
MBTI (Myers-Briggs Type Indicator, Myers = Briggs Type Indicator) là một công cụ phân loại tính cách và xu hướng hành vi của mọi người thành 16 nhóm. Được phát triển tại Mỹ bởi Katherine Cook Briggs và con gái Isabel Briggs Myers dựa trên lý thuyết nhóm của nhà tâm lý học Jung, hiện được sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản, đặc biệt là ở giới trẻ, như một công cụ để tìm kiếm việc làm, phát triển nguồn nhân lực, tìm bạn đời và hiểu bản thân.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu bốn chỉ số cơ bản của MBTI, các nhóm phổ biến và hiếm gặp ở Nhật Bản, cùng các nghiên cứu ứng trong từng lĩnh vực, vì vậy nếu bạn muốn hiểu sâu hơn về MBTI, hãy đọc hết bài viết này.
* Nếu bạn mua hoặc đặt chỗ cho các sản phẩm được giới thiệu trong bài viết, một phần doanh số bán hàng sẽ được hoàn lại cho FUN!JAPAN.
Bốn yếu tố cơ bản của MBTI

Trong MBTI, có hai chỉ số cho mỗi yếu tố sau đây, kết hợp thành 16 nhóm tính cách.
Hướng quan tâm: Hướng ngoại (E) / Hướng nội (I)
Chỉ số về việc bạn lấy năng lượng từ đâu. Người hướng ngoại (Extraversion) lấy năng lượng từ việc tương tác với người khác và tương tác với thế giới bên ngoài, trong khi người hướng nội (Introversion) làm mới bản thân bằng cách tập trung vào thời gian ở một mình và thế giới nội tâm của họ.
Cách nhìn nhận sự việc: Cảm giác (S) / Trực quan (N)
Chỉ số liên quan đến cách tiếp nhận thông tin. Người thuộc nhóm cảm giác (Sensing) coi trọng thông tin thực tế và cụ thể, đưa ra quyết định dựa trên các sự kiện có thê cảm nhận được qua năm giác quan. Mặt khác, nhóm trực giác (Intuition) coi trọng thông tin trừu tượng và hướng tới tương lai, ra quyết định dựa vào trực giác và cảm hứng.
Tiêu chí để phán đoán và ra quyết định: Kiểu tư duy (T) / Loại cảm xúc (F)
Nó là một chỉ số về những tiêu chí mà một người sử dụng để đưa ra phán đoán và quyết định. Nhóm Tư duy (Thinking) coi trọng tính logic và khách quan, trong khi nhóm Cảm giác (Feeling) ưu tiên các mối quan hệ và sự hài hòa.
Cách tiếp cận và thái độ đối với xung quanh: Đánh giá (J) / Nhận thức (P)
Đó là một chỉ số về cách bạn tiếp cận công việc. Nhóm Đánh giá (Judging) coi trọng việc lên kế hoạch, tính trật tự và thích tiến hành theo đúng tiến độ. Còn người nhận thức (Perceiving) rất giỏi trong việc linh hoạt và ứng biến, và họ thích tiến hành công việc một cách tự do mà không bị ràng buộc bởi các quy tắc.
Các chỉ số bổ sung kết quả MBTI: Quyết đoán (A) / Do dự (T)
Trong những năm gần đây, ngoài 16 loại MBTI, còn có thêm các chỉ số bổ sung như quyết đoán (Asertive) và do dự (Turbulent). Người nhóm Quyết đoán thường có lòng tự trọng cao và chịu áp lực tốt. Mặt khác, những người do dự thường dễ lo lắng và có nhiều suy ngẫm về bản thân, nhưng họ cũng rất tham vọng và định hướng phát triển. Chỉ số bổ sung này giúp bạn có thể nắm bắt sự khác biệt của từng cá nhân chi tiết hơn ngay cả đối với cùng một loại MBTI.
Sự khác biệt giữa MBTI và 16Personalities là gì?
MBTI và 16Personalities đều phân loại tính cách thành 16 nhóm, nhưng MBTI là một bài kiểm tra tính cách chính thức dựa trên lý thuyết tâm lý Jung, chủ yếu được sử dụng để hiểu bản thân và tư vấn. Mặt khác, 16Personalities là một chẩn đoán trực tuyến miễn phí dựa trên MBTI cùng Lý thuyết Big Five, giúp nó thân thiện hơn và phù hợp để chia sẻ trên mạng xã hội.
3 nhóm MBTI phổ biến nhất Nhật Bản
Theo dữ liệu chẩn đoán MBTI ở Nhật Bản, ba loại sau đây đặc biệt phổ biến.
* Bảng xếp hạng được đăng tải trong bài viết này là tính đến thời điểm xuất bản bài viết.
Vị trí số 1: INFP (Người Trung gian)-T

