Có thể nói, ban biên tập FUN! JAPAN chúng mình chính là một sân chơi đa quốc gia với quy mô nhỏ.
Với đủ các quốc gia như Indonesia, Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc và Việt Nam. Một đội ngũ quốc tế tập hợp những con người ưu tú (tự xưng) từ Đông Á và Đông Nam Á. Một số là những người đã ở Nhật Bản lâu năm và số còn lại là tân binh mới trình làng. Tuy nhiên, có một điểm chung mà tất cả mọi người ở đây đều gặp phải đó chính là -
"Tôi đã bị sốc bởi văn hóa Nhật Bản khi lần đầu tiên đặt chân đến nơi đây".
Từ đây, những thứ khiến chúng mình ngạc nhiên, ấn tượng cũng như những điều thắc mắc về Nhật Bản sẽ lần lượt được hé lộ. Nếu bạn là độc giả đến từ các quốc gia nêu trên, thì mình tin rằng bạn sẽ vô cùng đồng cảm với những câu chuyện của chúng mình ngay sau đây.
Ấn tượng về Nhật Bản, khác xa với những hình ảnh du lịch trước đây của xứ sở này.
Hãy cùng so sánh có gì khác nhau giữa việc du lịch với việc sinh sống tại đất nước mặt trời mọc này. Trong quá khứ, mình đã từng dành nhiều thời gian đến Nhật Bản cho những chuyến du lịch ngắn ngày, nhưng khi mình bắt đầu trải nghiệm sinh sống tại đây , mình không nhận thấy bất cứ điều gì giống nhau giữa việc đi du lịch và việc sinh sống tại nơi đây cả.
"Tôi cứ nghĩ rằng Nhật Bản là đất nước có mật độ dân số cao và chỉ tập trung chủ yếu là ở thành phố, đô thị, nhưng không ngờ kể cả vùng núi hay trong rừng thì mật độ vẫn nhiều hơn so với những gì tôi tưởng tượng, đã vậy mật độ phân bố còn rộng rãi nữa . Đặc biệt là đối với những người đến từ các nước có khí hậu nhiệt đới, việc chênh lệch khí hậu ở Nhật Bản chắc chắn sẽ làm bạn ngạc nhiên về sự khác biệt này. "(Indonesia, nam)
"Kể từ khi tôi đến Nhật Bản, tôi đã rất ngạc nhiên về sự thay đổi của bốn mùa. Nào là hoa anh đào, tuyết rơi, cho đến sự hanh khô đến khó tin vào mua đông và đặt biệt không thể thiếu đó chính là dị ứng phẩn hoa vô cùng phổ biến vào mùa xuân hàng năm. Tôi vô cùng bất ngờ vì những thay đổi lớn về khí hậu, phong cảnh bốn mùa tùy thuộc vào môi trường địa lý. Mặc dù tôi không có triệu chứng gì liên quan đến dị ứng phấn hoa lúc ở Đài Loan tuy nhiên điều đó lại hoàn toàn ngược lại khi tôi gặp rất nhiều phiền phức với chúng kể từ năm thứ 5 tôi đặt chân tại đất nước này. (Đài Loan, nữ)
"Cảnh những người say xỉn ngoài đường làm tôi sốc không biết bao nhiêu lần. Không hiểu sao họ lại phải uống nhiều đến như vậy nhỉ ..." (Nữ, Việt Nam)
Nhiều khác biệt về thói quen sinh hoạt trong đời sống , thậm chí còn nhiều hơn cả số bảo bối của Doraemon.
Dĩ nhiên rằng các quốc giá có xuất xứ khác nhau sẽ có những nền văn hóa khác nhau .
Sự khác biệt, ngạc nhiên về văn hóa sẽ được chia làm bốn điểm đáng chú ý. Từ những điều đó chúng ta sẽ so sánh được đâu là điểm khác biệt, chẳng hạn từ văn hóa tham gia giao thông cho đến việc sử dụng nhà vệ sinh công cộng tại Nhật Bản.
