Ngày 22 tháng 2 không chỉ là ngày của Mèo mà còn là ngày của một món ăn đường phố ở Nhật Bản

oden yatai ẩm thực nhật bản
Nguồn: Omatsuri Nhật Bản (Tác giả Zaki)

Ngày 22 tháng 2 ở Nhật được chọn là "Ngày của mèo"! 

Vì cách phát âm của số 222 trong tiếng Nhật gần giống tiếng mèo kêu "nyan・nyan・nyan" nên ngày này đã được chọn làm "Ngày của mèo".

Nhưng bạn có biết ngày 22 tháng 2 còn được chọn là ngày của một món ăn ở Nhật khôngĐó chính là món "oden" rất được mọi người yêu thích vào mùa đông, thường được bán ở các quán ăn ven đường (yatai).

Ngày 22 tháng 2 được "Tổ chức Oden Ichigo (tổ chức hoạt động với phương châm biến oden thành đặc sản của Niigata)", chọn là ngày "oden" theo một cách phát âm khác của số 222 là "fuーfuーfuー", nghe giống như âm thanh mọi người thổi món oden nóng hổi trước khi ăn. 

oden ẩm thực nhật bản

Tuy nhiên, tên gọi "oden" dường như không liên quan gì đến tên của các thành phần trong món ăn, vậy cái tên này bắt nguồn từ đâu? Thật ra nguồn gốc của cái tên "oden" có liên quan đến lễ hội. Trong bài viết này, nhân dịp "Ngày Oden" chúng mình sẽ giới thiệu về nguồn gốc của món ăn và cái tên "oden".

Bạn có biết từ "oden" bắt nguồn từ tên của một loại hình nghệ thuật?

Tại sao món ăn này lại được gọi là "oden"? Thật ra cái tên "oden" bắt nguồn từ tên một loại hình nghệ thuật biểu diễn là "田楽 (dengaku)".

Món oden ngày nay có rất nhiều thành phần, nhưng ngày xưa chỉ có mỗi đậu phụ, cũng như chưa có món oden hầm.

Thời xưa, đậu phụ thường được xiên que và nướng, nhìn giống như một chiếc chày gỗ. Vào thời Heian, người ta thường tẩm ướp với muối, nhưng tới thời Muromachi thì mọi người bắt đầu chấm đậu phụ với miso. Cũng từ đó, người ta gọi món đậu phụ phết miso nướng là "odengaku", gọi tắt là "oden".

odengaku đậu phụ sốt miso
Đậu phụ dengaku. Ngày nay khi nói đến mìso dengaku, mọi người thường nhớ đến món konyaku. Nguồn: Omatsuri Japan (Tác giả Zaki)


"Dengaku" điệu múa khi trồng lúa

Bạn có bao giờ tự hỏi Dengaku là gì?  Dengaku là điệu múa truyền thống của Nhật Bản, thường được biểu diễn khi trồng lúa. 

Trong câu chuyện được viết vào thời Heian "Eiga Monogatari", kể về cuộc đời của Fujiwara no Michinaga, ông đã mời mẹ của Thiên Hoàng Ichijo・bà Akiko tới xem người dân trồng lúa.

dengaku
Nguồn: ColBase từ  cuốn sách "Minh họa các phong tục hàng tháng" đã được chỉnh sửa bởi Omatsuri Japan (Tác giả Zaki)

Trong sách có bức tranh minh họa cảnh trồng lúa. Trong tranh vẽ những cô gái trẻ "Saotome" đang cấy lúa, và những người đàn ông đang gõ trống Taiko đeo ở bên hông, thổi sáo và hát. 