INFP-T (Hướng nội, Trực giác, Cảm xúc, Nhận thức, Do dự) là người duy tâm, nhạy cảm và coi trọng giá trị bản thân. Ở Nhật Bản, kiểu người này tương thích cao với "văn hóa tinh tế và để ý tâm trạng người khác", nên có nhiều người có xu hướng thuộc về nhóm này. INFP coi trọng sự phong phú bên trong của bản thân, và mặc dù họ hiếm khi thê hiện, nhưng nhiều người trong số họ vượt trội về nghệ thuật và sáng tạo.
Vị trí thứ 2: ENFP (Nhà hoạt động)-T/A

ENFP (Người hướng ngoại, Trực giác, Cảm xúc và Nhận thức) là kiểu người vui vẻ, hướng ngoại và tò mò. Loại T nhạy cảm và có nhiều biến động cảm xúc, trong khi Loại A tự tin và lạc quan. ENFP coi trọng kết nối con người và thu hút mọi người với tư duy phóng khoáng. Họ giỏi truyền đạt sự tích cực và có kỹ năng giao tiếp xuất sắc nên phù hợp để trở thành kiểu người có ảnh hưởng.
Vị trí thứ 3: INFJ (Người đề xướng)-T

INFJ (người hướng nội, trực giác, cảm xúc, phán đoán) là những nhà lãnh đạo trầm lặng theo đuổi lý tưởng, và mặc dù có vẻ là kiểu người hiếm gặp, nhưng nhóm này tương đối phổ biến ở Nhật Bản. Họ nhạy cảm với cảm xúc của người khác và thường tận tậm vì mọi người, nhưng đồng thời, họ hành động dựa trên giá trị riêng và âm thầm nuôi dưỡng đam mê.
Ở Nhật Bản, văn hóa hợp tác và đọc bầu không khí được coi trọng, vì vậy các đặc điểm của INFJ dễ dàng được đánh giá cao và những người ít thể hiện bản thân có khả năng cao được phân loại là INFJ, cũng là 1 lí do khiến nhóm này có tỉ lệ cao.
Top 3 nhóm MBTI hiếm gặp ở Nhật Bản
Mặt khác, các MBTI sau đây được cho là "loại hiếm" ở Nhật Bản.
* Bảng xếp hạng được đăng tải trong bài viết này là tính đến thời điểm xuất bản bài viết.
Vị trí số 1: ESTJ (Điều hành)-T

ESTJ (Người hướng ngoại, Cảm giác, Tu duy và Phán đoán) là người thực tế, có tổ chức, có trách nhiệm, coi trọng trật tự và quy tắc, có kỹ năng lãnh đạo xuất sắc, coi trọng hiệu quả và hiệu suất. Tuy nhiên, họ thiếu tính linh hoạt, và vì Nhật Bản đề cao sự khiêm tốn và hòa đồng, nên các đặc điểm của ESTJ thường khó được thể hiện và có xu hướng bị kìm nén.
Vị trí thứ 2: ESTP (Doanh nhân)-T

ESTP (Hướng ngoại, Cảm giác, Tư duy, Nhận thức) là người năng động, hòa đồng và thích những việc có tính kích thích và thay đổi. Họ có một cảm giác tuyệt vời về tình hình thực tế và phản ứng nhanh nhạy, rất giỏi trong việc phản ứng linh hoạt. Họ không ngại mạo hiểm và nhiều năng lượng để thử những điều mới mẻ, nhưng họ thiếu kế hoạch và thận trọng khiến họ không phù hợp với những công việc đòi hỏi sự tập trung, tỉ mỉ.
Vị trí thứ 3: ENTJ (Chỉ huy)-T

ENTJ (Người hướng ngoại, Trực giác, Suy nghĩ và Phán đoán) là những người tự tin với khả năng lãnh đạo bẩm sinh. Họ có động lực cao để đạt được mục tiêu của mình và hoàn thành công việc bằng cách thu hút những người xung quanh tham gia với tư duy chiến lược. Họ quyết đoán và giỏi đưa ra quyết định dựa trên phân tích logic, nhưng đôi khi họ bị đánh giá tiêu cực bới quá thẳng thắn, khiến họ trở thành thiểu số trong xã hội Nhật Bản, nơi đặc điểm này không được ưa chuộng.
Ứng dụng là vô tận! Nghiên cứu ứng dụng MBTI

