Trà đạo Nhật Bản nổi tiếng trong tiếng Nhật được gọi là chanoyu (茶の湯), sado hoặc chado (茶道), bắt nguồn từ khoảng 1000 năm trước. Như vậy, nếu bạn may mắn có cơ hội trải nghiệm một lần khi đến Nhật Bản thì đừng quên rằng bạn đang được chứng kiến nền văn hóa truyền thống được lưu truyền hàng trăm năm rồi đó.
Trước đây, chỉ có nam giới mới được tham gia trà đạo, nhưng ngày nay tất cả mọi người đều được tự do tham gia và nếu bạn có cơ hội được chiêm ngưỡng trực tiếp thì đây chính là những điều không nên bỏ lỡ. Có ý kiến cho rằng, một số người cảm thấy lo ngại về việc tham gia trà đạo vì đây là hoạt động nổi tiếng có nhiều nghi lễ nghiêm khắc.
Vậy trà đạo Nhật Bản là gì? Quy cách thực hiện nghi thức đó như thế nào và bạn cần chuẩn bị những gì để có thể tham gia một khoá học trà đạo?
Sau đây, chúng mình sẽ mách cho bạn tất tần tật những điều nên biết về trà đạo Nhật Bản.
Trà đạo được tổ chức ở đâu?
Nghi lễ trà đạo tại Nhật Bản thường được tỏ chức trong một trà thất đặc biệt nằm bên trong một trà viên mang phong cách truyền thống. Bạn hoàn toàn có thể mong đợi trà viên sẽ được trang hoàng và thiết kế đẹp đẽ, nhiều khu vườn còn được trang trí bằng hoa cỏ và giả sơn. Vào mùa hè ở Nhật Bản, trà đạo thường được tổ chức ngoài vườn. Về lý thuyết, sự kiện này có thể tổ chức ở bất cứ đâu, tuy nhiên hầu hết luôn có một phòng được trải thảm chiếu tatami, vì vậy tất cả mọi người có thể ngồi xuống để tận hưởng trải nghiệm.
Vì sao lại tổ chức trà đạo?
Trà đạo Nhật Bản phát triển cùng với sự trỗi dậy của Phật Giáo Thiền và được coi là một cách để thư giãn, kết nối với mọi người xung quanh. Như vậy, lễ trà đạo còn được gọi là “The Way of the Tea”, một cách theo đuổi sự hạnh phúc trong tâm hồn. Nhiều người thực hiện nghi thức trà đạo cùng với khách như một cách để thiền định và cũng để cùng nhau thưởng thức các hoạt động tập thể, giống như các nhóm tập yoga hoặc tương tự.
Trà đạo sử dụng loại trà gì?
Các lễ trà đạo khác nhau sử dụng các loại trà khác nhau, nhưng phổ biến nhất là trà có đặc điểm như matcha hoặc bột trà xanh.
Trà xanh matcha
Matcha trà xanh là một loại trà được nuôi dưỡng phát triển trong bóng râm, và đó cũng là yếu tố tạo nên màu xanh đặc trưng không lẫn vào đâu được. Trà được sấy khô sau khi thu hoạch, các phần cứng như thân cây và gân lá được loại bỏ trước khi lá được nghiền thành bột mịn.
Chén trà
Nhiều vị khách tham gia khoá trà đạo có thể ngạc nhiên khi biết chén trà cũng đóng vai trò quan trọng, và thiết kế chén trà thường được chỉ định khi nghi lễ diễn ra thực tế. Thay vì các loại ly cốc, trà đạo thường dùng loại bát chawan dành cho khách uống, song vào mùa hè có thể bạn sẽ được mời bằng loại bát nhỏ và nông hơn. Vì bát nông sẽ giúp trà nguội nhanh, giúp mọi người dễ thướng thức vào thời tiết oi bức. Một nguyên nhân khác cho việc dùng bát thay cho cốc ở nghi lễ có liên quan đến việc đánh trà, nếu miệng bát to thì sẽ dễ đánh hơn.
Dụng cụ pha trà
Một vài công cụ cần thiết cho tiệc trà có chashaku - muỗng nhỏ để lấy trà và chổi đánh trà kèm theo.
Đồ ăn kèm
Dù gọi là tiệc trà song bạn cũng sẽ được phục vụ một số đồ ăn, thường là món ăn nhẹ. Trà xanh matcha được biết đến với vị đắng đặc trưng, và thường dùng với bánh dẻo wagashi truyền thống có vị ngọt dịu. Bên cạnh đó còn có các loại bánh như bánh bao ngọt mini, bánh ngọt đậu đỏ, hoặc bánh rán Nhật Bản...
Nguyên tắc Trà đạo
Việc được mời đến một buổi trà đạo Nhật Bản thường bắt đầu bằng một lời mời chính thức từ chủ nhà trước vài ngày. Khi đến buổi tiệc, khách thường rửa tay để thanh tẩy sạch sẽ và thanh tịnh tâm trí khỏi những suy nghĩ tiêu cực cản trở, chuẩn bị tập trung vào buổi lễ. Chủ nhà của buổi trà đạo sẽ chuẩn bị trước các dụng cụ cần thiết và rửa sạch. Khi nghi lễ chính thức bắt đầu, các dụng cụ sẽ được sắp xếp theo thứ tự cụ thể. Quá trình được thực hiện trong im lặng, như một cách để mang mọi người lại cùng nhau và thanh lọc tâm trí để sẵn sàng cho buổi lễ.
Sau khi dụng cụ được làm sạch, trà xanh matcha được chuẩn bị thì sẽ được cho vào bát cùng nước nóng đun sôi. Cuối cùng, bột trà sẽ được khuấy nhanh với nước tạo thành hỗn hợn sệt, sau đó cho thêm nước từng chút đến khi vừa đủ.
Chủ nhà sẽ mời khách một bát trà và khách đáp lại bằng cách đưa bát của mình cho chủ nhà. Khách sẽ nhấm nháp trà được đưa cho rồi lau rìa, xong đưa bát cho vị khách tiếp theo. Điều này được lặp lại cho đến khi tất cả khách đã uống trà từ bát rồi đưa lại cho chủ nhà như một cách nói cảm ơn.
Chủ nhà sẽ rửa sạch tất cả dụng cụ được dùng trong buổi lễ, bao gồm muỗng, cây đánh trà và bát. Đây là một phần quan trọng của buổi lễ. Những vị khách nên tỏ lòng cảm phục vì họ phải thực hiện các nghi thức theo quy củ nghiêm khắc từ khâu chuẩn bị cho đến tự tay dọn dẹp, lau chùi.
Sau khi hoàn thành các bước này, nghi thức trà đạo có thể xem như kết thúc và khách có thể ra về. Trong trường hợp có phục vụ đồ ăn nhẹ thì thường sẽ được chiêu đãi sau khi trà đạo kết thúc.
Comments