Văn hóa tham gia giao thông
"Ở Đài Loan, cửa xe taxi không thể tự động đóng mở nên bản thân phải tự đóng bằng tay. Mặt khác, tại Nhật Bản tất cả sẽ đều được tự động hóa, và tôi còn biết một điều rằng nếu bạn tự mình đóng cửa mà không hỏi trước thì rất có thể bác tài xế sẽ nổi giận với bạn đấy. . "(Đài Loan, nữ)
“Ở Đài Loan, việc ưu tiên ô tô thay vì người đi bộ là điều hết sức bình thường, nhưng khi tôi mới đến Nhật Bản, tôi không quen với việc ô tô nhường đường cho người đi bộ, vì vậy đã nhiều lần tôi dừng lại và nhường đường cho họ.” (Đài Loan, nữ )
“Ở Hong Kong, các loại xe cơ bản sẽ được ưu tiên, nhưng khi đèn giao thông dành cho người đi bộ chuyển màu xanh thì xe sẽ không được đi , tuy nhiên trái lại ở Nhật, xe ô tô hoàn toàn có thể rẻ trái hoặc phải kể cả khi đèn giao thông đang hiển thị màu xanh cho người đi bộ, tôi đã hoàn toàn sốc khi nhìn thấy cảnh tượng đáng sợ này. . "(Hồng Kông, nữ)
"Ở Nhật, trên xe buýt có nhiều người thường không nhường ghế cho người già và phụ nữ có thai (kiểu như lờ đờ, giả vờ ngủ, cuồng điện thoại thông minh). Ở Việt Nam có những nhân viên phụ xe buýt (người bán vé xe), khi gặp những hành khách lớn tuổi lên xe thì người đó sẽ hô lên rằng "Nhường ghế đi chứ" và tôi thấy rằng mọi người đều theo thói quen đứng lên một cách rất tự nhiên và sẵn sàng nhường ghế cho họ. ”(Việt Nam, nữ)
Nhà vệ sinh
「Cho đến khi đến Nhật Bản tôi chưa từng thấy nhà vệ sinh nào như vậy trước đây. Nhà vệ sinh kiểu phương tây là kiểu thường rất phổ biến tại Thái Lan, thường sử dụng vòi xịt nước cho các tác vụ rửa thông thường. 」( Thái Lan, nữ)
"Tôi rất ngạc nhiên khi biết có thể xả nước trực tiếp giấy vệ sinh như vậy. Ở Thái Lan, chúng tôi không xả giấy vệ sinh ngay trong bồn, vì vậy khi đến Nhật tôi vô cùng bối rối khi tìm kiếm chỗ để vứt giấy chúng. "(Thái Lan, nữ)
Người Nhật liệu có làm việc quá sức?
Một chủ đề thường xuyên được đề cập ở các quốc gia khác ngoại trừ Nhật Bản (kể cả tốt lẫn xấu) đó chính là văn hóa nơi công sở.
"Ở Nhật Bản, điều rất tích cực chính là công ty sẽ thanh toán chi đi lại từ nhà cho đến văn phòng." Mặc dù có một chế độ đãi ngộ về chi phí đi lại tốt cho nhân viên, nhưng từ "karoshi" lại được nhắc đến nhiều trong thời buổi ngày này, tất cả đến từ việc làm quá sức tại công ty dẫn đến kiệt quệ sức lực, đồng thời mang đến một cái nhìn không mấy thiện cảm từ dư luận nước ngoài. (Công ty FUN! JAPAN là doanh nghiệp hoàn toàn khác, vì vậy đừng lo lắng nhé!). Hãy cùng so sánh văn hóa nơi làm việc của mỗi quốc gia nào.
