【Làm việc & sinh hoạt Nhật Bản - Tập 8】Rời bỏ công việc ổn định để đến Nhật Bản nhằm nâng cao giá trị bản thân

Hiện nay có nhiều trường hợp làm việc trước rồi chuyển sang nước ngoài. Ở bài viết kỳ trước, FUN! JAPAN đã giới thiệu với mọi người trường hợp đến Nhật ngay sau khi tốt nghiệp. Và kỳ này sẽ là Maru, người Hồng Kong. Sau khi làm việc tại quê hương một thời gian, bạn đã quyết định sang Nhật du học và hiện tại đang làm việc ở FUN! JAPAN.

Tiếng Nhật là lựa chọn lý tưởng khi muốn học ngôn ngữ thứ ba

Sau khi tốt nghiệp tại trường chuyên môn ở Hồng Kong, mình đã vào công ty giao dịch và làm công việc liên quan đến thủ tục hải quan xuất nhập khẩu. Mặc dù đối tác cũng có người Nhật song hầu hết công việc đều sử dụng tiếng Anh. Mình đã có suy nghĩ “Nếu bây giờ mà học tiếng Nhật thì sẽ giao tiếp được nhiều hơn nữa. Trong tương lai tiếng Nhật sẽ có ích hơn nữa” và muốn học thêm tiếng Nhật. Lúc bấy giờ, mình đã quyết định xin nghỉ phép tạm thời tại công ty đang làm việc và sang Nhật du học.

Đến Nhật để giỏi tiếng thật nhanh!

Nếu muốn học một ngôn ngữ mới thì có lẽ đặt chân đến nơi đó và học tập là phương thức nhanh nhất. Vì bản thân mình cũng không trẻ nên không muốn lãng phí thời gian nên đã chọn con đường đi du học Nhật Bản. Trường Nhật ngữ mình học do được đồng nghiệp người Đài Loan giới thiệu, và là trường chuyên môn có khoa tiếng Nhật. Mặc dù người Đài Loan chiếm đa phần, song bên cạnh đó cũng có sinh viên đến từ Hàn Quốc, Philippines… Khi chọn địa điểm du học, mình cũng từng nghĩ đến những nơi mình đã từng đi du lịch như Osaka, Fukuoka song vì muốn nắm chắc từ cơ bản nên mình đã chọn khu vực vùng Kanto.

Ảnh minh họa

Trước khi đến Nhật thì mình hoàn toàn không nói được một câu. Vào lớp thì đương nhiên là bắt đầu từ phát âm “a i u e o” rồi. Không khí lớp học hoạt bát, vui nhộn nên người mới học cũng rất dễ tiếp thu. Sau 3 tháng, mình đi xin việc làm thêm ở một quán mì để nâng cao khả năng giao tiếp, trò chuyện hơn và may mắn đã được nhận. Trình độ tiếng Nhật vào lúc đó của mình chỉ cỡ như “Cái này màu trắng, cái này màu đen” biểu hiện vài từ đơn giản.

Kế hoạch ban đầu của mình là sẽ trở về Hồng Kong làm việc tiếp sau 1 năm du học ở Nhật Bản. Nhưng sau đó dự định thay đổi và mình đã kéo dài khóa học tiếng Nhật. Từ bước cơ bản đến trình độ N2 mất khoảng 1 năm, nhưng trước khi về nước mình muốn lấy luôn bằng N1. Và để làm được điều này thì thực tế mất khoảng 2 năm.

Thay đổi kế hoạch và ở lại Nhật Bản

Sau khi tốt nghiệp trường Nhật ngữ, trong thời gian trước khi về nước mình đã đi du lịch cùng bạn bè và tìm công việc làm thêm mới. Trong đó có nhiều xí nghiệp Nhật Bản có nhu cầu nhân sự biết tiếng Quảng Đông, và trong quá trình đó mình đã tìm được công việc hiện tại. Mình bắt đầu công việc làm thêm tạm thời, song sau đó được công ty ngỏ lời “Có muốn trở thành nhân viên hợp đồng và đổi sang visa lao động không?” thì mình trả lời “muốn làm thử” và ở lại Nhật đến giờ.

Vì sao lại làm việc ở FUN! JAPAN?

Lúc ở Hồng Kong, mình rất thích đọc sách và chụp ảnh. Sau khi đến Nhật thì mình bắt đầu viết blog và truyền tải thông tin, kiến thức liên quan về Nhật Bản. Bên cạnh đó mình cũng rất thích đi du lịch, thưởng thức món ngon. Sau khi vào FUN! JAPAN, mình cũng đã có nhiều cơ hội đi khảo sát nhiều nơi và viết bài giới thiệu. Vừa sử dụng tiếng mẹ đẻ vừa làm công việc yêu thích nên mình cảm thấy rất vui và học hỏi được nhiều.

Tiếng Nhật trong sách vở học ở trường và tiếng Nhật khi sử dụng để đàm thoại tại chỗ làm cũng có sự khác biệt. Chính bản thân mình có thể cảm nhận được trình độ được nâng cao, FUN! JAPAN có nhiều nhân viên ngoại quốc đến từ nhiều nước đến qua đó mình có nhiều cơ hội giao lưu cũng mọi người, thông qua đó hiểu biết thêm về văn hóa mỗi nước. Đây là môi trường làm việc đáng quý!

Cú sốc văn hóa tại chỗ làm Nhật Bản

Ảnh minh họa

Khác với Hồng Kong, Nhật Bản rất xem trọng các cuộc họp và không có thói quen check mail thường xuyên. Điều này tạo nên cú sốc văn hóa đối với mình. Thay vào đó tốc độ làm việc tại Nhật không nhanh nên “dễ thở” hơn. Bên cạnh đó, người Nhật rất lịch sự, lễ phép. Vì tiếng Trung, tiếng Quảng Đông, tiếng Anh không có kính ngữ nên xem trọng tốc độ khi trò chuyện. Nhưng cách dùng từ ngữ trong tiếng mẹ đẻ khi dùng sang tiếng Nhật cũng có lúc bị cho là thất lễ.

Lời khuyên dành cho những bạn có dự định đến Nhật trong tương lai

Nếu bạn cảm thấy lo lắng vì không nói được tiếng Nhật, trước hết cứ học đàm thoại các bước cơ bản bằng tiếng Nhật rồi đến Nhật cũng không sao. Nếu đã từng đi du lịch Nhật Bản, mặc dù không biết tiếng nhiều hay cảm thấy sinh hoạt một mình vất vả, nhưng nếu muốn giỏi tiếng trong thời gian ngắn thì cứ trực tiếp đến Nhật và học thì sẽ đạt được hiệu quả tốt. Qua đó chúng ta có thể tiếp xúc với bạn bè đến từ nhiều quốc gia, môi trường khác nhau. Có thể giữa chừng kế hoạch dự định của bạn sẽ có nhiều thay đổi, nhưng cứ nghĩ “Cuộc đời là vậy mà! Ai biết trước được ngày mai!” và dũng cảm tiến bước nhé. Những trải nghiệm bất ngờ, mới lạ đang chờ đón bạn tại xứ sở mặt trời mọc đó!

Bài viết liên quan

Mục lục

Survey[Trả lời khảo sát]Hãy trả lời những câu hỏi về du lịch Nhật Bản.







Giới thiệu thêm