Tổng dân số ở Đài Loan có khoảng 23 triệu người. Theo thống kê vào năm 2019, khoảng 1/5 dân số người Đài đã đến Nhật Bản. Có thể nói đây là dân tộc vô cùng thích Nhật, bởi các hoạt động tiêu biểu như tiền viện trợ cho Nhật Bản vào trận động đất và sóng thần năm 2011 lên đến 250 triệu yên (tương đương với 5000 tỷ vnd). Kỳ này, chúng ta sẽ cùng xem qua câu chuyện của anh bạn gốc Đài lên Vince, đã đến Nhật được 7 năm rồi nhé!
Bắt đầu học tiếng Nhật do thích phim Nhật
Từ thời trung học, mình đã rất thích bộ phim do Domoto Tsuyoshi của nhóm nhạc Kinki Kids đóng. Mình bắt đầu tự học các phát âm 50 vầng của tiếng Nhật để tập hát những bài hát của họ. Vì chuyên ngành đại học của mình thuộc ngành du lịch, nên ngoài kiến thức chuyên môn mình muốn học thêm một loại ngôn ngữ nữa ngoài tiếng Anh, và mình bắt đầu đi học thêm tiếng Nhật. Sau nửa năm quyết tâm cố gắng, mình đã lấy được bằng năng lực tiếng Nhật N2, và sau một năm đã lấy được bằng N1. Trong thời gian học đại học, mình cũng đã lấy bằng hướng dẫn du lịch tiếng Nhật và tiếng Anh. Sau khi tốt nghiệp, mình đã làm việc tại quầy tiếp tân của khách sạn. Mình cũng không gặp khó khăn gì khi giao tiếp với khách người Nhật.
Vào lúc đó mình cũng chưa tính đi du học tại Nhật đâu. Nhưng sau khi động đất và sóng thần năm 2011, thời sự chiếu những hình ảnh mọi người xếp hàng trật tự trước cửa hàng, chỗ cung cấp đồ dùng một cách ngay ngắn cả vào thời kỳ khó khăn. Mình đã cảm động bởi lối sống văn minh đó và muốn đến Nhật sống thử.
Nghỉ việc vào năm 2013 để đến với xứ sở phù tang mơ ước
Dù lúc trước đã nhận được học bổng vào một trường chuyên về du lịch, nhưng vì học vị lúc đó của mình là phó học sĩ, nên mình rất phân vân. Cuối cùng, mình đã nhận sự hỗ trợ của gia đình, từ bỏ học bổng và học tiếp lên cao. Vì vậy mình đã vào trường Trường Nhật ngữ Naganuma Tokyo có khóa học nâng cao. Sau khi nhận lời khuyên “Nếu không muốn viết luận văn tốt nghiệp thì MBA (bằng thạc sĩ chuyên ngành)” cũng là lựa chọn tốt”, mình đã chọn trường học không đòi hỏi kinh nghiệm làm việc tại Nhật. Vì khi đăng ký chương trình MBA, một số trường ở Nhật sẽ đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm làm việc ngoài xã hội.
Học sinh vs Người lớn! MBA cứ như phiên bản thu nhỏ của xã hội hiện đại
Vì mình cũng khá quan tâm đến ngành thương mại marketing, nên mình đã chọn trường Đại học Aoyama Gakuin tại khu vực Omotesando, Tokyo. Marketing không có đáp án đúng sẵn dành cho bạn, thế nên chúng ta cần vừa tìm hiểu xu hướng xung quanh vừa học là tốt nhất. Có rất nhiều cửa hiệu nổi tiếng tại đây nên rất thích hợp để “hóng” trend của giới trẻ. Trong thời gian đi học, mình phải ở trường từ 7, 8 giờ sáng đến 10 giờ tối suốt tuần, cộng thêm thứ 7 cũng có tiết nên rất bận. Và cũng cần phải chuẩn bị bài trước để thảo luận trong lớp. Hơn một nửa bạn cùng lớp đều đã ra xã hội làm việc, nên ngoài giờ học nếu mình không cố gắng thì sẽ không thể theo kịp họ. Và cuộc sống sinh viên đã khác xa so với những gì mình tưởng tượng.
Hoạt động tìm việc sau khi tốt nghiệp trường tại Nhật
Hoạt động tìm việc dành cho sinh viên ở Nhật khá tốn nhiều thời gian. Đầu tiên bạn phải tham gia những buổi giải thích của các công ty, tiếp đó là xét tuyển hồ sơ, rồi thi phỏng vấn vài đợt thì cuối cùng mới nhận được giấy chứng nhận trúng tuyển. Không chỉ vậy, ban đầu chúng ta phải bắt đầu với công việc tổng hợp thay vì việc đúng theo sở thích của mình. Hầu hết các công ty tại Nhật đều vậy.
