5 món đá bào và đồ ngọt Nhật Bản hoàn hảo cho mùa hè. Bánh mochi Warrabi, chè thạch Nhật Bản...

Món đá bào đa dạng chủng loại và rực rỡ màu sắc, món thạch mát lạnh mizu yokan hay mizu manju, bánh mochi Warabi mềm mịn... Trong những ngày nắng nóng mùa hè vẫn còn kéo dài, hẳn các bạn cũng có những lúc bất chợt cảm thấy muốn ăn những món tráng miệng kiểu Nhật mát lạnh để xua tan sự nóng nực. Bài viết này sẽ giới thiệu một số món tráng miệng mát lạnh phổ biến ở Nhật Bản, hãy ăn món tráng miệng bạn thích để vượt qua những ngày nắng nóng còn lại của mùa hè nhé.

※Khi bạn mua các sản phẩm hoặc đặt chỗ được giới thiệu trong bài viết, một phần doanh thu có thể được hoàn lại cho FUN! JAPAN.

Món tráng miệng Nhật Bản mát lạnh phù hợp với mùa hè

Chè thạch đậu Mitsu Mame và chè thạch hoa quả Anmitsu

Mitsu Mame & Anmitsu Tráng miệng Nhật Bản mát lạnh để ăn trong mùa hè

Lịch sử của chè thạch Mitsu Mame và chè thạch đậu đỏ Anmitsu

Chè thạch Mitsu Mame là một món ngọt truyền thống của Nhật Bản, bao gồm các viên thạch vuông, đậu đỏ, bánh dango trân châu trắng, trái cây, vv., cho vào trong 1 chiếc chén và rưới thêm nước đường đen hoặc nước mật lên trên. Nguồn gốc của nó là từ một món ăn vặt trẻ em được bán từ cuối thời kỳ Edo (1603-1868), nhưng món  Mitsu mame phổ biến hiện nay được cho là xuất hiện vào năm 1903 từ cửa hàng bánh kẹo Nhật Bản lâu đời "Funawa" ở Asakusa, Tokyo. Sau đó, một biến tấu từ Mitsu mame là "Anmitsu" ra đời đã dành được sự yêu thích của mọi người trong suốt nhiều năm, được xem như một món quà dành cho khán giả xem Sumo.

Mitsu mame và Anmitsu hiện nay được bán quanh năm, nhưng hương vị ngọt nhẹ nhàng của nó sẽ càng ngon hơn trong thời điểm nóng nực của mùa hè.

💡Lưu ý

  • Phân biệt Mitsu mame và Anmitsu
    Anmitsu là mitsu mame có thêm bột đậu đỏ nghiền mịn
  • Nguyên liệu chính
    Đậu đỏ, thạch, nước đường đen, bột đậu đỏ
  • Topping phổ biến
    Trân châu trắng, bánh mochi, kem tươi, kem, trái cây miếng (dứa, anh đào, vv.)

Bánh mochi Warabi

Bánh dẻo Warabi Món ngọt Nhật Bản mát lạnh muốn ăn vào mùa hè

Lịch sử của bánh Mochi Warabi

Mochi Warabi là một loại bánh kẹo Nhật Bản được làm từ bột dương xỉ, đặc trưng bởi độ mềm mại và tan trong miệng. Lịch sử của nó có thể đã bắt đầu từ thời kỳ Heian (794-1185), là món ăn yêu thích của Thiên hoàng Daigo thời đó và tương truyền là được xếp vào vị trí "Thượng phẩm".

Đến thời kỳ Muromachi (1336-1573), với sự phát triển của văn hóa trà đạo, Mochi Warabi cũng được cải biên và trở nên phổ biến ở Kyoto và các vùng khác. Tuy nhiên, vào thời kỳ Edo (1603-1868), do nguyên liệu thiếu thốn, người ta đã nghĩ ra việc dùng nguyên liệu thay thế như trộn thêm bột sắn dây vào, và việc làm bánh Mochi Warabi bằng các loại bột khác ngoài bột dương xỉ đã trở nên khả thi.

💡Lưu ý

  • Phân biệt Mochi Warabi và bánh Mochi Warabi chính thống
    Loại đầu tiên sử dụng tinh bột từ khoai lang, củ sen hoặc sắn dây thay thế cho bột dương xỉ, còn loại sau được làm hoàn toàn từ bột dương xỉ.
  • Độ mềm mịn thay đổi theo tỷ lệ bột dương xỉ
    Nếu tỷ lệ tinh bột khoai lang cao, bánh sẽ có độ trong suốt cao và khi ăn sẽ thấy có độ dai. Ngược lại, nếu chỉ sử dụng bột dương xỉ, màu sắc sẽ đậm hơn, độ dẻo cũng cao hơn và bạn có thể cảm nhận được hương vị tự nhiên của dương xỉ.

