Tôi tên là Akira, năm nay 26 tuổi. Hiện nay tôi đang làm việc ở khu Shibuya, khu phố nổi tiếng với những đường phố lung linh đầy hấp dẫn, văn hóa thời trang đa dạng của giới trẻ, đặc biệt là cảnh tượng dòng người từ muôn ngả hòa vào nhau tại giao lộ đông đúc ở Shibuya vô cùng ấn tượng, và đây cũng là nơi sinh ra phong cách thời trang Ganguro. Mọi thứ đều có hai mặt đối lập nhau, ngay cả với Shibuya cũng vậy. Tôi làm việc ở khu phố ít ồn ào náo nhiệt hơn, nơi đây mọi vật dường như có vẻ trầm lắng hơn và không quá vội vã khi băng qua đường.
Tôi đoán là nếu tôi phải làm việc ở khu bên kia của Shibuya thì chắc hẳn nó sẽ định hướng tính cách, tác phong của tôi đối với công việc cũng như cách tôi chuẩn bị đi làm mỗi ngày. Phần lớn những người phụ nữ là dân văn phòng hay còn gọi là OL thường nhét đủ mọi thứ vào trong túi khi đi làm, nhưng tôi lại thích sự đơn giản và cố gắng giảm thiểu ít nhất có thể. Như các bạn có thể trong tấm hình, trong túi của tôi không có gì mấy bởi vì tôi đã để hầu hết những thứ có liên quan tới công việc như sổ ghi chép hay máy tính xách tay ở văn phòng rồi. Thế nên túi của tôi trở nên nhẹ bẫng và điều đó khiến cho tôi có cảm giác cân bằng giữa công việc và cuộc sống vì tôi chẳng phải lo lắng gì nhiều đến công việc mỗi khi bước chân ra khỏi văn phòng.
Trong túi của tôi luôn có một thứ quan trọng nhất, đó là lọ kem chống nắng. Tôi mang nó theo mình 24/7 bởi vì đối với phụ nữ thì cháy nắng quả là đáng sợ, và tôi tin là các bạn cũng đồng quan điểm với tôi về điều này. Ngoài ra tôi còn luôn đem theo một vỉ thuốc giảm đau phòng khi tôi bị đau đầu đột ngột. Tiếp đến là kính áp tròng dùng 1 lần, tất cả đều đúng số đo thị lực của tôi và thực sự là nó rất hữu dụng.
Một vật luôn có trong túi của tôi đó là chiếc ví mà tôi đã dùng 4 năm rồi. Tôi rất ưng kiểu dáng dài của chiếc ví vì nó có thể đựng được rất nhiều loại thẻ, nhất là khi bạn sống ở một thành phố lớn như Tokyo thì các loại thẻ tích điểm của các cửa hàng khác nhau là một hình thức tiết kiệm hợp lý trong hoàn cảnh vật giá tương đối đắt đỏ.
Đối với văn hóa công sở tại Nhật Bản thì việc trao đổi danh thiếp được xem là một phép xã giao phổ biến, thậm chí nó ảnh hưởng trực tiếp đến công việc kinh doanh của bạn bởi lẽ người ta có thể đánh giá xem ai đó làm việc tốt hay không thông qua việc quan sát cách người đó trao đổi danh thiếp. Ở một khía cạnh khác thì người Nhật coi danh thiếp như là “bộ mặt” của một người, vì thế người ta cần phải tôn trọng “bộ mặt” của chính họ và của người khác bằng cách cất giữ chúng ở chỗ lịch sự và an toàn. Sau một hồi giải thích dài dòng về văn hóa danh thiếp của người Nhật thì thực ra tôi chỉ có mục đích giới thiệu về cái ví đựng danh thiếp của mình mà thôi. Tất nhiên cái ví chủ yếu được dùng để lưu giữ danh thiếp của bản thân và của đối tác, nhưng tôi còn để cả thẻ IC để đi tàu đến chỗ khách hàng vào những hôm có cuộc họp công việc.
Cuối cùng phải kể đến một vật khá thân thiết đó là chiếc chìa khóa.Trên móc đeo chìa khóa có gắn một quả chuông nhỏ gọi là suzu mà tôi mua nó ở chùa Toshogu ở Nikko. Quả chuông mô phỏng âm thanh của Narikyu, một nơi nổi tiếng có bức vẽ rồng ở trên trần nhà mà nó có thể tạo ra hiệu ứng âm thanh đặc biệt. Chiếc chuông nhỏ là vật trang trí và cũng là bùa hộ mệnh của tôi, bảo vệ tôi khỏi những điều xui xẻo.
Những thứ bạn thấy ở trong túi của tôi có thể không thú vị như của những cô nàng công sở khác ở Tokyo, nhưng đối với tôi tất cả những thứ đó đều rất hữu dụng và cần thiết, phù hợp với quan điểm của tôi là “càng đơn giản càng tốt”.
Comments