【Văn hóa truyền thống】"Màu sắc truyền thống" ở Nhật Bản. Danh sách các màu sắc tiêu biểu.

日本 伝統色 歴史 代表的 一覧

Bạn có biết những màu sắc truyền thống độc đáo của Nhật Bản đã được lưu truyền từ thời xa xưa không? Đa phần là những màu sắc có nguồn gốc thiên nhiên, tô điểm cho khung cảnh bốn mùa như màu hoa cỏ, thực vật và động vật, hay xuất hiện từ các văn hóa truyền thống như các lễ hội, nguyên liệu và món ăn theo mùa. Những màu sắc này là những màu truyền thống của Nhật Bản, được đặt tên thông qua cảm quan màu sắc độc đáo của những con người được sinh ra và lớn lên trong khí nhưỡng của Nhật Bản.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu những gam màu truyền thống đặc trưng, những màu sắc mang tính lịch sử, màu sắc của các mùa và những cách ứng dụng màu sắc truyền thống.

Giới thiệu về những "màu sắc truyền thống" đã tồn tại lâu đời ở Nhật Bản

日本 伝統色 歴史 代表的 一覧

Từ xa xưa, Nhật Bản đã xuất hiện những màu sắc truyền thống từ ảnh hưởng của khí hậu và phong cảnh khác biệt rõ rệt trong bốn mùa, cũng như những màu sắc sinh ra từ văn hóa Nhật Bản

Ví dụ, những màu sắc dựa trên khung cảnh tự nhiên và các yếu tố thay đổi theo mùa như hoa, thực vật, động vật, v.v., hay những màu dựa trên các loại khoáng sản, đá bán quý, sự kiện và thực phẩm theo mùa, và các màu sắc mang tính văn hóa trong kiến trúc, nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ. Vì vậy, nhiều màu sắc truyền thống mang trong mình những câu truyện riêng về tên gọi của nó.

Đó cũng là một kỹ nghệ đặc biệt với sự nhạy cảm và cảm quan màu sắc độc đáo của riêng người Nhật Bản. Màu sắc truyền thống được sinh ra từ những yếu tố này đã được ứng dụng trong các sản phẩm thủ công như dệt may, nhuộm, kiến trúc và hội họa Nhật Bản trong suốt chiều dài lịch sử. Ngày nay, chúng vẫn được sử dụng trên kimono, phụ kiện trang phục, giấy washi, v.v. và vẫn được lưu truyền qua các thế hệ.

Màu sắc truyền thống xuất hiện trong lịch sử Nhật Bản

Màu sắc truyền thống đã xuất hiện trong nhiều bối cảnh lịch sử khác nhau, bao gồm chính trị, văn hóa và nghệ thuật. Dưới đây là một số câu truyện về cách mà màu sắc truyền thống đã xuất hiện trong lịch sử lâu đời của Nhật Bản.

Hệ thống mũ miện mười hai bậc: Màu sắc của mũ miện được quy định theo cấp bậc của quan lại

聖徳太子 一万円札
Một tờ tiền cũ mô tả Hoàng tử Shotoku, người đã thiết lập hệ thống mũ miện 12 bậc

Hệ thống mũ miện 12 bậc là hệ thống cấp bậc chính thức được thực hiện từ năm 605 đến 648, theo đó màu sắc của mũ miện được chia thành 12 màu theo cấp bậc quan lại, giúp nhận biết cấp bậc ngay lập tức. Trong hệ thống này, mũ miện của quan có bậc cao nhất được quy định là màu tím Koki - một màu tím đậm và trầm. Lý do là bởi vào thời đó, màu nhuộm tím rất quý giá do quá trình chiết xuất phức tạp. Cấp bậc thứ 2 sẽ là mũ miện màu Usuki - một màu tím nhạt hơn so với Koki của bậc cao nhất. Từ bậc ba trở đi sẽ sử dụng các màu xanh lam, đỏ, vàng, trắng và đen, phân chia theo độ đậm nhạt.

Màu không được dùng và màu bị cấm: Có những màu không được phép mặc!

Sau khi bãi bỏ hệ thống mũ miện 12 bậc, màu sắc của cấp bậc thay đổi từ màu mũ miện sang màu của trang phục. Việc mặc trang phục có màu sắc của các cấp bậc cao hơn bị cấm. Những màu đó được gọi là "màu không được dùng". Ngoài ra, còn có một màu sắc "bị cấm" mà chỉ Hoàng đế và Thái tử mới có thể mặc, đó là "màu Kourozen" - màu nâu vàng và :màu Ouni" - màu cam đỏ tươi.

