【FUN! NIHONGO】"Sakura", "Momiji" và "Ichou" đều có nghĩa là thịt ư ? Tất cả những từ có ý nghĩa hoàn toàn khác trong tiếng Nhật ( Chủ đề: cây cối và hoa)


- Đây là câu chuyện đã xảy ra vào một ngày khi ban biên tập đang tìm món cho bữa tối ...

| A: Biên tập viên mới tại FUN! JAPAN (1 năm ở Nhật) | B: Nhân viên kỳ cựu người Nhật tại FUN! JAPAN |

A: Hôm nay tôi thèm ăn thịt quá !

B: Nhìn này (chỉ vào bảng hiệu izakaya trước mặt ), và thực đơn ngày hôm nay của quán có món thịt "sakura" 

A: Ồ, người Nhật có ăn cả "sakura" (hoa anh đào) à ?

Tất nhiên là họ không ăn hoa anh đào rồi :) 

Trong thế giới bao la của tiếng Nhật, không có gì kỳ lạ khi những từ quen thuộc mà chúng ta sử dụng hàng ngày lại mang ý nghĩa và sử dụng trong ngữ cảnh khác nhau. Từ "Sakura" được biết đến trên thế giới thường dùng để chỉ "hoa", nhưng trên thực tế từ này cũng có thể tượng trưng cho "thịt".

Cũng giống như biên tập viên mới A, nếu bạn là người bắt đầu học tiếng Nhật, bạn có thể sẽ hiểu nhầm từ đa nghĩa có hai ý nghĩa trở lên. 

Dành cho bạn A - người đang chăm chỉ học tiếng Nhật, cũng như những độc giả của FUN! JAPAN muốn tìm hiểu thêm về tiếng Nhật, mình xin được giới thiệu nét độc đáo và thú vị của ngôn ngữ này. 


Một thời đại mà việc ăn thịt bị cấm. "Sakura" và "Momiji" đều là từ dùng để chỉ "thịt" ư !? 


Ngay sau khi biên tập viên A trở lại văn phòng ngày hôm đó, anh ấy đã lập tức mở máy tính và cố gắng tìm hiểu về ý nghĩa của từ "thịt anh đào."(Sakura niku)

"Sakura" (hoa anh đào) và "Momiji" (lá mùa thu) tượng trưng cho bốn mùa. Hai từ này thường được dùng để chỉ thực vật, nhưng đáng ngạc nhiên là hóa ra nó lại được dùng như một "Ingon" dùng để chỉ cho thịt. "Ingon" (từ lóng) là một từ hoặc cụm từ mà bạn chỉ nên dùng khi nói chuyện với bạn bè .

Tại Nhật Bản, mặc dù đã có truyền thống ăn thịt từ lâu đời, nhưng Thiên hoàng Tenmu đã ban bố lệnh cấm ăn thịt bò, ngựa, chó, khỉ và gà vào năm 675 trong thời kỳ Asuka theo lệnh cấm giết người của Phật giáo. Kể từ khi lệnh cấm được ban hành, lệnh cấm ăn thịt tiếp tục diễn ra trong thời kỳ Heian (794-1180) và thời kỳ Kamakura (1180-1336). Hơn nữa, ngay cả trong thời kỳ Edo (1600-1868) của xã hội phong kiến, Tsunayoshi Tokugawa, tướng quân thứ năm của Mạc phủ Edo, đã ban hành "sắc lệnh thương xót các sinh vật sống" và cấm ăn thịt. Ở Nhật Bản, văn hóa tránh ăn thịt đã kéo dài du không liên tục trong khoảng 1.200 năm.

Trong thời kỳ Edo, khi tư tưởng Phật giáo còn ảnh hưởng mạnh mẽ, các cửa hàng thịt bắt đầu thu hút khách hàng bằng cách sử dụng tên các loài hoa và thực vật như một giải pháp chống lại việc cấm ăn thịt và bí mật cúng thịt. Tương truyền rằng những người bình thường đã mua thịt trong khi coi nó như một loại thực vật để không bị trừng phạt. Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của từ lóng về thịt, nhưng câu chuyện trên là phổ biến nhất. 

* Khi được sử dụng như một từ lóng, các từ này thường được diễn đạt bằng hiragana và katakana thay vì kanji.