MBTI không chỉ được sử dụng để hiểu tính cách của các cá nhân mà còn áp dụng trong các công ty và các dịch vụ khác nhau.
MARUI CORPORATION: Áp dụng MBTI để quản lý
Tập đoàn Marui, công ty quản lý trung tâm thương mại thời trang Marui, đã áp dụng bài kiểm tra tính cách MBTI với mục đích giúp các giám đốc và kiểm toán viên hiểu rõ bản thân và địng hướng phát triển trong tương lai. Tất cả các cán bộ và thành viên Ban Kiểm toán & Kiểm soát, bao gồm cả những người bên ngoài Công ty, đã tham gia khóa học MBTI dưới hình thức hội thảo để hiểu sâu hơn về bản thân và nhận ra sự đa dạng của các cán bộ trong Tập đoàn. Bằng cách hiểu điểm mạnh và điểm yếu của mỗi nhóm, họ sẽ hiểu rõ về vai trò của bản thân và cách kết nối với người khác, giúp hoàn thiện hệ thống quản lý hơn.
Các giám đốc điều hành nhận xét, "Thông qua MBTI, tôi đã có thể khẳng định lại tính cách của chính mình và hiểu được sự khác biệt giữa tôi và những người khác", cho rằng nó rất hữu ích trong việc tận dụng tối đa sự đa dạng trong tổ chức.
Ứng dụng hẹn hò: MBTI cũng là một cách để chọn đối tác
Một số ứng dụng hẹn hò cũng tích hợp phân loại MBTI như 1 chỉ số đẻ tính khả năng tương thích trong tình yêu và các mối quan hệ. Việc ghép đôi dựa trên phân loại này giúp người dùng dễ dàng gặp gỡ những người có cùng giá trị quan hơn so với yếu tố "ngoại hình" và "sở thích" thông thường, và điều này đang trở nên phổ biến đặc biệt trong Thế hệ Z.
Nhận thức về MBTI: Tỷ lệ chẩn đoán thế hệ Z vượt quá 40%!

Theo một cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 9 năm 2024 bởi MERY Inc., công ty thực hiện "Khảo sát thế hệ Z" định kì, tỷ lệ phụ nữ Gen Z (sinh vào cuối những năm 1990 đến 2010) đã thực hiện bài kiểm tra phân loại MBTI lên tới 41,3%. Trong khi đó, phụ nữ ở độ tuổi 30 và 40 chỉ bằng khoảng một nửa.
Ngoài ra, hơn 60% Gen Z trả lời rằng họ không chỉ biết loại MBTI của riêng mình mà còn biết loại MBTI của bạn bè, người quen, cho thấy MBTI đang được coi như một "ngôn ngữ chung" của giới trẻ. Đặc biệt là trong các cộng đồng như trường học, câu lạc bộ, có nhiều trường hợp hiểu biết lẫn nhau được sâu sắc hơn khi nói về MBTI.
👉 【Qoo10】 mumchit MBTI Layered Perfume
👉 【Qoo10】Mua nước hoa dựa trên MBTI 16PF
👉 [Qoo10] Mua Vòng cổ MBTI Almost Blue
👉 【Qoo10】Mua cốc cà phê dựa trên 16 nhóm MBTI
Quấy rối MBTI là gì?

Với sự phổ biến ngày càng tăng của MBTI, nhiều vấn đề khác nhau đã xuất hiện, một trong số đó là "quấy rối MBTI".
Ác cảm khi bị phân loại
MBTI đã trở thành một công cụ hiệu quả để hiểu sâu hơn về bản thân và hiểu người khác, nhưng một số người cảm thấy không thoải mái khi bị đánh giá bởi nhóm MBTI. Ví dụ, đưa ra các giả định như "Bạn là một INFP, vì vậy bạn chắc chắn là như thế này" có thể được coi là bỏ qua bản chất đa sắc của một cá nhân.
Khoảng 20% sinh viên đại học hiện nay từng giả mạo nhóm MBTI của họ
Theo kết quả khảo sát được thực hiện bởi Circle Up, một dịch vụ nghiên cứu nhanh chuyên về Thế hệ Z, trong số 500 sinh viên đại học hiện tại, khoảng 20% sinh viên đại học hiện tại trả lời rằng họ đã từng nói dối về nhóm MBTI của mình để phù hợp với những gì người khác thích, chứ không phải là nhóm MBTI ban đầu. Có thể nói, hành vi này xuất hiện như một biện pháp đối phó với mong muốn "trở thành một người có tính cách tốt" và những định kiến, thành kiến về nhóm MBTI.

MBTI là một công cụ mạnh mẽ để tìm hiểu bản thân, nhưng nó cũng là chìa khóa để hiểu người khác. Tuy nhiên, tính cách không cố định và thay đổi tùy thuộc vào môi trường và trải nghiệm. Điều quan trọng nữa là xem kết quả MBTI là "gợi ý" hơn là "nhãn". Sự chú ý tập trung vào cách MBTI sẽ phát triển trong xã hội Nhật Bản và trở thành biểu tượng của sự đồng cảm và đa dạng.
Comments