5 món ngon không thể thiếu cho tháng Rằm Trung thu. Ngoài soba, bánh dango, còn có cả hamburger!

"Rằm Trung thu" là một nét đặc trưng mùa thu, cũng là một phong tục hết sức phổ biến ở Nhật Bản. Ngoài các món ăn mang tính truyền thống vào dịp Rằm Trung thu của Nhật Bản, vào dịp này bạn còn có thể thấy những món ngon liên quan đến "hội ngắm trăng" được bán ở các cửa hàng tiện lợi và cửa hàng đồ ăn nhanh. Bài viết này sẽ giới thiệu tới các bạn những món ăn ngon không thể thiếu mỗi dịp Rằm Trung thu của Nhật Bản và nguồn gốc của "hội ngắm trăng".

Rằm Trung thu là gì? Lịch sử và các hoạt động truyền thống

中秋の名月 満月とすすき

Rằm Trung thu là một phong tục dân gian để thưởng trăng vào ngày 15/8 theo âm lịch. Ở Nhậ Bản, mùa thu là mùa được coi là đẹp nhất trong năm vì có độ ẩm thấp và không khí trong lành, mặt trăng cũng ở vị trí có độ cao vừa đẹp.

Văn hóa ngắm trăng dường như đã được du nhập từ Trung Quốc trong thời kỳ Heian (794 ~ 1185), ban đầu nó là một thú vui thanh lịch phổ biến trong giới quý tộc, nhưng khi bước đến thời Edo (1603 ~ 1869), nó đã phổ biến với cả người dân bình thường, và được coi như một hình thức để cầu nguyện và cảm ơn các vị thần đã cho một vụ mùa bội thu.

Có tới 3 cơ hội để ngắm trăng?

中秋の名月(十五夜)

Nói đến "hội ngắm trăng", được biết đến nhiều nhất là "đêm mười lăm" - trăng rằm trung thu, nhưng thực tế, bạn còn có hơi hội thưởng thức vầng trăng đẹp vào tháng sau và tháng sau đó nữa!

Ngày 15/8 âm lịch: Đêm mười lăm

Đây là hội ngắm trăng phổ biến nhất, thường được biết đến là "Rằm Trung thu", dịp để thưởng ngoạn vầng trăng tròn đầy. Vì đây cũng là mùa thu hoạch lúa, mọi người sẽ cùng ngắm trăng sau khi dâng cúng những bông lúa, cỏ lau để cầu nguyện cho một vụ mùa bội thu.

Ngày 13/9 âm lịch: Đêm mười ba

Ngày ngắm trăng được tổ chức sau đêm mười lăm khoảng một tháng, còn được gọi là "Hội trăng muộn". Ngày này cũng là ngày chúc mừng vụ thu hoạch hạt dẻ và đậu, nên còn có tên khác là "Rằm Hạt dẻ" hoặc "Rằm Hạt đậu". Trăng đêm mười ba không phải là trăng tròn, nên ngày này cũng được đặc trưng bởi niềm vui khi ngắm một vầng trăng không hoàn hảo.

Ngày 10/10 âm lịch: Đêm mùng mười

Là một phong tục để kết thúc vụ thu hoạch mùa thu, sau khi lúa đã được gặt xong, sự kiện này sẽ được tổ chức như một nghi lễ để tiễn các vị thần đồng lúa về núi.

Phong tục đêm mùng mười chỉ thường chỉ có ở vùng phía đông Nhật Bản, mà chủ yếu là ở Kanto và Koushinetsu, và hình thức tổ chức cũng có khác biệt theo từng vùng, nhưng thường sẽ có các hoạt động truyền thống như giã bánh dày và thờ cúng bù nhìn rơm.

Tràn ngập hương vị mùa thu! 5 món ngon bạn sẽ muốn ăn khi thưởng trăng

Bánh dango Tsukimi

中秋の名月 月見団子

Bánh dango Tsukimi là đồ ngọt truyền thống của Nhật Bản, và cũng được dùng như đồ cúng để cảm tạ vụ thu hoạch mùa thu và cầu cho một vụ mùa bội thu trong mùa tới.

Tập quán cúng dango làm từ bột gạo đã hình thành từ thời Edo, và người dân thời đó tin rằng khi ăn bánh dango Tsukimi đã được dùng để làm lễ, họ sẽ được thần Tsukiyomi, còn được biết đến như thần mặt trăng hay thần nông nghiệp, ban phước để được mạnh khỏe và hạnh phúc.

Có gì khác biệt? Đặc trưng bánh dango Tsukimi ở Kanto, Kansai và các vùng khác

Bánh dango Tsukimi trên toàn quốc cơ bản là "có hình tròn và trắng", tuy nhiên tùy theo khu vực mà hình dạng và cách cúng lễ sẽ có sự khác biệt.


Màu sắcHình dạngCách cúng lễTên khác
KantoMàu trắngViên trònXếp thành hình kim tự tháp
KansaiMàu trắng (có bọc đậu ở ngoài)
Hình giọt nước
Xếp riêng từng viên một
Nagoya3 màu (trắng, hồng, nâu)
Hình củ khoaiXếp riêng từng viên một

ShizuokaMàu trắngHình tròn với một vết lõm
Xếp thành hình kim tự tháp
Heso Mochi
Chugoku & Shikoku
Màu trắng (bột đậu đỏ, bột đậu nành, nguyên vị)
Dạng xiên
Xếp riêng từng xiên một

OkinawaMàu trắng (được rắc đậu đỏ)
Viên nhỏ, hình bầu dục
Xếp hình kim tự tháp / xếp từng viên một
Fuchagi

Mì Soba Tsukimi

中秋の名月 月見そば

Mì soba Tsukimi là món mì soba nóng được bỏ thêm trứng sống. Cái tên "Tsukimi" xuất phát từ đặc điểm là lòng đỏ trứng trông giống mặt trăng tròn, không chỉ thế phần lòng trắng trứng khi chín cũng giống như một đám mây và rong biển bên dưới quả trứng mang cảm giác như bầu trời đêm.

