Chào mừng bạn đã trở lại với chuyên mục "Bí ẩn và rùng rợn”. Vào tháng 7, bạn có thể thấy một số nơi ở Tokyo chuẩn bị cho lễ Obon. Ở bài viết này, chúng ta sẽ khám phá bí ẩn của ngày lễ Obon linh thiêng từ nguồn gốc cho đến ý nghĩa thực sự trong xã hội ngày nay.
Obon là gì?
Nói đơn giản, Obon (お盆) hay Bon (盆) là tên gọi những vật dụng có mặt phẳng như cái khay, và có thể bạn đã từng nghe nói về những loại cây kiểng trồng trong chậu nhỏ được gọi là Bonsai (盆栽). Song bên cạnh đó, từ ngữ cũng được dùng để đề cập đến Lễ hội Bon - lễ hội Phật giáo ở Nhật Bản với mục đích tưởng nhớ cha mẹ và tổ tiên. Vậy, lễ hội này bắt nguồn từ đâu?
Nguồn gốc: Kinh Vu Lan Bồn - câu chuyện về yến tiệc dành cho những linh hồn
Kinh Vu Lan Bồn là một câu chuyện của Phật giáo Đại thừa, mô tả cuộc trò chuyện giữa Mục Liên (đệ tử bên phải của Đức Phật) và Đức Phật Cồ-Đàm về cách cứu giúp người mẹ đã khuất của Mục Liên khỏi đau khổ trong cõi ngạ quỷ. Đức Phật chỉ dẫn Mục Liên cúng dường chư tăng khắp thập phương vào ngày rằm tháng 7 âm lịch, trùng với thời điểm kết thúc khóa tu mùa hè trong tông phái Đại thừa.
Hội nhập từ văn hóa Trung Quốc
Kinh Vu Lan Bồn được gọi là Yulanpen Sutra (盂蘭盆經 hoặc 盂兰盆经) trong tiếng Trung Quốc. Mặc dù ý tưởng cốt lõi không có sự khác biệt gì nhiều so với kinh Phật (tôn vinh và báo hiếu tổ tiên), nhưng các lễ vật trong ngày lễ này sẽ được dâng trực tiếp cho các vong linh thay vì phải thông qua các nhà sư. Khay đựng thức ăn trong mâm cúng thường là những vật phẳng - Đây cũng một cách thông minh để kết hợp chữ Hán “盆” từ kinh Phật vào sự kiện. Các lễ vật được đốt thành tro để gửi đến cho những linh hồn đã khuất.
Phật giáo Thượng tọa bộ có một câu chuyện tương tự về Lễ hội Ma, song câu chuyện kể về Xá Lợi Phất (đệ tử tay trái của Đức Phật). Ngoài ra, do sự khác biệt giữa âm lịch Trung Quốc (trễ một tháng so với dương lịch) và các loại âm lịch khác (sớm hơn một tháng), các lễ hội ma tương tự được tổ chức từ đầu tháng 7 và muộn nhất vào tháng 10. Song các sự kiện đều có điểm chung, đó là giai đoạn các linh hồn trở về cõi sống và các loại thức ăn dùng để cúng cho họ.
Lễ hội Bon tại Nhật Bản
Văn hóa Trung Quốc lưu truyền vào Nhật Bản từ thời kỳ Nara. Đến thời Heian, Nhật Bản bế quan tỏa cảng, ngưng giao dịch với nước ngoài và bắt đầu phát triển nền văn hóa của riêng mình. Trong khi các sự kiện truyền thống tương tự như ngày Hội Vu Lan Bồn (盂蘭盆會) chỉ được rút ngắn thành “Obon” (お盆) hoặc lễ hội Bon, và ngày diễn ra sự kiện được đơn giản hóa để phù hợp với dương lịch. Ở một số vùng của Nhật Bản, chẳng hạn như Tokyo, mọi người thường tuân theo lời dạy trong kinh Phật và tổ chức lễ hội Bon vào ngày 15 tháng 7 (ngày rằm là ngày 15 theo âm lịch), trong khi các vùng khác thường tổ chức vào ngày 15 tháng 8, trễ hơn một tháng.
Người Nhật làm gì trong Lễ hội Bon?
Thông thường, các linh hồn trở về cõi sống vào ngày đầu tháng của lễ hội Bon (tháng 7 ở một số vùng và hầu hết vào tháng 8). Ngày này được gọi là Kamabuta-Tsuitachi (釜蓋朔日). Vì các linh hồn sẽ đi qua nhiều nơi như biển, núi, sông, hồ… nên người Nhật truyền miệng nhau rằng không được đi đến những nơi đó trong thời gian này.