Trường hợp của mình thì từ lúc phỏng vấn đến lúc được nhận chính thức chỉ mất một tuần, nên có thể nói là hơi hiếm. Dù theo chuyên ngành thương mại marketing, nhưng thời gian đầu vào công ty, mình đã được cho vào bộ kỹ sư. Sau đó mới được chuyển sang bộ tư vấn.
Áp dụng chuyên môn từ trường đại học và MBA cho công việc của FUN! JAPAN
Thông qua giới thiệu của giáo sư ở MBA, mình đã biết đến công ty FUN! JAPAN chuyên truyền tải thông tin, du lịch Nhật Bản. Đây đúng là thuộc với chuyên môn đại học của mình! Công việc đảm trách marketing, quảng cáo tại đây cũng thích hợp với chuyên môn mình đang học tại MBA. Mình đã chuyển việc vì nếu là ở đây, mình có thể áp dụng các kỹ năng đã học cho công việc. Mặc dù nói là đảm nhận công việc marketing, mình cũng khá bận rộn vì phải đi khảo sát, viết bài ở nhiều nơi tại Nhật Bản nhưng nó khá thú vị đối với mình.
Lời khuyên dành cho những bạn có dự định làm việc tại Nhật trong tương lai
Bạn nên chuẩn bị tinh thần trước đi nhé. Thật ra sau khi tốt nghiệp MBA, hoạt động tìm việc của mình không hề thuận lợi. Có người bạn đã nói với mình “Nếu cứ lơ là thì sẽ không tìm được công việc tốt đâu”. Tính đấu tranh, thi đua tại xã hội Nhật Bản rất khắc nghiệt, đặc biệt người ngoại quốc sống tại Nhật Bản đều là những người ưu tú. Nếu không nỗ lực gấp đôi người khác mà cứ chủ quan tìm việc thì khả năng vấp ngã của bạn là khá cao.
Rời bỏ cuộc sống an nhàn tại nước mình, rời xa bạn bè, gia đình và quyết định đến Nhật thì cũng cần chuẩn bị tâm lý. Vì nếu lỡ bạn thất nghiệp tại Nhật, gặp khó khăn về mặt kinh tế, hoặc bị phân biệt đối xử, hay gặp nhiều tình huống không ngờ khác… Vì vậy, chúng ta cần gầy dựng nhiều mối quan hệ ngoài xã hội. Việc có người quen, bạn bè tại một nơi hoàn toàn xa lạ giúp chúng ta ổn định tinh thần rất nhiều, nên bạn cần quan tâm và chia sẻ với mọi người xung quanh.
Bài viết liên quan
- 【Làm việc & sinh hoạt Nhật Bản - Tập 1】Sự tồn tại quan trọng của người ngoại quốc trong xã hội Nhật Bản
- 【Làm việc & sinh hoạt Nhật Bản - Tập 2】Dù thế nào cũng muốn ở lại Nhật Bản! Cách lưu trú dài hạn tại Nhật
- 【Làm việc & sinh hoạt Nhật Bản - Tập 3】Công bố số liệu người lao động nước ngoài đang tăng tại Nhật Bản!
- 【Làm việc & sinh hoạt Nhật Bản - Tập 4】YOU! Vì sao lại thích Nhật Bản?
- 【Làm việc & sinh hoạt Nhật Bản - Tập 5】Các loại visa & nội dung chi tiết dành cho người nước ngoài lao động tại Nhật Bản
- 【Làm việc & sinh hoạt Nhật Bản - Tập 6】Chọn Nhật Bản là chỗ làm đầu tiên trong đời
- 【Làm việc & sinh hoạt Nhật Bản - Tập 7】Các hình thức tuyển dụng lao động tại Nhật Bản
- 【Làm việc & sinh hoạt Nhật Bản - Tập 8】Rời bỏ công việc ổn định để đến Nhật Bản nhằm nâng cao giá trị bản thân
- 【Làm việc & sinh hoạt Nhật Bản - Tập 9】Năng lực tiếng Nhật mà các công ty Nhật Bản đang tìm kiếm
- 【Làm việc & sinh hoạt Nhật Bản - Tập 10】Giới thiệu các bước tìm việc làm tại Nhật Bản
- 【Làm việc & sinh hoạt Nhật Bản - Tập 11】Áp dụng chế độ Working Holiday để trải nghiệm cuộc sống như mơ tại nước bạn!
- 【Làm việc & sinh hoạt Nhật Bản - Tập 12】Đến với con đường phiên dịch để trở thành cầu nối của Nhật Bản và Indonesia
Comments