Món này ngon ngay cả khi ăn ngay, nhưng nhiều người thích ăn khi trứng vừa chín tới bởi độ nóng của nước dùng, trứng được đánh tan và để lòng đỏ hòa quyện với nước dùng, khi đó bạn có thể thường thức một hương vị êm dịu.

Soba là món phổ biến từ cuối thời Edo, nhưng vào thời điểm đó, trứng là một thực phẩm đắt tiền và không bảo đảm an toàn vệ sinh khi ăn sống, nên mì soba Tsukimi được cho là xuất hiện từ sau thời Minh Trị.

Cơm hạt dẻ

栗名月(十三夜) 栗ご飯

Đêm mười lăm, "đêm Rằm Trung thu", là đêm để ăn mừng vụ thu hoạch lúa, còn đêm mười ba lại là dịp ăn mừng vụ thu hoạch hạt dẻ. Chính vì thế, Đêm mười ba còn được gọi là "Rằm Hạt dẻ", và việc sử dụng hạt dẻ trong ngày này đã dần trở thành tập quán của người dân.

Hạt dẻ được thu hoạch vào thời điểm này trong năm là một món thực phẩm tượng trưng cho vụ thu hoạch mùa thu, và hạt dẻ sau khi cúng lễ sẽ được đem đi nấu cùng gạo để làm ra món cơm hạt dẻ thơm ngon.

Hạt dẻ được bao phủ bởi một lớp "vỏ cứng" dày ở bên ngoài và một lớp "vỏ sáp" ở bên trong, vì việc sơ chế khá tốn công, nên nếu không có nhiều thời gian, có thể thay thế bằng món hạt dẻ chưng đường hoặc hạt dẻ đông lạnh.

Súp Kenchin

中秋の名月 けんちん汁

Súp Kenchin là một món súp cổ truyền ở Nhật Bản. Nó được biết đến như một món chay hoàn toàn không sử dụng các nguyên liệu từ động vật. 

Chỉ cần chiên các nguyên liệu với dầu ăn, đun nước dùng (thường được chế biến từ tảo bẹ hoặc nấm shiratake) với lửa nhỏ, cho thêm nước tương và miso, món súp đã hoàn tất. Đa phần các món súp sẽ trong vắt, với hương vị ấm áp và nhẹ nhàng của các nguyên liệu thành phần.

Tùy theo khu vực và khẩu vị, các nguyên liệu thành phần và phương pháp chế biến có thể hơi khác nhau, nhưng về cơ bản nó được ưa chuộng như một món ăn sử dụng nhiều rau tốt cho sức khỏe.

Súp Kenchin sử dụng nhiều loại thực phẩm thu hoạch vào mùa thu, và phong tục ăn súp kenchin vào đêm mười lăm vẫn còn được duy trì đến tận ngày nay ở nhiều khu vực.

Nguyên liệu chính

  • Các loại củ như củ cải và cà rốt
  • Củ ngưu bàng
  • Thạch nưa
  • Đậu phụ
  • Nấm như nấm shiitake và nấm shimeji
  • Khoai môn (hoặc khoai tây)

Hamberger Tsukimi

中秋の名月 月見バーガー

Tsukimi Burger là một sản phẩm được sáng tạo từ việc kết hợp văn hóa truyền thống Nhật Bản với ẩm thực hiện đại, trong những năm gần đây, nó đã dần trở thành một "đặc trưng mùa thu", khiến người ta cảm nhận được thời điểm giao mùa. 

Tsukimi Burger lần đầu tiên được mở bán là năm 1991, khi đó nó được phát triển như một sản phẩm mới mang cảm giác của mùa thu, nhưng nó đã ngay lập tức thu hút nhiều sự chú ý vì tên gọi và hình thức của nó, kể từ đó, nó đã nhận được sự ủng hộ từ mọi lứa tuổi như  món ăn tiêu chuẩn của mùa  thu

"Cuộc chiến Tsukimi" của các chuỗi nhà hàng đã trở nên nóng hơn qua từng năm, khiến cho giá trứng có xu hướng tăng mạnh vào mùa thu, vì vậy đã xuất hiện những sản phẩm sử dụng dứa và nấm thay cho trứng,  gần đây các sản phẩm sử dụng dứa và nấm thay vì trứng đã xuất hiện, tạo ra sự khác biệt với Tsukimi Burger cổ điển.


Ngày nay, do sự thay đổi trong lối sống và sự phong phú của các hình thức giải trí, phong tục thưởng trăng đã dần phai nhạt, nhưng mùa trung thu năm này, bạn hãy thử ngước nhìn lên bầu trời ngắm trăng, trong khi thưởng thức những món ngon được giới thiệu ở trên nhé.

Mục lục

Survey[Trả lời khảo sát]Hãy trả lời những câu hỏi về du lịch Nhật Bản.







Giới thiệu thêm