"Nihonga" là gì? Giới thiệu các họa sĩ đại diện của Nhật Bản và các bảo tàng nên tới ở Nhật Bản

"Nihonga" theo nghĩa đen là đề cập đến "hội họa Nhật Bản". Vậy, chính xác thì thuật ngữ "Nihonga" đề cập đến điều gì? Có phải bức tranh nào được vẽ ở Nhật Bản cũng là "Nihonga" không? Bất cứ tác phẩm nào do một người Nhật Bản vẽ đều có thể được coi là "Nihonga" hay không? Hay chỉ những tác phẩm dựa trên chủ đề truyền thống của Nhật Bản mới có thể được gọi là "Nihonga"? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu khái niệm và định nghĩa, cũng như các họa sĩ tiêu biểu của Nihonga và các  bảo tàng mà bạn có thể thưởng thức tranh Nhật Bản.

* Nếu bạn mua hoặc đặt chỗ cho các sản phẩm được giới thiệu trong bài viết, một phần doanh thu sẽ được hoàn lại cho FUN!JAPAN.

Khái niệm và định nghĩa về "Nihonga"

Nếu bạn tra cứu từ điển tiếng Nhật "Kojien 7th Edition" (do Izuru Niimura biên tập, Iwanami Shoten, 2018), bạn có thể tìm thấy mô tả sau trong phần "Nihonga".

"Một thuật ngữ dùng để chỉ các bức tranh được tạo ra trong thời kỳ Minh Trị dựa trên kỹ thuật và phong cách bản địa của Nhật Bản, trái ngược với các bức tranh phương Tây được nhập khẩu từ châu Âu sau thời Minh Trị.

Như ai am hiểu về lịch sử Nhật Bản sẽ dễ dang nhận ra, "thời kỳ Minh Trị" ở đây đề cập đến thời kỳ kéo dài hơn 40 năm kể từ sau cuộc Duy tân Minh Trị vào năm 1868 sau Công nguyên. Theo cách hiểu này, chúng ta có thể thấy rằng khái niệm "hội họa Nhật Bản" còn mới một cách đáng ngạc nhiên về mặt lịch sử Nhật Bản, chỉ mới hình thành từ giữa thế kỷ 19.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu "Nihonga" từ góc độ khái niệm, đặc điểm và chất liệu của nó. Khi chuẩn bị bài viết này, chúng tôi đã tham khảo một số nguồn, và nhận thấy có sự sai khác đôi chút về "Nihonga" (phạm vi đề cập) giữa csc nhà nghiên cứu và tài liệu.

Hiện tại, rõ ràng đã có "một sự pha trộn giữa xu hướng mở rộng khái niệm hội họa Nhật Bản và xu hướng giữ Nihonga trong một hạn chế nhất định" (Ryo Furuta, Nihonga là gì?: Lịch sử hội họa Nhật Bản hiện đại, KADOKAWA, 2018).

Trong bài viết này, trừ khi có ghi chú đặc biệt, chúng tôi sẽ giải thích khái niệm "Nihonga" theo quan điểm hiện đại, phù hợp với trích dẫn từ từ điển đã đề cập ở trên. Xin lưu ý rằng chỉ riêng định nghĩa này là một chủ đề gây tranh cãi, vì vậy chúng tôi sẽ không đi vào chi tiết của từng lập luận ở đây.

Sự ra đời của khái niệm "Nihonga": Bài giảng của Fenollosa

Đầu tiên, hãy tóm tắt các sự kiện liên quan đến sự ra đời của khái niệm "Nihonga" ở Nhật Bản trong thời kỳ Minh Trị. Theo "Nihonga là gì?", "Sự kiện đầu tiên trong đó thuật ngữ nghệ thuật 'nihonga' được sử dụng như một đối trọng với hội họa phương Tây hoặc tranh sơn dầu" là một bài giảng có tựa đề "Lý thuyết nghệ thuật chân thực" của một người nước ngoài tên là Ernest F. Fenollosa (1853-1908) vào tháng 5 năm 1882 (Minh Trị 15). Vào thời điểm đó, Fenollosa là một trong những người được gọi là "nhân sự người nước ngoài" đến để truyền bá triết học phương Tây (vào Nhật Bản). Bài giảng này là được dịch từ một bài phát biểu bằng tiếng Anh, và trong bản tiếng Nhật đã sử dụng từ "Nihonga" để thay thế cho từ "Japnnese painting".