Mặt khác, những người có địa vị thấp sẽ mặc trang phục màu hồng đất "ikkonzome" hay màu tím phớt. Vì là những màu ai cũng cso thể mặc, nên chúng còn được gọi là "màu an toàn".

Theo dòng thời gian, tới thời kỳ Edo, có những thời điểm sắc lệch cấm phung phí được ban hành, cấm sử dụng những màu sắc rực rỡ. Dù vậy, những người dân Edo vẫn tạo ra những tông màu chưa từng có trước đây của màu nâu và xám được phép sử dụng. Chúng được gọi là "48 màu trà 100 màu chuột", và họ đã khéo léo sử dụng những tông màu khác nhau này để phối hợp trang phục một cách tinh tế.

Trang phục 12 lớp thời kỳ Heian: sự phối hợp màu sắc thách thức kiến thức và gu thẩm mỹ của các nữ quan

十二単 日本 伝統色 歴史 代表的 一覧

Bên cạnh những quy định hạn chế màu sắc hay cấp bậc, đối với những nữ quan thời Heian, những kiến thức về sự phối hợp màu sắc cũng rất cần thiết. "Juuni Hitoe" là trang phục của các nữ quan thời Heian, với nhiều lớp lụa mỏng không có vải lót, có thể nhìn xuyên qua các lợp vải. Do đó, việc kết hợp các màu sắc, bao gồm cả những loại vải xuyên thấu, là rất quan trọng. 

Hơn nữa, việc phối màu này không chỉ cần đẹp mắt mà còn cần phải thể hiện được cảm giác về các mùa trong năm. Tiêu chuẩn của việc này dựa trên tên của các màu truyền thống. Các màu sắc truyền thống thường có tên gọi dựa theo các loại thực vật, động vật và cảnh quan theo mùa, và quy tắc là mặc những màu này vào đúng mùa mà chúng đại diện. Để thực hiện được điều này, cần có sự tinh tế và hiểu biết. 

Những màu sắc truyền thống thường được sử dụng ở Nhật Bản

Màu tím

紫色 日本 伝統色 歴史 代表的 一覧

Màu tím là màu được quy định là dành cho mũ miện của cấp bậc cao nhất.  Nó bắt nguồn từ vẻ đẹp của những bông hoa của cây cỏ tím (murasaki) mọc thành từng chùm. Tuy nhiên, màu của loài hoa này là màu trắng. Còn màu tím là màu nhuộm được tạo ra từ rễ của loài cây này. Rễ cây này được gọi là "shikon", và để làm thành thuốc nhuộm, chúng phải được phơi khô và nghiền nát bằng cối xay đá, cho vào túi, đổ nước nóng và lọc nhiều lần. Màu tím càng đậm sẽ càng cần nhiều thuốc nhuộm, vì vậy tạo ấn tượng càng cao quý.

Theo thời gian, thuốc nhuộm màu tím cũng được làm từ một loại cây gọi là Suou. Tuy nhiên, trong khi những loại được nhuộm bằng rễ cây cỏ tím được gọi là "màu tím thật", thì loại này được gọi là "màu tím giả". Hiện nay, cỏ tím được chỉ định là loài có nguy cơ tuyệt chủng và được trồng trên khắp Nhật Bản để bảo tồn.

Màu đỏ rượu vang thẫm

茜色 日本 伝統色 歴史 代表的 一覧

Màu này có nguồn gốc từ một loại cây có tên là "Akane - Cây rễ đỏ", một loại thuốc nhuộm từ thực vật lâu đời nhất thế giới. Đây là màu đỏ đậm và trầm, tương truyển rằng nữ hoàng Himiko của vùng Yamatai ở Nhật Bản đã nhận được vải nhuộm màu đỏ rượu vang từ hoàng đế nước Ngụy ở Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ 3. Giống như cây cỏ tím, sắc tố đỏ tích tụ trong rễ. Rễ này được sấy khô và đun sôi để sử dụng làm thuốc nhuộm.

Ngoài ra còn có các giống akane phương Tây và akane Ấn Độ, nhưng akane Nhật Bản có rễ nhỏ, cần phải thu hoạch khá nhiều để sử dụng làm nguyên liệu nhuộm. Ngày nay, số lượng cây tự nhiên đã giảm đáng kể, khiến nó trở thành một chất nhuộm quý hiếm.

Màu Gun-jou (lam sẫm)

群青色 日本 伝統色 歴史 代表的 一覧

Ngoài thuốc nhuộm, một số màu truyền thống có nguồn gốc từ bột màu được sử dụng trong hội họa và kiến trúc Nhật Bản. Một trong số đó là "Gunjou" - màu lam sẫm. Đây là một màu truyền thống có nguồn gốc từ bột đá có được khi nghiền một khoáng chất gọi là copperite chàm (tên tiếng Anh: azurite), có nghĩa là "màu xanh tập trung thành đám".

