Lâu đài Fukuoka, một di sản mang đậm tính lịch sử

  • 5/8/2019
  • 27/9/2018
  • FUN! JAPAN Team

Lâu đài Fukuoka được xây dựng sau khi Nhật bản được thống nhất bởi gia tộc Tokugawa vào năm 1605.

Sau khi đóng góp vào chiến thắng của trận chiến Sekigahara, Kuroda Nagamasa nhận danh hiệu lãnh chúa vùng Chikuzen (vùng Fukuoka).

Họ quyết định xây cung điện mới này với 2 lý do: Thứ nhất, có được một lâu đài đủ lớn để thể hiện sự uy nghi, và thứ hai là tận dụng địa thế đồi núi để phòng vệ. Tòa nhà không thể bị xuyên thủng này bao gồm quá trình xếp nhiều lớp tường đá. Nhưng thế cũng chưa đủ nên một hào nước lấp đầy nước biển cũng được dựng lên ở ngoài thành.

Lâu đài Fukuoka, một di sản mang đậm tính lịch sử

Gia tộc Kuroda

Gia tộc Kuroda bắt nguồn từ tỉnh Totomi (tỉnh Shizuoka ngày nay) nhưng vào cuối thế kỷ 16, các thành viên liên tục được phân bổ vào làm 2 lãnh chúa: Lâu đài Nakatsu cho Kuroda Yoshitaka ( vào 1587) và lãnh địa Fukuoka cho con trai ông ta, Kuroda Nagamasa (vào 1600). Họ là ba nhân vật chính của thời đại Sengoku (Thời chiến quốc| 1467-1603): theo thứ tự thời gian Oda Nobunaga, Toyotomi Hideyoshi và Tokugawa Ieyasu. Trong khi KurodaYoshitaka được biết đến là nhà chiến lược và quân sư của Toyotomi Hideyoshi, Nagamasa có được sự nể trọng từ Tokugawa Ieyasu trong trận chiến Sekigahara.

Kiến trúc lâu đài

Đồn đất

Các lâu đài của Nhật thường được xây dựa trên gò đất nhân tạo, dù lâu đài này đã được xây trên vùng đất chọn bởi vị trí địa lý. Việc này không chỉ để bảo vệ người sống trong lâu đài vì dễ phát hiện ra quân địch tới gần mà còn để lâu đài nhìn uy nghi hơn. Tuy không thể phủ nhận mặt chiến lược của vùng đất cao, nhưng đấy còn là cách khẳng định sức mạnh và sự hợp phép của họ khi mang danh hiệu cao như vậy.

Lâu đài Fukuoka, một di sản mang đậm tính lịch sử

Tenshu-kaku, tòa tháp chính

Tòa tháp chính của lâu đài Fukuoka được cho là cao 26m (bắt đầu từ tường đá). Để cho bạn một ý niệm về thứ tự độ lớn, có tòa tháp chính cao hơn là ở lâu đài Azuchi với độ cao 42m (tỉnh Omi). Lưu ý rằng đó là nơi ở của Oda Nobunaga, nên dĩ nhiên nó cần phải được bảo vệ nghiêm ngặt và luôn rạng rỡ.

Ngày nay, nó không còn tồn tại nữa nhưng chúng ta vẫn có thể trèo lên đỉnh nền đá của nó. Chiêm ngưỡng cảnh vật tuyệt đẹp với góc 360 độ từ địa điểm này sẽ mang đến cho bạn cảm giác làm một vị lãnh chúa vào thế kỷ 17 là như thế nào.  

Lâu đài Fukuoka, một di sản mang đậm tính lịch sử

Nền của tường được xây bằng đá, xếp đặt theo cách để chúng gắn liền trên đồi dốc. Cách sắp đặt hỗ trợ sự ổn định của khung, đặc biệt là để cho động đất. Một số người cho rằng năng lực này chỉ là sự trùng hợp may mắn. Những hòn đá ở đáy có thể cao đến 6m, cho thấy một sức nặng khổng lồ không dễ bị dịch chuyển.

Lâu đài Fukuoka, một di sản mang đậm tính lịch sử

Thế nên ít nhất chúng ta cũng nên ghi công cho chúng với chức năng đó. Khá khó để tưởng tượng kích thước thật của chúng với ảnh chụp, nhưng khi bạn đi qua tòa thành bạn sẽ nhận ra ngay quy mô của nó. Như chúng ta đã thấy ở phần trước, những gì còn sót lại của lâu đài Fukuoka hầu hết là tường đá, nhưng tin tôi đi, nó là một thứ rất ấn tượng!

Lâu đài Fukuoka, một di sản mang đậm tính lịch sử

Hon-Maru, khu phố chính

Hon-Maru, 本丸, dịch sát nghĩa là ‘vòng tròn chính’, bởi với vị thế là trung tâm của thành phố phong kiến, nó ở trên đỉnh đồn và dĩ nhiên là được bao quanh thành vòng tròn bởi hàng rào đá để bảo vệ. Trong đó là tòa thành chính và trung tâm chính trị. Đi qua khu phố như ở trên cao nguyên này có cảm giác siêu thực vì giờ đây nó chỉ còn nhìn như một di tích của quá khứ đã mất

Lâu đài Fukuoka, một di sản mang đậm tính lịch sử
Lâu đài Fukuoka, một di sản mang đậm tính lịch sử

Và sau đó thì còn có “Ni-no-Maru” và “San-no-Maru, những lớp kế tiếp của vòng tròn đá làm nơi ở cho những gia đình samurai cấp cao.

Lâu đài Fukuoka, một di sản mang đậm tính lịch sử

Tôi không thể tìm thấy San-no-Maru ở lâu đài Fukuoka, có lẽ vì quy mô của lâu đài quá bé để có nhiều hơn 2 lớp hoặc có lể chỉ bởi không có gì của nó còn sót lại vào ngày nay. 

Lâu đài Fukuoka, một di sản mang đậm tính lịch sử

Cuối cùng, thành phố ở quanh đó là nơi sống của người dân thường và nông dân, được gọi là “Jokamachi”, 城下町hay ‘thị trấn dưới thành’, không được bảo vệ bởi tường đá nào như nhiều thành phố thời trung cổ ở Châu Âu, Có vẻ như là họ không sợ bị mất đám đông này vào tay quân địch.

Lâu đài Fukuoka, một di sản mang đậm tính lịch sử

Kết luận

Di tích của lâu đài Fukuoka là một địa điểm khá được ưa thích, vì nó ở trong công viên Ohori nổi tiếng, nên để đến được nơi này khá dễ dàng và nó cũng được hưởng một không gian xum xuê từ xung quanh. Tuy nhiên, tôi nghĩ là biết một chút về kết cấu và hoàn cảnh lịch sử của nó có thể làm buổi đi dạo này thú vị hơn nhiều!

Thông tin

  • Cách đi: Từ Tenjin/Hakata: Lên tuyến Kuko và xuống taij ga Ohori Koen, đi bộ về phía Maizuru Park (tầm 5/8 phút)
  • Địa chỉ: Fukuoka Prefecture, Fukuoka, Chuo Ward, Ohorikoen, 1−2

Mục lục

Survey[Trả lời khảo sát]Hãy trả lời những câu hỏi về du lịch Nhật Bản.







Giới thiệu thêm