Phải làm gì nếu xảy ra sóng thần khi đang du lịch Nhật Bản? Tổng hợp các loại cảnh báo sóng thần và đồ dùng phòng chống thiên tai

日本旅行中に津波が来たらどうする?

Từ "tsunami"- sóng thần trong tiếng Nhật hiện được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước nói tiếng Anh, như một tính từ để chỉ tính chất lớn mạnh của sự vật, nhưng ở Nhật Bản nó mang ý nghĩa gắn liền với bi kịch và sự khắc khoải của nhiều người. Bài viết này sẽ giới thiệu cơ chế và lịch sử của sóng thần, cũng như cung cấp các thông tin hữu ích khi xảy ra thảm họa, như phương pháp sơ tán trong trường hợp sóng thần và sự khác biệt trong các mức độ cảnh báo sóng thần.

Tầm ảnh hưởng của từ "Tsunami"

「津波」という言葉の重要性

"Tsunami" là sự kết hợp của các từ "tsu" - bến cảng và "nami" - sóng, mang ý nghĩa sóng ập vào cảng = "sóng thần". Đây là hiện tượng tự nhiên không chỉ xảy ra ở Nhật Bản, nhưng trong số các trận động đất và sóng thần lớn đã xảy ra trên thế giới từ năm 1900, có tới 16% là xảy ra ở Nhật Bản, bao gồm cả các đợt sóng thần gây ra thương vong lớn.

Trong báo cáo về trận động đất và sóng thần Meiji Sanriku được xuất bản trên National Geographic vào năm 1896, từ tiếng Nhật "tsunami" được trích dẫn nguyên văn để chỉ "sóng thần", và từ "tsunami" cũng được sử dụng trong các tác phẩm tiếng Anh của Koizumi Yakumo, sau đó phổ biến khắp thế giới do đặc điểm dễ phát âm và có thể giải thích hiện tượng này một cách ngắn gọn.

Cơ chế tạo ra sóng thần là gì?

津波が発生するメカニズムは?

Sóng thần được gây ra bởi các chuyển động dữ dội dưới đáy biển, đa phần là do động đất.

Nhật Bản nằm ở điểm giao thoa của nhiều mảng kiến tạo đại dương và lục địa, các trận động đất thường xuyên gây ra bởi biến động vỏ địa chất và các di chuyển của mảng kiến tạo là nguyên nhân chính gây ra sóng thần. Ngoài ra còn có các nguyên nhân đén từ thiên thạch rơi, lở đất, sụp đổ núi và dung nham chảy vào đại dương.

Sóng thần là hiện tượng một lượng lớn nước biển ập vào bờ cùng một lúc với tốc độ phụ thuộc vào độ sâu của nước. Ở gần bờ biển, nước nông hơn và chậm hơn, nhưng nó vẫn có sức công phá với tốc độ tương đương một chiếc ô tô đang chạy. 

Sóng thần gây ra bởi chuyển động của mảng kiến tạo có thể đạt đến độ cao hàng chục mét khi tiếp cận bờ biển, trong khi sóng thần khổng lồ được tạo ra bởi lở đất và thiên thạch có thể đạt tới độ cao hàng trăm mét.

Danh sách "Sóng thần lịch sử" ở Nhật Bản

日本における「歴史的な津波」一覧


1771: Động đất Yaeyama (sóng thần Meiwa)

Trận động đất Yaeyama đã gây ra một cơn sóng thần lớn với khoảng 11.000 người thiệt mạng. Ishigaki và Miyakojima, từng là một phần của Vương quốc Ryukyu và bây giờ là một phần của tỉnh Okinawa, đã bị tàn phá nghiêm trọng và chịu nạn đói kéo dài tới 80 năm.

1792: Thảm họa Shimabara Higo 

Một trận động đất lớn đã xảy ra do hoạt động của núi lửa Unzen, gây ra sụp đổ núi Mayuyama và khiến đất đá tràn xuống biển biển Ariake, đẫn đến trận sóng thần với khoảng 15.000 người thiệt mạng.

1896: Động đất Meiji Sanriku

Khoảng 30 phút sau khi một trận động đất lớn xảy ra trên bờ biển tỉnh Iwate, một cơn sóng thần khổng lồ đã ập đến, khiến hơn 22.000 người thiệt mạng. Sóng thần xảy ra với dộ cao tới 30 mét, cao nhất trong lịch sử quan sát sóng thần ở Nhật Bản cho đến trước trận động đất Tohoku.