Thịt ngựa - さくら / Sa-ku-ra


  • Khi thịt ngựa được cắt ra thành miếng, phần thịt nạc có "màu đỏ son / màu anh đào" 
  • Loài ngựa ăn nhiều cỏ và ngũ cốc trong mùa đông, nên thịt ngựa trong mùa hoa anh đào (mùa xuân) có vị béo và thớ thịt đẹp.
  • Những trang trại nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của Mạc phủ hầu hết nằm xung quanh khu vực Sakura (hiện là phía bắc tỉnh Chiba), và loài ngựa tại đây được gọi là "sakura"


Thịt nai - もみじ / Mo-mi-ji


  • Trong Hanafuda (một loại karuta -bài lá truyền thống của Nhật Bản) , hình ảnh con nai và lá đỏ mùa thu được vẽ tạo nên bức tranh "Chú nai đạp trên lá mùa thu" tượng trưng cho tháng 10. 


Thịt vịt - いちょう / I-cho-u


  • Lá của cây bạch quả ( Ichou) có hình giống như chân con vịt 

Nếu như bạn nhìn thấy từ "Sakura", "Momiji" hay "Ichou" xuất hiện tại izakaya (quán nhậu) thì đừng nghĩ mình phải ăn hoa hay lá cây nhé :)


  Thịt lợn rừng - ボタン / Bo-tan


  • Khi món thịt lợn rừng được thái lát và bày ra đĩa, thường được xếp như một bông hoa mẫu đơn "botan" vậy 

Bên cạnh đó, vào nửa sau của thời kỳ Edo, tên gọi chung cho thịt lợn (chủ yếu là thịt lợn rừng) còn được gọi là "cá voi" (kujira). Vì cá voi được coi là cá chứ không phải động vật vào thời điểm đó, nên thịt cá voi là một món có thể ăn được. 


 Thịt gà - かしわ / Ka-shi-wa


  • Thịt gà có màu giống với lá của cây sồi (Kashiwa) khi đổi sang màu nâu. 
  • Tiếng vỗ cánh của con gà giống như " Kashiwa te" - từ để chỉ bàn tay vỗ vào nhau khi cầu nguyện tại đền. 


Điều cần nhớ số 1: Có những từ nào để chỉ thịt bò và thịt lợn ?

Những từ lóng được nhắc đến trong bài viết, hầu như chỉ quen thuộc đối với những người hay sử dụng theo cách gọi này, đã được sử dụng thành ngữ ngay cả sau thời Edo và được truyền lại cho đến ngày nay.

Nhưng mà, nếu có từ lóng dành cho thịt ngựa, thịt nai cũng như thịt gà, vậy còn thịt bò và thịt lợn thì sao nhỉ ? 

Thịt lợn và thịt bò không có tên gọi nào đặc biệt vì trên thực tế, bò và lợn hiếm khi được ăn trong thời kỳ Edo, vì vậy không cần phải đặt tên khác cho chúng. Phong tục ăn thịt bò và lợn bắt đầu lan rộng sau thời Minh Trị (1868-1912). Thật may mắn khi cả mình và các bạn được thoải mái thưởng thức các loại thịt mình yêu thích mà không cần phải gọi chúng bằng một "bí danh" nào cả. 


Điều cần nhớ số 2 : Thịt cũng được coi là "thuốc" ư ? 

Vào thời bấy giờ, các cửa hàng thuốc cũng có bán thịt vì thịt được coi là món ăn có lợi cho sức khỏe. Có ý kiến ​​cho rằng Mạc phủ - chính quyền thời bấy giờ đã dung túng cho việc bán thịt tại các cửa hàng thuốc vì cấm thịt bán tại các cửa hàng thuốc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.


Hành trình nâng cao trình độ tiếng Nhật vẫn tiếp tục...

Ngoài các từ lóng đã đề cập bên trên, còn có một số tên gọi thịt khác cũng thú vị không kém như thịt các lóc - "teppo" vì có chất độc gây chết người, hay thịt thỏ - "getsuyo" vì truyền thuyến thỏ sống trên cung trăng. Còn có những tên gọi khác các bạn thử tìm hiểu xem nhé ! 

Sau khi đọc bài viết này, các bạn hãy lưu ý đừng để rơi vào hoàn cảnh trớ trêu như biên tập viên A của chúng mình nhé !! 



Mục lục

Survey[Trả lời khảo sát]Hãy trả lời những câu hỏi về du lịch Nhật Bản.







Giới thiệu thêm