Cùng với đó, trong bài giảng này, Fenollosa đã hướng tới "Hãy cùng tìm ra vẻ đẹp trong hội họa Nhật Bản vượt ra ngoài chủ nghĩa hiện thực và xây dựng của hội họa phương Tây." Từ "Nihonga" này đã được Fenollosa sử dụng để đề cập đến "định  nghĩa về những bức tranh độc đáo của Nhật Bản trái ngược với tranh sơn dầu" và "tất cả các bức tranh được làm bằng kỹ thuật và vật liệu truyền thống, bất kể phong cách".

Đặc điểm tiêu biểu của "Nihonga": khác biệt hoàn toàn so với hội họa phương Tây

Mặc dù khái niệm "Nihonga" có thể xác nhận nguồn gốc như vây, nhưng phải đến đầu những năm 20 thời Minh Trị, "thuật ngữ 'Nihonga' trở nên phổ biến bất chấp các vấn đề xoay quanh" (Noriaki Kitazawa, "Tiểu luận về sự hình thành khái niệm 'Nihonga'," Lịch sử biên giới nghệ thuật, mở rộng và cải tiến: Ghi chú về lịch sử hình thành 'nghệ thuật', Chikuma Shobo, 2023, 197-300). "Lịch sử mỹ thuật Nhật Bản qua thị giác và tinh thần: Giữa nghệ sĩ, tác phẩm và người xem" của Ryo Furuta (Minerva Shobo, 2014) phân tích sự phát triển đặc điểm của hội họa Nhật Bản kể từ những năm Minh Trị 20 như sau.

"Vấn đề về mặt thể hiện mà không thể thiếu đối với sự hình thành của hội họa Nhật Bản là xu hướng hiện thực được thừa hưởng từ 'Nihonga cũ'. Hội họa Nhật Bản hiện đại bắt đầu với việc bổ sung các yếu tố hiện thực vào các biểu hiện của các trường phái hội họa truyền thống như trường phái Kano và trường phái Maruyama. Kế thừa từ lý thuyết của Fenollosa, sự cải thiện thực tế về biểu đạt được thực hiện bởi các họa sĩ của Trường Mỹ thuật Tokyo và Hiệp hội Hội họa Nhật Bản (cái gọi là Trường phái mới) như sau. Thứ nhất, về đường nét, tiết chế việc sử dụng các nét dày và mạnh mẽ không có tính thực tế. Đối với màu sắc, tăng cường sử dụng màu sắc và sử dụng các mức độ màu. Áp dụng phương pháp ánh sáng và bóng tối trong phối cảnh 3 chiều. Trong bố cục, có sự thay đổi từ cách thể hiện phân tán hoặc đa góc nhìn sang phối cảnh tập trung theo phương thức 1 góc nhìn. Thông qua những điều này, họ đã cố gắng thể hiện sự thực tế, cái nhìn khách quan về không gian của sự vật, theo tiền đề của hội họa phương Tây giả định, trong hội họa Nhật Bản."

Tuy nhiên, sự chú ý tới "đường nét" và "thực tế" trong thế giới hội họa Nhật Bản vào những năm Minh Trị 20 đã thay đổi hoàn toàn vào những năm 30, với sự thu hút về phương pháp vẽ không đường nét và việc thay đổi từ chủ nghĩa hiện thực sang trang trí.

Bây giờ, chúng ta hãy xem xét các đặc điểm của "Nihonga" so với hội họa phương Tây (Youga). Theo Ryu Furuta viết trong "Lịch sử nghệ thuật Nhật Bản qua thị giác và tinh thần", khi phân biệt các tác phẩm với những gì có thể được gọi là tác phẩm tiêu chuẩn bằng chất liệu và các đặc điểm bên ngoài, có vẻ như những điều sau đây có thể được so sánh và đối chiếu (một số được trích dẫn từ bảng được biên soạn trong cuốn sách).

Cụ thể, ví dụ như về chất liệu hỗ trợ cho tác phẩm (phần nền của bức tranh), "Lụa và giấy được sử dụng trong Nihonga, còn tranh phương Tây sử dụng vải canvas", về hình thức của tác phẩm, "Trong khi tranh phương Tây sử dụng khung, Nihonga có hình thức trụ, bình phong và tranh cuộn," còn về chủ đề của tác phẩm, "tranh phương Tây có phụ nữ khỏa thân, phong cảnh và con người, Nihonga có hoa điểu, sơn thủy và mỹ nhân." 