1993: Động đất Tây Nam Hokkaido

Trận động đất Okushiri ngoài khơi Hokkaido đã gây ra một cơn sóng thần lớn, gây thiệt hại chính trên đảo Okushiri, do thời gian xảy ra quá nhanh gây nên con số thương vong lên tới 230 người, bao gồm cả những người mất tích.

2011: Động đất ngoài biển Thái Bình Dương tại khu vực Tohoku (Động đất lớn ở Đông Nhật Bản)

Trận động đất lớn ở Đông Nhật Bản đã gây ra một cơn sóng thần có sức công phá lớn, khiến hơn 20.000 người chết hoặc mất tích, và được ghi nhận là thảm họa thiên nhiên lớn nhất ở Nhật Bản kể từ Thế chiến II.

Ngoài thiệt hại về nhà cửa và cơ sở hạ tầng, Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi cũng bị hư hại do sóng thần trực tiếp tấn công, dẫn đến sự cố tan chảy lõi (meltdown). Đến giờ đã  hơn 10 năm sau, những vết sẹo của trận động đất vẫn còn chưa được khắc phục hết.

Ngày 5/11 là "Ngày phòng chống sóng thần" và "Ngày sóng thần thế giới"

Ngày phòng chống sóng thần là một ngày nhằm bảo vệ cuộc sống của người dân khỏi sóng thần với những bài học kinh nghiệm từ trận động đất lớn ở Đông Nhật Bản.

Khi một cơn sóng thần lớn tấn công tỉnh Wakayama trong trận động đất Ansei Nankai năm 1854, câu truyện "Lửa trên đồng lúa" kể về việc đốt lúa để thúc đẩy mọi người sơ tán lên vùng cao và đã cứu sống được nhiều người đã được lưu truyền. Từ đó, ngày 5 tháng 11 đã được chọn làm ngày kỉ niệm sự kiện này và khuyến khích chuẩn bị sẵn sàng đối phó với sóng thần.

Vào ngày này, các cuộc diễn tập và sự kiện liên quan đến phòng chống thiên tai sóng thần được tổ chức trên khắp đất nước, và mọi người một lần nữa được nhắc nhở về sự kinh hoàng của sóng thần và được kêu gọi nâng cao nhận thức về phòng chống thiên tai hàng ngày.

Hơn nữa, vào năm 2015, Liên Hợp Quốc đã thông qua một nghị quyết chọn "Ngày Sóng thần Thế giới" là ngày 5 tháng 11. Các nỗ lực quốc tế đang được thực hiện để nâng cao nhận thức về sóng thần diễn ra không chỉ ở Nhật Bản mà còn trên toàn thế giới, thúc đẩy phát triển các biện pháp phòng chống thiên tai.

Hệ thống cảnh báo sóng thần Nhật Bản

日本の津波警報システム

Hệ thống cảnh báo sóng thần của Nhật Bản hướng tới bảo vệ cuộc sống và tài sản của người dân bằng cách phổ biến nhanh chóng và chính xác thông tin về sóng thần trên toàn quốc trong vòng vài phút sau động đất, được chia thành ba mức: cảnh báo chú ý sóng thần, cảnh báo sóng thần và cảnh báo sóng thần lớn.

Cảnh báo chú ý sóng thần

  • Chiều cao dự kiến: khoảng 1 mét
  • Mức độ thiệt hại: tàu nhỏ có thể bị lật và người trên biển có thể bị cuốn vào dòng nước
  • Biện pháp phòng tránh: Ngay lập tức ra khỏi biển và tránh xa bờ

Cảnh báo sóng thần

  • Chiều cao dự kiến: khoảng 3 mét
  • Mức độ thiệt hại: Các khu vực trũng thấp sẽ bị ảnh hưởng và thiệt hại do lũ lụt có thể xảy ra
  • Biện pháp phòng tránh: Vì có khả năng xảy ra nhiều đợt sóng thần, vui lòng sơ tán đến các tòa nhà cao hơn hoặc đến điểm lành nạn

Cảnh báo sóng thần lớn

  • Chiều cao dự kiến: khoảng 5 mét đến hơn 10 mét
  • Mức độ thiệt hại: Các cấu trúc bằng gỗ có thể bị phá hủy hoàn toàn hoặc cuốn trôi
  • Biện pháp phòng tránh: Nếu bạn đang ở khu vực ven biển hoặc dọc theo sông, vui lòng sơ tán đến nơi an toàn như các khu vực trên cao hoặc các điểm lánh nạn

Cần làm gì nếu xảy ra sóng thần?

津波が起きたらどうすればいい?

Sóng thần là thảm họa khó dự đoán sẽ xảy ra khi nào và ở đâu, vì vậy điều quan trọng là phải nhận thức được việc phòng chống thiên tai hàng ngày và chuẩn bị cho mọi trường hợp khẩn cấp.

