Wagashi - Điểm danh các loại bánh kẹo truyền thống tiêu biểu của Nhật Bản!

Wagashi - Điểm danh các loại bánh kẹo truyền thống tiêu biểu của Nhật Bản!

Wagashi trong tiếng Nhật được hình thành từ chữ “WA” = “和=Nhật Bản” và GASHI “菓子=Bánh kẹo”. Trong vô vàn các loại wagashi truyền thống của Nhật Bản, bạn đã ăn thử cái nào chưa? Ở bài viết này, chúng mình sẽ giới thiệu về các loại wagashi tiêu biểu tại xứ sở phù tang. Không biết là bạn đã từng thấy hay là nếm thử chưa nhỉ? 

Wagashi được làm từ gạo nếp

Wagashi được làm từ gạo nếp có nhiều loại như omochi (お餅 bánh dẻo), daifuku (大福 đại phúc), dango (団子), ohagi (おはぎ),... Sau đây là một vài loại bánh nổi tiếng và thường xuất hiện trong các sự kiện đặc biệt, cũng như cuộc sống thường ngày của người dân xứ sở mặt trời mọc. 

Bánh gạo nếp nhân đậu đỏ

Wagashi được làm từ gạo nếp - Bánh gạo nếp nhân đậu đỏ

Bánh gạo nếp nhân đậu đỏ tiêu biểu có Daifuku mochi (大福餅 bánh dẻo đại phúc), rồi Kashiwa mochi (柏餅 bánh dẻo sồi) sử dụng lá sồi cuốn quanh bánh. Kashiwa mochi thường xuất hiện trong sự kiện truyền thống Tết Đoan ngọ vào tháng 5 của Nhật Bản, nhằm cầu chúc cho sự trưởng thành của các bé trai. 

Cứ đến dịp xuân về vào tháng 2 hàng năm, các cửa hàng bán bánh sẽ cho ra mắt bánh Sakura mochi (bánh dẻo anh đào) nhân đậu đỏ. Bánh gồm có 2 loại - loại có vỏ bánh được làm từ bột mì, và loại có vỏ được làm từ bột gạo thô hấp dẫn khó cưỡng! Nếu là bạn thì bạn sẽ thích cái nào hơn nhỉ? ^^ 

Bánh đậu đỏ nhân gạo nếp

Wagashi được làm từ gạo nếp - Bánh đậu đỏ nhân gạo nếp

Bánh Ohagi lấy đậu đỏ nhân bánh dẻo hiện còn được nhiều gia đình ở quê tự tay chế biến cho đến ngày nay. Nhân đậu gồm có 2 loại: Tsubuan (つぶ餡) để đậu nguyên hạt chế biến, và loại Koshian (こし餡) nghiền nhuyễn đậu cho mềm mịn để làm nhân. Tùy theo mỗi người mà sở thích cũng được phân chia khác nhau.

Tùy theo tỉnh miền, cũng có nơi sử dụng bột đậu nành kinako, vừng mè thay cho nhân đậu đỏ. 

Bánh Dango đáng yêu bắt mắt

Dango: An Adorable Treat

Odango (団子 bánh đoàn tử), là một loại bánh trôi của ẩm thực Nhật Bản, có hình dạng tròn trịa với kích cỡ vừa miệng ăn. Bánh có loại được xiên bằng que giống như trên hình, và cũng có loại không xiên. 

Bánh Monaka

Bánh Monaka

Bánh có lớp vỏ mỏng được đem nướng và tạo hình, sau đó cho nhân đậu đỏ vào giữa làm nhân. So với các loại bánh mềm dẻo được giới thiệu bên trên, thì bánh monaka có vị giòn tan khác biệt. 

Bánh wagashi được làm từ bột mì

Bánh wagashi được làm từ bột mì

Bánh có lớp vỏ được làm từ bột mì, nhân đậu đỏ bên trong và hấp lên. Loại bánh được cho rằng bắt nguồn từ các loại màn thầu, bánh bao của Trung Quốc. Loại sử dụng hạt dẻ làm nhân đã phổ biến từ lâu, và gần đây thì các loại sử dụng dâu tây làm nhân khá được ưa chuộng.  

Bánh Dorayaki thường xuất hiện trong bộ truyện tranh Doremon!

Bánh Dorayaki thường xuất hiện trong bộ truyện tranh Doraemon!

Dorayaki là loại bánh hình tròn, khá giống bánh bông lan và lấy đậu đỏ làm nhân. Bánh thường được bày bán đại trà tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi của Nhật nên ai cũng có thể tìm mua và ăn thử. Bên cạnh đó còn có loại nhân hạt dẻ, nhân bơ hay kem tươi đa dạng… 

Bánh Castella

Bánh Castella

Castella là món bánh được lưu truyền từ Bồ Đào Nha và dần dần phát triển thành món bánh của Nhật Bản. Ngày nay, castella là đặc sản tiêu biểu của tỉnh Nagasaki. Trước đây thì bánh được làm từ các nguyên liệu chính như bột mì, trứng và đường, còn ngày nay thì cộng thêm cả mật ong thơm ngọt. Ngoài ra còn có nhiều loại như vị matcha với màu xanh lá đặc trưng, vị socola với màu nâu bắt mắt, hay thậm chí là vị phô mai độc đáo, mới lạ… 

Bánh Senbei tiêu biểu cho các loại wagashi vị mặn

Bánh Senbei tiêu biểu cho các loại wagashi vị mặn

Bánh Senbei - hay còn gọi là bánh gạo khô của Nhật Bản được làm từ bột mì, bột gạo sau đó ép mỏng và đem nướng. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp tại các quầy bánh kẹo trong siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi của Nhật Bản, với nhiều hương vị như tương shoyu, vị muối giòn tan dễ ăn.  