Ngày lễ Thất Tịch (Tanabata) từng là một phần của Lễ hội Bon!?
Lễ hội Bon được đưa vào cả Thần đạo và lan rộng khắp xã hội Nhật Bản, và nghi lễ Thần đạo cũng có thể xem là một phần trong đó. Trong thời gian này, vu nữ (miko) sẽ dệt một loại vải lụa đặc biệt bên khung cửi Tanabata (棚機/ đồng âm với tên gọi ngày lễ “Thất tịch”), để dâng hiến thần linh trong lễ hội Bon vào ngày 7 tháng 7.
Câu chuyện về Kikkoden (乞巧奠, truyền thuyết của Trung Quốc về chuyện tình Ngưu Lang và nàng Chức Nữ dệt lụa được triều đình nhận nuôi) trở nên phổ biến đối với công chúng vào thời đại Edo. Họ nhận thấy sự tương đồng giữa Orihime (công chúa dệt lụa trong truyền thuyết Nhật Bản), Chức Nữ của Trung Quốc và vu nữ dệt vải để hiến dâng thần linh đều trong cùng một ngày. Từ đó, lễ Thất tịch tại Nhật Bản đã được ra đời, mặc dù được viết là 七夕 từ bản gốc (Qixi 七夕节 hoặc Qiqiao 乞巧奠) của Trung Quốc, song cách đọc lại là “Tanabata” - tên gọi loại khung dệt của vu nữ trong tiếng Nhật.
Sau khi đa số người Nhật chuyển ngày lễ Bon sang tháng 8, hai lễ hội đã trở thành sự kiện riêng biệt. Song tên gọi vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay.
Lửa đón, lửa tiễn đưa và lễ vật cúng dường
Vào đêm trước của ngày 13, mukaebi (迎え火) - hay còn gọi là “lửa đón” sẽ được thắp lên và thức ăn cúng dường (sonae-mono/ 供え物) được trưng bày để các linh hồn tiêu thụ. Một số nơi sẽ cúng món ăn được làm từ cà tím, dưa chuột và gạo. Một số khác thì sẽ dùng chưa chuột làm hình ngựa, cà tím làm hình bò với ý nghĩa đón tổ tiên cưỡi ngựa nhanh chóng trở về trần gian, và sau đó cưỡi ngựa thong thả quay về thế giới bên kia. Một số nơi thì làm thuyền nhỏ chứa đầy lễ vật. Khác với Trung Quốc, người Nhật không đốt đồ ăn hay tiền cúng dường.
Vào Chuunichi (中日) - trước một ngày thắp lửa tiễn đưa, người Nhật thường viếng thăm mộ tổ tiên của họ. Sang hôm sau, ngọn lửa tiễn đưa Okuribi (送り火) sẽ được thắp sáng. Thêm vào đó là lễ hội múa Bon-odori (盆踊り) được tổ chức từ đêm đến sáng nhằm tiễn đưa tổ tiên của họ trở về thế giới bên kia. Đặc biệt, nghi lễ thắp lửa tiễn đưa tại núi Gozan (五山送り火), thuộc Kyoto thắp sáng một vùng trời được tổ chức hàng năm luôn thu hút du khách thập phương đổ về.
Bon đầu tiên
Người Nhật cũng có truyền thống đặc biệt với lễ Bon đầu tiên, được gọi là Hatsubon (初盆, còn được đọc là Uibon) hoặc Shinbon (新盆, còn được đọc là Niibon hoặc Arabon) của người đã khuất. Đối với những người đã mất hơn 49 ngày, Bon đầu tiên sẽ có một chiếc đèn lồng giấy trắng trang trí trên lối vào phía tây, bàn thờ hoặc tại các ngôi mộ.
Bạn muốn biết nhiều hơn?
Chuyên mục Kỳ bí và rùng rợn chứa sẵn kho chủ đề thú vị cùng với một loạt chuyện ma đáng sợ. Nếu bạn có câu chuyện nào đang tò mò, hãy để lại bình luận để FUN! JAPAN tìm hiểu và đào sâu hơn nhé. Ở tập tiếp theo, chúng ta sẽ cùng khám phá một vài hiện tượng và trải nghiệm kỳ lạ tại lễ hội Bon!
Bài viết liên quan:
【Kỳ bí và rùng rợn】Tập 1: Những hiện tượng bí ẩn tại Nhật Bản
Comments