Vật liệu được sử dụng trong sản xuất tranh Nhật Bản

日本画 素材
*Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.

Từ đây, chúng ta hãy thay đổi góc nhìn và tìm hiểu các vật liệu được sử dụng trong việc sản xuất các bức tranh Nhật Bản. Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu nội dung của "Hồi sinh Nihonga: Truyền thống - Kế thừa và 1000 năm tích lũy" (do Phòng thí nghiệm Hội họa Nhật Bản, Trường Cao học Mỹ thuật, Đại học Nghệ thuật Tokyo, Đại học Nghệ thuật Tokyo, Hiệp hội Hợp tác biên tập, 2001).

Nihonga là một phong cách hội họa có lịch sử lâu đời (trong "Hồi sinh hội họa Nhật Bản", "Nihonga" được coi là một khái niệm có ý nghĩa rộng với "lịch sử 1.000 năm") thường được vẽ trên giấy washi, lụa, gỗ, v.v. Các loại màu tự nhiên được sử dụng trong hội họa Nhật Bản bao gồm "màu nghiền từ khoáng chất và đá", và "những loại thu được từ động vật và thực vật".

日本画 素材
*Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.

Trong số này, "màu được nghiền từ khoáng chất" được gọi là "màu đá tự nhiên". Màu đá tự nhiên càng mịn (số hạt tăng lên) thì màu càng nhạt (ví dụ, màu xanh làm được làm từ khoáng chất azurite nghiền). Mặt khác, "màu thu được từ động vật và thực vật" được gọi là "màu nhuộm" (ví dụ, "màu vàng nghệ, là một loại màu nhuộm có sắc vàng, được lấy từ cây nghệ tây"). Tuy nhiên, ngày nay, màu nhân tạo đôi khi được sử dụng trong trường hợp màu hiếm do có độc tính hoặc sản lượng thấp.

Ngoài ra, "gofun" cũng được sử dụng rộng rãi như một chất liệu cho Nihonga. Loại màu này có chất lượng cao nhất sản xuất từ "vỏ của các con hàu tự nhiên", không chỉ được sử dụng như một "màu vẽ màu trắng" mà còn được sử dụng làm nền hoặc để tạo hiệu ứng ba chiều của cánh hoa.

Ngoài bột màu, còn có "nikawa" - một loại chất kết dính như keo cũng được sử dụng. Bởi các loại bột màu trong Nihonga được tạo ra bằng cách nghiền đá và tinh chế đất, không có khả năng kết dính như màu của tranh sơn dầu hay màu nước. Chất kết dính được sử dụng cho mục đích này là "gelatin chiết xuất từ da và xương động vật hoặc cá", và hiện nay vẫn được sử dụng để  đồ nội thất, v.v."

Các họa sĩ đại diện Nhật Bản: Taikan, Shoen, Kaiyi

日本画 画材
*Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.

Tiếp theo, chúng ta hãy điểm qua một số nghệ sĩ tiêu biểu nhất của Nihonga kể từ thời cận đại (nội dung phần này dựa theo "Sẽ thú vị hơn nếu bạn biết cách nhìn! Sách giáo khoa về hội họa Nhật Bản" (Natsumesha, 2023) của Ryo Furuta và Kunio Itoi, minh họa bởi Takayuki Ino, và "Họa sĩ Nhật Bản trong sách giáo khoa (2) Họa sĩ Nhật Bản: Taikan Yokoyama, Kaii Higashiyama, Shoen Uemura và những người khác" của Miyako Kudo (Shiobunsha, 2013).

Taikan Yokoyama

Người đầu tiên được giới thiệu là Taikan Yokoyama (1868-1958), người được mệnh danh là "Bậc thầy dẫn đầu của Nihonga". Năm 21 tuổi, ông vào Trường Mỹ thuật Tokyo, nơi ông gặp Tenshin Okakura (người đã cùng Fenollosa làm việc chăm chỉ để thành lập trường nghệ thuật và là hiệu trưởng của trường sau khi khai trương), và mài giũa tài năng của mình.

Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, Mugo, được sáng tác khi ông 29 tuổi, và thể hiện "trạng thái vị tha, không tham lam và giác ngộ" qua hình ảnh một đứa trẻ đứng trong bộ kimono quá khổ và đi dép người lớn. Taikan, người "luôn tìm kiếm những hướng đi mới cho Nihonga", đã dẫn đầu giới hội họa Nhật Bản bằng cách mạnh dạn áp dụng một kỹ thuật tiên phong được gọi là "Morotai" - "diễn đạt mà không dùng đường nét" và mạnh dạn thử nghiệm với các phương pháp cổ điển.

Uemura Shoen

Uemura Shoen (1875-1949), người sẽ được giới thiệu tiếp theo, được biết đến như là "đỉnh cao của các nữ họa sĩ Nhật Bản với tranh mỹ nhân". Năm 12 tuổi, Shoen nhập học trường Mỹ thuật Kyoto, và đến năm 15 tuổi, bà đã trưng bày tác phẩm của mình tại một cuộc triển lãm và được một thành viên hoàng gia Anh mua lại (người đang đến thăm Nhật Bản vào thời điểm đó). Kiệt tác "Jo no Mai" (Tài sản văn hóa quan trọng) của bà vẽ lại "một người phụ nữ thượng lưu tập khiêu vũ", không chỉ là tác phẩm tiêu biểu của Shoen mà còn là tác phẩm tiêu biểu của tranh mỹ nhân. Sau này, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên nhận được Huân chương Văn hóa.

Kaiyi Higashiyama

Người thứ ba được giới thiệu ở đây là Kaii Higashiyama (1908-1999), người được gọi là "họa sĩ quốc dân Nhật Bản". Kaii là một học sinh xuất sắc kể từ những ngày còn học tại Trường Mỹ thuật Tokyo, nhưng chỉ sau Thế chiến II, khả năng của ông mới được phát huy. Ngoài việc giành được nhiều giải thưởng, ông còn là một họa sĩ làm việc trong các dự án lớn, chẳng hạn như tạo ra "bức tranh tường của Cung điện phía Đông và Cung điện Hoàng gia" và dành 10 năm để vẽ các bức tranh tường và tranh trên cửa trượt của chùa Toshodai-ji ở tỉnh Nara.

Những địa điểm ở Nhật Bản mà bạn có thể thưởng thức "Nihonga"

Dưới đây là một số địa điểm nên đến thăm nếu bạn muốn thưởng thức "Nihonga" ở Nhật Bản. Mỗi bảo tàng nằm rải rác trên khắp đất nước thường tổ chức các cuộc triển lãm của các nghệ sĩ Nhật Bản và các trường phái tương ứng của họ, và đôi khi các triển lãm cũng diễn ra trong thời gian giới hạn tại các bảo tàng rải rác trên toàn quốc. Nếu bạn yêu thích một nghệ sĩ hoặc một phong cách hội họa nào đó, vui lòng kiểm tra thông tin các triển lãm trên Internet.

Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia Tokyo (Tokyo)

Đầu tiên, chúng tôi muốn giới thiệu với bạn về Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia Tokyo, nằm ở Chiyoda-ku, Tokyo (trong Công viên Kitanomaru). Tại đây, với Bộ sưu tập MOMAT, một triển lãm với các tác phẩm giới thiệu về "lịch sử nghệ thuật hiện đại và đương đại ở Nhật Bản từ cuối thế kỷ 19 đến nay", có khoảng 200 tác phẩm luôn được trưng bày luân phiên khoảng năm lần một năm. Ngoài ra còn có một căn phòng dành riêng cho thể loại "Nihonga".

  • Địa chỉ: 3-1 Công viên Kitanomaru, Chiyoda-ku, Tokyo
  • Cách đi: Khoảng 3 phút đi bộ từ ga Takebashi trên tuyến Tokyo Metro Tozai
  • Giờ mở cửa: 10:00~17:00 (10:00~20:00 vào thứ Sáu và thứ Bảy)
    • Giờ mở cửa của các triển lãm đặc biệt có thể khác nhau tùy thuộc vào triển lãm. Vào cửa lượt cuối là trước khi đóng cửa 30 phút.
  • Ngày nghỉ: Thứ Hai (nếu trùng với ngày lễ, sẽ mở của thứ 2 và đóng cửa vào ngày đi làm đầu tiên sau lễ), thời gian chuẩn bị triển lãm mới, ngày cuối năm và năm mới

Bảo tàng Nghệ thuật Adachi (Shimane)

Tiếp theo là Bảo tàng Nghệ thuật Adachi ở thành phố Yasugi, tỉnh Shimane. Bảo tàng này nổi tiếng toàn thế giới với khu vườn Nhật Bản xinh đẹp, đã được xếp hạng nhất trong các khu vườn đẹp nhất Nhật Bản trong 21 năm liên tiếp bởi một tạp chí chuyên về vườn Nhật Bản của Mỹ. Bên cạnh đó, nó cũng được biết đến như một bảo tàng với bộ sưu tập gồm tổng cộng 2.000 món, bao gồm cả các tác phẩm của Yokoyama Taikan với khoảng 120 tác phẩm.