Màu Gunjou là một bột màu đắt ngang với đá quý, vì vậy nó chỉ được sử dụng trong các tác phẩm Phật giáo quan trọng. Có nhiều màu xanh truyền thống khác, và "màu lam", một màu thuốc nhuộm từ thực vật lâu đời nhất thế giới cùng với màu đỏ rượu, cũng là một trong những tông màu xanh truyền thống.

Màu sắc truyền thống gắn liền với các mùa ở Nhật Bản

Mùa xuân: Màu hoa anh đào

桜色 日本 伝統色 歴史 代表的 一覧

Màu hoa anh đào là một màu hồng nhạt xuất hiện vào thời Heian. Vào thời điểm đó, hoa anh đào phổ biến là giống hoa anh đào núi. Tuy nhiên, màu sắc của hoa anh đào núi là màu trắng. Lý do tại sao màu hồng nhạt lại được đặt tên là màu hoa anh đào, có thể được lí giải khi xem xét các quy tắc "phối màu kasane" của kimono. Vải lụa thời đó là một loại vải mỏng xuyên thấu, tận dụng đặc điểm này, người ta đã kết hợp các màu sắc để thể hiện cảm giác về mùa. Chỉ riêng mùa xuân đã có nhiều kiểu kết hợp khác nhau, và một trong số đó là hoa anh đào. Sự kết hợp "trắng bên ngoài và hoa đỏ trên lớp lót" được sử dụng để thể hiện hoa anh đào núi.

Mùa hè: Màu Nadeshiko

撫子色 日本 伝統色 歴史 代表的 一覧

Đó là màu đỏ nhạt với một chút tím, giống như hoa nadeshiko, xuất hiện vào thời Heian. Có nhiều giả thuyết khác nhau trong "phối màu kasane" truyền thống, chẳng hạn như "vải bên ngoài màu đỏ và lớp lót màu tím", "vải bên ngoài là mận đỏ, lớp lót có màu xanh lam" hay "vải bên ngoài là Suou, lớp lót có màu xanh". Loài hoa này là nguyên mẫu của từ "Yamato Nadeshiko", tượng trưng cho một người phụ nữ hiền lành và xinh đẹp, được coi là đức tính của phụ nữ Nhật Bản thời xưa. Không chỉ là 1 màu truyền thống, đây là một màu đẹp trong "phối màu kasane".

Mùa thu: Màu lá đỏ

紅葉色 日本 伝統色 歴史 代表的 一覧

Màu sắc của lá mùa thu là màu đỏ tươi của lá phong cuối mùa thu. Nguồn gốc của nó xuất phát từ sự phối màu trang phục trong thời kỳ Heian. "Vải bên ngoài là màu đỏ, lớp lót là màu đỏ sẫm" thể hiện những chiếc lá phong trồng lên nhau. Có nhiều giả thuyết khác nhau về phối màu lá mùa thu, và một trong số đó là "màu vàng bên ngoài và lớp lót màu Suon", thể hiện sự kết hợp của lá vàng và lá đỏ. Qua đây, ta có thể hiểu được về cảm quan màu sắc của người dân thời Heian.

Mùa đông: Màu trắng bạc

銀鼠色 日本 伝統色 歴史 代表的 一覧

Màu trắng bạc là màu xám nhạt với một chút ánh bạc, và là một trong "48 màu trà 100 màu xám" xuất hiện khi lệnh cấm xa xỉ được ban hành. Nó cũng là một màu sáng của "năm màu mực" của tranh thủy mặc, được vẽ theo các sắc độ như màu đậm, màu cháy xém, màu dày, màu nhạt và màu trong, và cũng là một trong các loại bột màu truyền thống.

Phụ kiện Nhật Bản và hàng hóa linh tinh sử dụng màu sắc truyền thống

Các mặt hàng vẫn sử dụng màu sắc truyền thống cho đến ngày nay tiêu biểu là kimono và obi, cùng các phụ kiện cần thiết khi mặc kimono như obi-age và obi-jime. Ngoài ra, màu sắc truyền thống cũng được sử dụng trong búp bê Nhật Bản, giấy washi, origami, khăn quàng cổ,... Một số màu truyền thống mang ý nghĩa may mắn, vì vậy, khi chọn quà lưu niệm, hãy tham khảo các màu sắc truyền thống này.

Mục lục

Survey[Trả lời khảo sát]Hãy trả lời những câu hỏi về du lịch Nhật Bản.







Giới thiệu thêm