Bánh rau câu Mizu Yokan

Bánh rau câu Món tráng miệng mát lạnh mùa hè

Lịch sử của bánh rau câu Mizu Yokan

Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của món mizu yokan, nhưng lịch sử của nó có thể đã có từ thời Edo (1603-1868). So với món thạch neriyokan, mizu yokan có độ ngọt thấp hơn và dễ hỏng hơn, nên vào thời đó thường được ăn vào mùa đông lạnh giá, và được dùng như một món tráng miệng trong bữa ăn đón năm mới. Ngày nay, nó đã trở thành một món ngọt đặc trưng cho mùa hè.

Ngoài ra, tại tỉnh Fukui, nơi được cho là khởi nguồn của mizu yokan, nó còn được gọi là "Detchi yokan", để liên tưởng đến món bánh yokan mà các cậu bé Detchi (những cậu bé làm việc nhà cho các thợ thủ công và thương gia) mang về nhà vào dịp Tết, sau đó được chế biến lại bằng cách pha loãng nó với nước.

💡ĐIỂM NHẤN

  • Sự khác biệt với Yokan
    Nguyên liệu để làm thì giống với Yokan thông thường, nhưng dùng lượng rau câu ít hơn và lượng nước nhiều hơn, nên nó có độ ngọt thấp hơn và có kết cấu mềm mại.

Bánh trôi nước Mizu Manju

Mizu Manju - một món tráng miệng mát mẻ mà bạn nên thử vào mùa hè

Lịch sử của Mizu Manju

Mizu Manju (bánh trôi nước) có thể đã có từ thời kỳ Meiji (1868-1912) và là món bánh nổi tiếng của thành phố Ogaki, tỉnh Gifu, nơi còn được gọi là "thành phố của nước".

Thời đó chưa có tủ lạnh, nên rau củ và trái cây sẽ được làm lạnh bằng cách sử dụng nguồn nước ngầm dồi dào, và Mizu Manju cũng được bỏ trong một cái khay giếng (một cái khay được quây lại để giữ nước phun ra) đầy nước và đặt trên quầy hàng để bán.

Mizu Manju đa phần là có nhân đậu đỏ, nhưng gần đây, những hương vị Nhật Bản như nhân đậu trắng, hạt dẻ và mơ cũng rất được ưa chuộng.

💡Lưu ý

  • Phân biệt Mizu Manju và Kuzu Manju
    Bột của Mizu Manju được làm bằng cách trộn bột sắn dây và bột dương xỉ, trong khi Kuzu Manju chỉ sử dụng bột sắn dây. Hơn nữa, Mizu Manju có lớp vỏ trong suốt, trông rất mát mắt, là một món ngọt kiểu Nhật hoàn hảo cho mùa hè.

Đá bào

Kakigori - một món tráng miệng mát lạnh mà bạn muốn ăn vào mùa hè

Lịch sử của món đá bào

Kem đá bào là một món tráng miệng tiêu biểu của mùa hè, đã được yêu thích từ lâu, và mô tả cổ nhất về nó được cho là trong "Makura no Soshi" do Sei Shonagon viết vào thời Heian (794 - 1185). Vào thời điểm đó, nó khá hiếm có, là món chỉ dành cho quý tộc. Tuy nhiên, vào thời Meiji (1868-1912), nhờ sự phát triển của công nghệ làm đá, cuối cùng người dân cũng có thể thưởng thức kem đá bào một cách thoải mái.

Vì sao đá bào từ băng tự nhiên khó gây buốt đầu

Bạn có bao giờ cảm thấy đầu đau buốt "đột ngột" khi ăn quá nhiều đồ ăn lạnh tương tự như kem đá bào không?

"Cơn đau buốt do kem" này là do hiện tượng bị kích thích lạnh, nhưng nếu bạn ăn kem đá bào làm từ băng tự nhiên, có ít tạp chất và khó tan chảy, sự chênh lệch với nhiệt độ cơ thể cũng nhỏ hơn nên sẽ ít gây ra cơn đau buốt đầu này.

Hương vị thực tế chỉ có một? Bí mật của hương vị truyền thống

Đá bào được bán ở các gian hàng trong các dịp hội họp, lễ tết có nhiều lựa chọn hương vị, trong đó có "dâu tây", "dưa lưới", "Hawaii blue" là những vị truyền thống được mọi lứa tuổi ưu chuộng. Thực ra, siro rưới lên đá bào nếu bỏ hương liệu và chất tạo màu ra thì đều có cùng một hương vị, do được làm từ cùng một nguyên liệu!