Nerikiri - Nghệ thuật ẩm thực được làm từ nhân đậu đỏ và khoai

Nerikiri - Nghệ thuật ẩm thực được làm từ nhân đậu đỏ và khoai

Nerikiri (練り切り) có thể nói là biểu tượng ẩm thực wagashi của xứ sở Phù Tang. Món bánh được làm từ các nguyên liệu như nhân đậu (đậu trắng hoặc đậu đen), đường, khoai từ, bột nếp mịn, tinh bột khoai tây và dùng muôi gỗ để nhào nặn. Sau đó, bánh sẽ được tỉa khắc thành hình hoa nở bốn mùa, hay các loài động vật chim thỏ… Từng chiếc bánh được làm ra có thể nói là kết tinh nghệ thuật của người nghệ nhân! 

Kẹo truyền thống Nhật Bản có đặc điểm gì khác biệt?

Kẹo truyền thống Nhật Bản có đặc điểm gì khác biệt?

Ame (飴) - Kẹo Nhật được chỉ định chứa hàm lượng nước dưới 10%, gồm có hai loại chính là kẹo cứng và kẹo mềm. Kẹo cứng được chế biến từ công thức truyền thống, dùng siro, đường ngọt làm nguyên liệu chính, cộng thêm thành phần gia liệu tạo nên hương vị. Kẹo đường đen, kẹo Bekko, kẹo bạc hà, kẹo quế Nikki… đều thuộc dạng kẹo cứng. Kẹo mềm được làm từ siro, đường cộng thêm bột đậu nành kinako, bột đậu đỏ và nhào nặn thành. Các loại kẹo sử dụng sữa đặc, bơ, caramel cũng thuộc dạng kẹo mềm.

Vậy Nhật Bản có những loại kẹo đặc trưng nào? Chúng ta hãy cùng xem qua từng loại nhé.

Kẹo Konpeito

Đây là loại kẹo đường có hình tròn nhỏ với hình dạng lồi lõm đủ màu sắc. Kẹo được làm từ đường mía và bột mì. 

Kẹo Kintaro ame

Đây là loại kẹo khá thú vị vì dù được cắt ra ở khúc nào cũng có hình khuôn mặt Kintaro - nhân vật nổi tiếng trong truyện cổ tích của xứ sở Phù Tang. Ngoài Kintaro thì còn có hình hoa, trái cây các loại. Đặc biệt là sản phẩm kẹo của hiệu Papabubble vô cùng đáng yêu với nhiều kiểu dáng, màu sắc đa dạng.

Kẹo Chitose ame

Kẹo Chitose ame dài cỡ 1m, với đường kính 1.5cm. Kẹo thường được dùng cho trẻ em trong ngày lễ Shichi go san, nhằm cầu chúc trẻ trưởng thành khỏe mạnh. Chitose (千歳) trong tiếng Hán có nghĩa là “ngàn năm”, nên còn mang ý nghĩa “trường thọ”, “sức mạnh dẻo dai” hay “sức khỏe”. 

Thạch Yokan - Wagashi thuộc loại jelly

Thạch Yokan - Wagashi thuộc loại jelly
Trái: neri yokan (煉羊羹 rau câu đặc); Phải: mizu yokan (水羊羹 rau câu nước)

Yokan (羊羹) là món thạch tráng miệng được làm từ đậu đỏ. Nếu lượng rau câu nhiều thì thạch sẽ cứng hơn và được gọi là “neri yokan (煉羊羹 rau câu đặc)”, và nếu lượng rau câu ít thì món thạch sẽ trở thành “mizu yokan (水羊羹 rau câu nước)”. Neri yokan thường được tìm mua và thưởng thức quanh năm, còn vào dịp hè nóng thì mizu yokan mát lạnh sẽ được ưa chuộng hơn.

Ảnh trái là neri yokan và có nhân hạt dẻ bên trong. Ảnh bên phải là mizu yokan, có bề ngoài trong suốt đặc trưng.

Bạn thấy thế nào? Mong là qua bài viết này, bạn có thể biết được ít nhiều phần nào về wagashi truyền thống của Nhật Bản. Hãy thưởng thức khi có dịp, và chia sẻ cho chúng mình biết cảm nhận của bạn tại mục bình luận nhé ^^  

Mục lục

Survey[Trả lời khảo sát]Hãy trả lời những câu hỏi về du lịch Nhật Bản.







Giới thiệu thêm