Đám cưới Nhật Bản có khá nhiều phong tục quái lạ. Kỳ này, chúng mình sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về nghi thức cưới hỏi tại Nhật Bản! Trên thực tế, chúng mình đã hỏi chuyện Tanaka-san, người vừa làm lễ cưới gần đây và chia sẻ với mọi người.
Vì sao lại tổ chức lễ cưới ở thánh đường khi cả cô dâu và chú rể đều không theo đạo Chúa?
Khi tính chuyện làm lễ cưới, việc đầu tiên họ nghĩ đến là nên chọn theo nghi thức thần đạo Shinto tại chùa đền hay nghi thức theo đạo Thiên Chúa tại nhà thờ. Theo lời của T-san, người đã tổ chức đám cưới vào tháng 10 năm 2017 cho chúng mình biết “Vì tôi muốn mặc chiếc áo đầm trắng của cô dâu nên đã chọn theo phương thức nhà thờ”. Cũng giống như T-san, phần lớn người Nhật không theo đạo. Dù họ có theo đạo Chúa hay không thì mong muốn mặc đầm trắng cô dâu trong lễ cưới luôn là yếu tố mang tính quyết định cho phong cách làm lễ.
À, nói là nhà thờ chứ thật ra cũng không phải là nhà thờ chính thức đâu nhé. Thông thường sẽ là các địa điểm tổ chức lễ cưới nằm trong khách sạn. Đối với những bạn theo đạo Chúa có thể không tin được, nhưng đối với người Nhật thì đám cưới chỉ là một “sự kiện” trong cuộc đời của họ.
Phong tục cho mượn áo đầm cưới!?
Sau địa điểm tổ chức lễ cưới thì sẽ là áo đầm cô dâu. Theo như lời của T-san thì “Vì áo cưới rất đắt tiền nên thường chúng tôi sẽ mướn”. Gì cơ!? Mướn chiếc áo chỉ mặc có một lần trong đời sao?? Thật không thể tin được! Nhưng tại Nhật Bản, có nhiều trường hợp mướn váy cưới vì lý do không có chỗ cất giữ váy cưới. Giá mướn áo cưới khoảng 200,000 yên (tương đương 40 triệu vnd). Dù chỉ là mướn nhưng đến cả người Nhật còn cảm thấy kinh ngạc vì giá cao.
Như một buổi trình diễn!? Thay đổi đầm cưới tại buổi tiệc!?
Giữa buổi tiệc cưới, cô dâu chú rể sẽ thay đổi trang phục. Đa phần cô dâu mặc váy đầm trắng sẽ chuyển sang màu đỏ, xanh lá, các màu sắc rực rỡ khác hoặc sang phong cách truyền thống. Còn chú rể thì đổi từ đồ vest sang “hakama”. Có thể nói hoạt động này giúp thay đổi bầu không khí trong tiệc cưới và tạo bất ngờ cho quan khách đến dự. Hiện nay thì không có nhiều cặp thay đổi áo cưới nhưng ngày xưa thì họ thường thay 2 lần. Bạn có nghĩ như một show trình diễn ca nhạc không nào? Có lẽ việc này nhằm góp vui phục vụ cho khách mời, bao gồm cả nhân vật chính của buổi lễ nữa đấy ^^
Chi 30,000 - 80,000 yên tiền mừng cưới khi dự lễ
Tùy theo quốc gia, vùng miền và văn hóa mà chi phí tham gia tiệc cưới hoặc quà cưới tặng cho cô dâu chú rể cũng khác nhau. Trong đó, văn hóa Nhật Bản thì nghi thức tặng “goshugi (tiền mừng cưới)” hơi kỳ lạ. Thông thường, khi được mời dự tiệc cưới, chúng ta cần cho số tiền từ 30,000 đến 80,000 yên vào bao tiền “goshugi-bukuro” với thiết kế đặc biệt và trao cho quầy lễ tân. Nếu là anh em, bạn bè, đồng nghiệp thì 30,000 yên; đàn em, người nhỏ tuổi hơn hoặc cấp dưới thì từ 50,000 - 80,000 yên.
Nếu tính phần ăn, uống bia rượu thỏa thích và quà tặng từ cô dâu chú rể dành cho khách tham gia buổi tiệc thì 30,000 yên cũng không quá đắt. Nhưng hẳn sẽ có bạn ngạc nhiên vậy vì sao họ lại được mời!?
Bạn thấy thế nào? Có rất nhiều độc giả của FUN! JAPAN đến từ các nước như Indonesia, Thái, Mã Lai, Đài Loan, Hồng Kông, Việt Nam,... Bạn có muốn biết thêm về văn hóa thú vị của các nước khác không? Hãy chia sẻ cho chúng mình biết về phong tục kỳ lạ trong lễ cưới tại nước bạn nhé!
Comments