Động tác của những người đàn ông này được phát triển thành nghệ thuật biểu diễn có tên là "Dengaku".

dengaku houshi tu sĩ dengaku
Hình ảnh của Tu sĩ Dengaku trong sách "Shokunin Utaawase". Người đàn ông vừa nhảy múa vừa chơi nhạc cụ "Sasara". Nguồn: Omatsuri Japan (Tác giả Zaki)


"Dengaku" được ghép bởi từ "Den 
()" trong "Denbo (田んぼ:ruộng lúa)", với "Gaku (楽)" có nghĩa là nghệ thuật. Những tu sĩ tầng lớp thấp biểu diễn "Dengaku" được gọi là "tu sĩ Dengaku", và hình thức nghệ thuật này trở nên phổ biến ở thủ đô.

Dengaku trở nên phổ biến vào thời Kamakura

dengaku
Hình ảnh trong sách "Nenchu Gyoji Emaki Kao". Ở chính giữa là tu sĩ Dengaku đang tung trống lên cao, phía trước là tu sĩ biểu diễn nhạc cụ sasara, trống và sáo. Nguồn: Omatsuri Japan (Tác giả Zaki)

Dengaku đã trở nên rất phổ biến vào thời Kamakura. Đến cả nhân vật đứng đầu Mạc phủ Kamakura, Hojo Tokimune người đã được đưa vào loạt phim truyền hình lịch sử NHK Taiga cũng là fan của loại hình nghệ thuật Dengaku.

Trong màn biểu diễn, sẽ có một tu sĩ Dengaku sẽ đứng lên cà kheo và nhảy múa. 

Tại sao món Oden lại có hình thức như hiện tại?

dengaku houshi tu sĩ dengaku
Hình ảnh từ "Wakoku Shokushu Ezusai (Sách minh họa phong tục Nhật Bản tập 2)". Bên trái là người biểu diễn trên cà kheo, hay còn được gọi là Takaashi. Nguồn: Omatsuri Japan (Tác giả Zaki)

Sở dĩ có cái tên "Đậu phụ Dengaku" là vì món ăn này có hình dáng khiến người ta liên tưởng tới hình ảnh người đàn ông cưỡi cà kheo trong màn biểu diễn Dengaku.

Và theo thời gian, nguyên liệu của món oden cũng tăng lên, không chỉ có mỗi đậu phụ nữa. Cách chế biến cũng thay đổi, từ đậu phụ nướng chuyển qua đậu phụ hầm. Tên món ăn cũng thay đổi theo thời kỳ, ban đầu là "odengaku", rồi chuyển sang "oden (viết bằng chữ Hán お田)", và cuối cùng là "oden (viết bằng chữ mềm Hiragana おでん)".

Điệu múa Dengaku vẫn còn được lưu truyền tới ngày nay trên khắp nước Nhật

dengaku đền Oji Tokyo
Biểu diễn Ojidengaku ở đền Oji, Tokyo. Nguồn: Omatsuri Japan (tác giả Zaki)

"Dengaku" là tên điệu múa được biểu diễn khi trồng lúa, bắt nguồn từ thời Heian và trở nên phổ biến vào thời Kamakura. Đây cũng chính là tên của món đậu phụ phết sốt miso nướng của thời Muromachi, khởi nguồn của món oden thời nay. Đến ngày nay, Dengaku vẫn còn được lưu truyền ở khắp nơi trên đất nước Nhật Bản dưới hình thức nghệ thuật dân gian.

Vào năm 1990, "Dai Dengaku" một phiên bản hiện đại của Dengaku đã được sáng tạo thông qua sự hợp tác của nghệ sĩ kịch Noh đời thứ 8 Nomura Manzo (1959-2004) và các nhà nghiên cứu học thuật, nhạc sĩ và vũ công. Kể từ đó, "Dai Dengaku" được tổ chức như một lễ hội với sự tham gia của người dân tại nhiều địa điểm trên toàn quốc, điển hình như suối nước nóng Yamashiro ở thành phố Kaga, tỉnh Ishikawa.

Mục lục

Survey[Trả lời khảo sát]Hãy trả lời những câu hỏi về du lịch Nhật Bản.







Giới thiệu thêm