So với Đài Loan, Nhật Bản có nhiều ngày nghỉ và lễ hơn Đài Loan. Không tính các kỳ nghỉ cuối năm và năm mới, Obon và kỳ nghỉ hè, có 16 ngày lễ quốc gia mỗi năm. Mặt khác, Đài Loan chỉ có tám ngày lễ mỗi năm (không bao gồm ngày lễ Tết và các ngày lễ do chính phủ quy định). Tùy thuộc vào công ty, ở Nhật bạn có thể nghỉ hè và nghỉ lễ Obon kèm với số ngày nghỉ được hưởng lương dài hơn ở Đài Loan. (Đài Loan, nữ)
"Ở Việt Nam, sau khi ăn trưa, mọi người đều có thể chợp mắt cho đến giờ làm việc buổi chiều, nhiều người nằm lăn ra bàn làm việc, nếu nhà gần thì có người sẽ về chợp mắt ở nhà rồi quay lại cơ quan." Trái lại, người Nhật là những người có thể nói không có khái niệm về việc ngủ trưa, hầu hết họ ăn trưa và làm việc ngay sau bữa ăn, quả thật nể phục cho sự tận tụy trong công việc của họ. "(Việt Nam, nữ)
"Ngay cả khi bão đổ bộ trực tiếp, công ty vẫn sẽ không đóng cửa. Ở Đài Loan, khi bão đến, nếu sức gió và lượng mưa vượt ngưỡng an toàn nhất định, chính phủ sẽ ban hành" kỳ nghỉ bão và dĩ nhiên trường học cũng sẽ đóng cửa. Tuy nhiên Nhật Bản, quyết định nghỉ việc hoặc đóng cửa trường học tạm thời thường được giao cho chính quyền địa phương, công ty hoặc trường học tự quyết, không phải cho chính phủ quyết định. "(Đài Loan, nam)
"Giao thừa ở Nhật Bản hoàn toàn trái ngược với Đài Loan. Ở Đài Loan rất nhiều người sẽ nghỉ phép trong những dịp cuối năm hoặc vào đêm giao thừa, nên các cửa hàng cũng như các điểm du lịch trong nước đều sẽ mở cửa và hầu như không có ngày nghỉ, nhưng ở Nhật Bản đa số cửa hàng và các điểm du lịch đều đóng cửa vào dịp này. "Đài Loan, nữ)
Sốc văn hóa ngược tại Nhật Bản
Có lẽ vì đã quá quen với cuộc sống ở Nhật Bản nên đôi khi tôi gặp phải “cú sốc văn hóa ngược (* 1)” khi trở về quê nhà. ...Nếu thử suy nghĩ nghiêm túc chắc cũng có khá thứ để bàn đấy..
* 1: Khi bạn đã hoàn toàn quen với cuộc sống ở nước ngoài và khi quay lại môi trường vốn quen thuộc tại quê hương, bạn có thể cảm thấy khó chịu hoặc bị sốc bởi chính văn hóa và môi trường vốn quen thuộc từ xưa đến nay của bản thân.
"Lúc đầu, tôi cảm thấy không thoải mái với thói quen của người Nhật khi ăn há cảo kèm cơm, nhưng bây giờ thì hoàn toàn ngược lại, mỗi khi ăn há cảo, tôi luôn muốn có một bát cơm trắng để ăn cùng. (Cười ngượng ngùng)" (Hồng Kông, nữ)
"Ở Nhật, tôi đã quen với việc uống nước máy trực tiếp từ vòi, vì vậy khi trở về Đài Loan, tôi hầu như chỉ uống nước máy như một thói quen vốn có vậy. (dù chất lượng nước không tệ đến nổi mà không thể uống trực tiếp được)" (Đài Loan, nam)
"Nhà vệ sinh ở các cửa hàng bách hóa hoặc bãi biển ở Thái Lan phải trả phí. Ngoài ra, có những nơi không hề có giấy vệ sinh." ( Nữ, Thái Lan)
"Quả là một cú sốc văn hóa ngược khi tàu điện và xe buýt ở Thái Lan không hề đúng như lịch trình sẵn. Có một số người đến muộn hẳn 30 phút khi mãi vui đùa với bạn bè trong suốt khoảng thời gian chờ đợi này." (Thái Lan, nam)
"Tôi vẫn luôn băn khoăn về cách xử lý giấy vệ sinh sao cho hợp lý. Tôi loay hoay không biết nên xả nó trực tiếp xuống bồn hay là vứt nó vào thùng rác đây nhỉ ?" ( Đài Loan, nữ )
"Bởi vì người Nhật rất cận thận và để ý, họ ngay lập tức có thể nói" xin lỗi "cho bất kỳ vấn đề dù là nhỏ nhặt nhất. Vì vậy khi tôi đến thăm các nước khác, tôi vờ như đã quen với điều đó và xem như là một câu cửa miệng của bản thân và điều đó đôi khi khiến cho đối phương cảm thấy có chút tội lỗi về thói quen vô ý này của mình... ”(Indonesia, nữ)
Nếu bạn có thể hiểu và đồng cảm với chúng mìnhdù chỉ một trong những trải nghiệm trên, hãy cùng chia sẻ cho chúng mình biết trong phần bình luận bên phải nhé!
Comments