Việc cảm thấy có nhiều vị khác nhau khi thưởng thức là do não bộ đã bị đánh lừa bởi mùi hương và màu sắc. Tuy nhiên, những năm gần đây xuất hiện nhiều nhà hàng hướng đến món đá bào cao cấp và cắc nhà hàng chú trọng hơn đến nguyên liệu sử dụng, nên cũng sẽ rất thú vị khi thử các món đá bào sử dụng trái cây thật thay cho hương liệu.

Giới thiệu 3 nhà hàng đồ ngọt Nhật Bản ngon miệng

Những món đồ ngọt được giói thiệu trong bài này đều có thể dễ dàng đặt mua trực tuyến, nhưng việc thưởng thức chúng tại nhà hàng cũng là 1 trải nghiệm thú vị đáng để thử. Dưới đây là danh sách các cửa hàng đồ ngọt được chọn ra bởi biên tập viên FUN! JAPAN, hãy cùng xem thử nhé!

Bashoan - Xưởng sản xuất bánh kẹo Nhật Bản thủ công

Xưởng làm bánh kẹo Nhật sáng tạo Bashoan
Copyright : SAVOR JAPAN
  • Địa chỉ: 1-1-90 Oyodo-naka, Kita-ku, Osaka-shi, Osaka, tòa nhà Umeda Sky Building tầng B1F, khu Takimi 
  • Cách đi: 10 phút đi bộ từ ga Osaka trên tuyến JR, 10 phút đi bộ từ ga Umeda trên tuyến Midosuji và tuyến Hankyu
  • Giờ mở cửa: 【Tất cả mọi ngày】11:30~20:00 (gọi món đến 17:00)
  • Ngày nghỉ: Không cố định
  • Mức giá: 【Buổi trưa】850 yên, 【Buổi tối】1500 yên

👉Đặt chỗ tại đây

Kasho Hanakikyo Nagoya Noh Theater Hosa Store

Kasho Hanakikyo Nagoya Noh Theater Hosa Store
Bản quyền : SAVOR JAPAN
  • Địa chỉ: 1-1-1 Sannomaru, Quận Naka, Nagoya, Aichi, Nhật Bản, Nhà hát Noh Nagoya tầng 1F
  • Truy cập: Đi bộ 10 phút từ ga "Nagoya Castle" trên tuyến tàu điện ngầm Nagoya Meijo. Đi bộ 10 phút từ ga "Asamacho" trên tuyến tàu điện ngầm Nagoya Tsurumai
  • Giờ mở cửa: 10:00~17:00 (gọi món đến 16:30)
  • Ngày nghỉ: Không có
  • Mức giá: 【Ngày thường】1500 yên

👉Đặt chỗ tại đây

Maaru Buranshu Kyoto Tower Sando

Maaru Buranshu Kyoto Tower Sando
Bản quyền : SAVOR JAPAN
  • Địa chỉ: 721-1 hẻm Shichijou Shimoru Higashishio, đường Karasuma, quận Shimogyo-ku, Kyoto
  • Truy cập: 2 phút đi bộ từ cửa Trung tâm ga JR Kyoto, trong tháp Kyoto
  • Giờ mở cửa: 10:00~21:00
  • Ngày nghỉ: Theo cơ sở
  • Mức giá: 【Ngày thường】2500 yên

👉Đặt chỗ tại đây

4 khóa trải nghiệm có thể thưởng thức và tự làm kem đá bào & bánh kẹo Nhật Bản

Đá bào và bánh kẹo Nhật Bản không chỉ ngon miệng mà còn được làm hết sức đẹp mắt. Vì thường được trang trí tỉ mỉ, nên gây ấn tượng mạnh mẽ rằng chỉ có những người thợ tài ba mới có thể làm được. Tuy nhiên, nếu nắm bắt được cách làm thông qua các khóa trải nghiệm, ngay cả trẻ em và người chưa từng có kinh nghiệm cũng có thể làm được! Mùa hè này, hãy thử tự tay làm ra một món tráng miệng Nhật Bản độc đáo mang phong cách riêng của bạn.

👉Dịch vụ cho thuê kimono tại Kyoto mimosa 【Combo cho thuê kimono/yukata + làm đá bào】

【KKday】Kem bào + Dịch vụ cho thuê kimono/yukata
Bản quyền : KKday

👉【KKday】Nhật Bản Kyoto|Trải nghiệm làm 4 loại bánh kẹo Nhật|Kan Harudo (Địa điểm tại Kiyomizu-dera, Higashiyama)

【KKday】Nhật Bản Kyoto Trải nghiệm làm 4 loại bánh kẹo Nhật
Bản quyền : KKday

👉【Klook】Trải nghiệm làm bánh truyền thống và trà matcha (Kyoto)

👉【Klook】Workshop làm bánh truyền thống Nhật Bản từ hoa tươi (Tokyo)

Mục lục

Survey[Trả lời khảo sát]Hãy trả lời những câu hỏi về du lịch Nhật Bản.







Giới thiệu thêm