Trận động đất sóng thần ngày 11 tháng 3 năm 2011 tại vùng Đông Bắc Nhật Bản (hay còn được gọi là Tohoku) là trận động đất lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản, và là trận động đất lớn thứ tư được ghi lại trong lịch sử thế giới kể từ năm 1900. Cho đến ngày hôm nay, thảm hoạ kép 10 năm trước vẫn để lại bao hồi ức và nỗi niềm khắc khoải. Đó là những hoài bão “chấn hưng” thành phố, những nỗ lực đóng góp cho nền giáo dục phòng chống thiên tai, những hy vọng gửi gắm thế hệ trẻ đến thắp lửa tinh thần kiên cường quật khởi vốn có vùng đất cổ kính lịch sử Tohoku.
Ba tỉnh hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất của thảm hoạ thiên tai kép này lần lượt là Iwate, Miyagi, và Fukushima. Khu vực đường bờ biển chạy dọc từ Bắc xuống Nam bao gồm ba tỉnh này được gọi là Sanriku.
Sau trận động đất sóng thần năm 2011, có lẽ Fukushima là tỉnh được biết đến hơn cả do thảm hoạ nổ nhà máy hạt nhân đau thương. Đến tận giờ đây, nhà máy vẫn đang trong quá trình sửa chữa khôi phục hiện trạng ban đầu.
Mô hình nhà máy điện hạt nhân bị ảnh hưởng bởi trận động đất
Nhà máy điện hạt nhân số 1 tỉnh Fukushima là tâm chấn của vụ nổ. Nhà máy nằm ở ranh giới hai thị trấn Futaba và Okuma. Cho đến ngày nay, mức độ khôi phục của hai thành phố mới chỉ đạt mức dưới 15%, và chỉ còn sót lại khoảng 3% dân số là vẫn tiếp tục sinh sống tại nơi này.
Trong bán kính 20km từ nhà máy, khung cảnh chỉ còn sót lại như này. Khung cảnh tiêu điều hoang tàn nhắc nhở người ghé thăm mãi mãi không thể nào quên được đại thảm hoạ năm nào.
Lễ khai mạc Thế vận hội Olympics Tokyo 2020
Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là Fukushima sẽ chịu khuất phục bởi thảm hoạ. Thế vận hội Olympics Tokyo 2020 bắt đầu lễ khai mạc và rước đuốc tại Trung tâm huấn luyện Quốc gia J-Village được đặt tại thành phố Iwaki, tỉnh Fukushima.
Lễ khai mạc Thế vận hội Olympics Tokyo 2020, sau một năm trì hoãn, đã chính thức diễn ra vào lúc 9h, ngày 25 tháng 3 năm 2021. Do ảnh hưởng của đại dịch, lễ khai mạc có hạn chế về quy mô và số lượng khán giả tham dự, tuy nhiên không khí náo nhiệt ngóng chờ Thế vận hội vẫn không hề suy giảm.
Lễ khai mạc được bắt đầu với các tiết mục đặc sắc đến từ các đoàn biểu diễn nghệ thuật địa phương.
Đại diện dẫn đoàn rước đuốc đầu tiên của Thế vận hội là đội tuyển bóng đá nữ quốc gia, niềm tự hào của nền bóng đá nữ Nhật Bản nói riêng và châu Á nói chung, được người dân Nhật yêu mến gọi với cái tên “Nadeshiko”.
Lễ khai mạc Thế vận hội kết thúc ngay tại đây, khi “Nadeshiko” rước đuốc ra khỏi hội trường. Cùng chúc cho Thế vận hội diễn ra thành công thuận lợi, và người dân Tohoku giữ vững tinh thần kiên cường bất khuất, không chịu khuất phục trước bất cứ khó khăn nào. Cùng chúc cho Tohoku từ đây, 20 năm sau, 30 năm sau, 50 năm sau sẽ hồi phục hiện trạng phồn vinh ban đầu và không ngừng phát triển đi lên hơn nữa!
Các công trình kiến trúc được tái xây dựng ngày nay
Nhà ga tàu điện cũng được tu chỉnh mới lại.
Trường học cũng được tái xây dựng.
Comments