoài ra bạn cũng có thể chọn những món quà khác chứ không nhất thiết là bánh hay kẹo. Dù là món quà nào đi chăng nữa, bạn cũng nên gói chúng lại một cách gọn gàng và cẩn thận bằng giấy gói quà. Nếu bạn không tự tin có thể gói được một món quà đẹp, bạn có thể mang ra ngoài cửa hàng nhờ dịch vụ gói quà vì dịch vụ này khá phổ biến ở Nhật mà hầu hết các cửa hàng đều cung cấp.

Do bring a Temiyage, or a small gift

Nếu bạn được chủ nhà mời đồ uống, nên đón nhận lời mời một cách vui vẻ nhất

Trong nhiều trường hợp, chủ nhà sẽ mời nước khách đến thăm vì việc tiếp đón khách mời nhiệt tình cũng là một phần của nền văn hoá Nhật Bản. Vì vậy, bạn nên đón nhận lời mời uống nước từ chủ nhà và trân trọng khoảng thời gian đến thăm đó. Ngoài ra, bạn cũng có thể được mời đồ ăn nhẹ. Như đã nêu ở trên, thường bạn sẽ mang một món quà nhỏ khi đến thăm chủ nhà, và nếu món quà đó là đồ ăn thì chủ nhà cũng sẽ mở ra mời bạn để thưởng thức kèm với đồ uống.

Không nên ngồi khi bạn chưa được mời ngồi

Sau khi được mời vào phòng khách, bạn nên đứng nguyên tại chỗ cho đến khi bạn được mời ngồi. Vì thông thường những thành viên trong gia đình sẽ ‘sở hữu’ riêng chỗ ngồi yêu thích nhất của họ nên bạn không thể muốn ngồi đâu thì ngồi. Tốt nhất bạn nên hỏi chủ nhà trước hoặc nên đợi được chỉ định một chỗ ngồi nhất định.

Don’t Sit till You Are Told Where to Sit

Không nên ‘lãng quên’ những đôi dép trong nhà vệ sinh

Một số nhà ở Nhật còn có thêm đôi dép chuyên dùng trong nhà vệ sinh riêng. Vì vậy, nếu bạn nhìn thấy chúng thì đừng nghĩ rằng ai đó đã vô tình bỏ quên ở trong nhà vệ sinh nhé. Việc của bạn là chỉ cần thay đôi dép bạn đang đi bên ngoài phòng khách bằng đôi dép chuyên dụng này để đi trong nhà vệ sinh thôi.

Don’t ignore the toilet slippers

Không nên bỏ qua những dấu hiệu thể hiện đã đến lúc bạn nên ra về

Nhật Bản là đất nước có nền “văn hoá giàu ngữ cảnh”, luôn chú trọng đến những thông điệp không thể hiện qua lời nói và luôn giao tiếp theo cách gián tiếp để giữ thể diện. Vì vậy, khả năng có thể đoán được hàm ý thể hiện qua không khí của buổi đến thăm luôn được mong đợi ở những nền văn hoá này. Nghệ thuật giao tiếp phi ngôn ngữ lại càng được sùng bái ở đất nước mặt trời mọc. Mặc dù, dĩ nhiên, ở các nền văn hoá khác, người chủ nhà cũng sẽ không trực tiếp mời khách của mình về, nhưng đặc biệt đối với người Nhật, họ lại càng không trực tiếp để lộ cho bạn thấy được một chút dấu hiệu gì về việc đã đến giờ bạn nên ra về.

Bạn có thể đã nghe ở đâu đó về việc ở Kyoto, khi người chủ nhà mời bạn món ochazuke, món cơm chan nước trà hoặc nước dùng, điều đó có nghĩa rằng họ đang gián tiếp mời bạn ra về. Nhưng đừng lo, việc này sẽ không xảy ra ở ngoài đời thực đâu. Đó chỉ là câu chuyện hài hước khi nhắc đến văn hoá chuộng phương thức giao tiếp phi ngôn ngữ của Nhật Bản thôi.

Mục lục

Survey[Trả lời khảo sát]Hãy trả lời những câu hỏi về du lịch Nhật Bản.







Giới thiệu thêm