Hãy chắc chắn ưu tiên an toàn bản thân

Sóng thần có thể đến chỉ vài phút sau trận động đất, vì vậy nếu bạn cảm thấy rung chấn hoặc cảnh báo sóng thần được đưa ra, hãy sơ tán đến nơi an toàn như các khu vực cao hoặc tầng trên của một tòa nhà kiên cố càng sớm càng tốt. Nếu bạn đang ở ngoài trời, hãy kiểm tra các biển cảnh báo sóng thần và bản đồ tuyến đường sơ tán sóng thần, đồng thời nắm rõ tuyến đường từ vị trí hiện tại của bạn đến địa điểm sơ tán.

Thu thập thông tin

Khi bạn đã sơ tán đến một nơi an toàn, hãy thu thập và kiểm tra thông tin sóng thần mới nhất thường xuyên và báo cáo tình trạng an toàn cho gia đình và công ty của bạn.

Bạn cũng có thể thiết lập nhận email cảnh báo sớm động đất và sóng thần do Cơ quan Khí tượng Nhật Bản phân phối tới điện thoại cá nhân, vì vậy vui lòng kiểm tra.

[Tóm tắt các ứng dụng và trang web hữu ích trong trường hợp xảy ra thảm họa]

[Cách xác nhận an toàn qua LINE]

(1) Từ [Trang chủ], vào mục [Xác nhận an toàn] và nhấn vào [Báo cáo an toàn] 
(2) Nhấn vào [An toàn] hoặc [Bị thương]
(3) Nhập tin nhắn về tình trạng của bạn và nhấn vào "Công khai"

Chuẩn bị sẵn đồ phòng chống thiên tai

Dựa trên các biện pháp phòng ngừa sau đây liên quan đến việc chuẩn bị đồ dùng phòng chống thiên tai, hãy luôn sẵn sàng cho các trường hợp khẩn cấp.

Chọn những gì cần thiết

Ưu tiên thực phẩm khẩn cấp, nước uống, đèn pin, radio, bộ dụng cụ sơ cứu, nhà vệ sinh di động và các vật dụng khác cần thiết để sống còn. Càng nhiều càng tốt, chuẩn bị những gì bạn cần theo nhu cầu cá nhân, như số lượng các thành viên gia đình và các bệnh mãn tính.

Chọn đồ dễ mang theo

Nếu có quá nhiều vật dụng phòng chống thiên tai, sẽ rất khó để mang chúng trong quá trình sơ tán và thậm chí có thể nguy hiểm, vì vậy hãy chắc chắn chọn các vật dụng gọn nhẹ mà bạn có thể mang theo bên mình trong quá trình sơ tán.

Thực hiện kiểm tra và bổ sung thường xuyên

Thường xuyên kiểm tra ngày hết hạn của thực phẩm và nước uống dự trữ và thay thế bằng đồ mới. Ngoài ra, đừng quên kiểm tra pin của đèn pin hay radio của bạn còn không và các dụng cụ trong bộ dụng cụ sơ cứu của bạn đã đầy đủ chưa.

👉 Mua một bộ phòng chống thiên tai (cho 1 người) được giám sát bởi một nhân viên phòng chống thiên tai

👉 Mua một bộ qua đêm trên xe (bộ hàng phòng chống thiên tai 25 kiện)

👉 Được giám sát bởi người quản lý chăm sóc động vật thú cưng Mua bộ phòng chống thiên tai cho mèo

👉 Mua một bộ đồ dùng khẩn cấp cho chó

Mang theo "túi phòng chống thiên tai" khi đi du lịch

Khi đến thăm một nơi gần biển hoặc sông, nên có một túi phòng chống thiên tai phòng bất trắc. Ngoài ra, sẽ an toàn hơn nếu bạn dự trữ đủ đồ ăn và nước uống.

👉 Thực phẩm khẩn cấp (thực phẩm khô, v.v.)

👉 Bộ dụng cụ sơ cứu mini (bông băng, chất khử trùng, v.v.)

👉 Miếng dán giữ nhiệt dùng một lần

👉 Còi khẩn cấp

👉Đèn pin

Trong phòng chống thiên tai sóng thần, điều quan trọng là mỗi người phải nhận thức mức độ nguy hiểm và hành động. Hãy nhân cơ hội này để xem xét các đồ dùng phòng chống thiên tai và thảo luận về phòng chống thiên tai với những người sống cùng nhà.

Mục lục

Survey[Trả lời khảo sát]Hãy trả lời những câu hỏi về du lịch Nhật Bản.







Giới thiệu thêm