  • Địa chỉ: 320 Furukawa- cho, thành phố Yasugi, tỉnh Shimane
  • Cách đi: Khoảng 20 phút đi xe buýt miễn phí từ ga JR Yasugi
  • Giờ mở cửa: Tháng Tư ~ Tháng Chín: 9:00 ~ 17:30, Tháng Mười ~ Tháng Ba: 9:00 ~ 17:00
  • Ngày nghỉ: Mở cửa quanh năm

Bảo tàng Nghệ thuật Shohaku (Nara)

Bảo tàng Nghệ thuật Shohaku, nằm ở thành phố Nara, tỉnh Nara, được biết đến như một bảo tàng nghệ thuật giới thiệu tác phẩm hội họa của ba thế hệ: Uemura Shoen đã được giới thiệu bên trên, Shoto -con trai của Shoen, và Junyuki - con trai của Shoto. Một trong những kiệt tác của Uemura Shoen, "Hanagatami", cũng nằm trong bộ sưu tập của bảo tàng.

  • Địa chỉ: Thành phố Nara Tomigaoka 2-1-4
  • Cách đi: Khoảng 5 phút đi xe buýt từ trạm số 5 hoặc 6 của Bến xe buýt bên Cửa Bắc của Ga Gakuenmae, trên Tuyến Kintetsu Nara. Xuống tại điểm Cầu Obuchi (trước Bảo tàng Nghệ thuật Shohaku)" và băng qua Cầu Obuchi ở phía tay phải
  • Giờ mở cửa: 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều (Vào cửa đến 4 giờ chiều)
  • Ngày nghỉ: Thứ Hai (nếu là ngày lễ sẽ mở cửa, và nghỉ vào ngày đi làm lại đầu tiên), ngày cuối năm và tết, thời gian đổi mới triển lãm hoặc các trường hợp khác cần thiết

Bảo tàng Nghệ thuật Tỉnh Nagano (Nagano)

Cuối cùng là Bảo tàng Nghệ thuật Tỉnh Nagano (Thành phố Nagano, Tỉnh Nagano). Bảo tàng này vốn là Bảo tàng Higashiyama Kaiyi, mở cửa vào năm 1990. Nơi đây lưu giữ hơn 970 tác phẩm, với các triển lãm được đổi mới mỗi 2 tháng một lần, vì vậy bạn có thể thưởng thức thế giới các tác phẩm của Kaii Higashiyama.

  • Địa chỉ: 1-4-4 Hakoshimizu, Thành phố Nagano, Tỉnh Nagano (trong Công viên Shiroyama, bên cạnh Chùa Zenkoji)
  • Truy cập:
    • 1. Từ Trạm xe buýt Zenkojiguchi của ga JR Nagano (1), đi xe buýt Alpico Kotsu tuyến 11 đi qua Zenkoji đến Ugi, Tuyến 16 qua Zenkoji và Wakatsuki Complex đến Wakatsuki Tojo, hoặc Tuyến 17 qua Zenkoji và Saijo đến Wakatsuki Tojo, xuống tại Zenkoji Kita (thời gian cần thiết khoảng 15 phút). Đi bộ khoảng 3 phút theo hướng xe buýt.
    • 2. Xuống tại "Ga Zenkojishita" của Tuyến Nagano Dentetsu và đi bộ khoảng 15 phút đến Công viên Shiroyama.
  • Giờ mở cửa: 9:00~17:00 (Vào phòng triển lãm đến 16:30)
  • Ngày nghỉ: Thứ Tư hàng tuần (nếu thứ Tư là ngày lễ thì nghỉ vào ngày đi làm tiếp theo), ngày cuối năm và tết

Mục lục

Survey[Trả lời khảo sát]Hãy trả lời những câu hỏi về du lịch Nhật Bản.







Giới thiệu thêm