Nước Nhật có đặc thù trải dài và hẹp theo chiều dọc từ Hokkaido tới Okinawa. Thiên nhiên khí hậu cũng như tập quán văn hóa mỗi vùng miền vì thế cũng có sự đa dạng, nhiều màu sắc khác nhau.
Lối suy nghĩ, nếp sống đặc trưng của người dân mỗi tỉnh đã được hình thành từ nhiều đời nay và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chúng mình nghĩ, với chuyên mục "Đặc sản mỗi miền - Dạo quanh 47 tỉnh thành Nhật Bản" này sẽ phần nào giúp các bạn hiểu hơn về đặc tính từng vùng và vì thế chuyến đi của các bạn sẽ nhiều những trải nghiệm văn hóa sâu sắc hơn. Và tập 14 kỳ này sẽ nói về tỉnh Nagasaki.
1. Những con người lạc quan nhất đất nước mặt trời mọc
Vào thời đại Edo, khi chính sách bế quan tỏa cảng, ngừng giao dịch thì chỉ có tỉnh Nagasaki là mở cổng đón chào thế giới. Có lẽ chính vì vậy mà những con người sinh ra tại đây có tính cách cởi mở, tân thời. Môi trường dễ gần gũi với văn hóa, thực phẩm mới lạ của nước ngoài làm nên tính hiếu kỳ cao. Bên cạnh đó, một phần lợi nhuận thu được từ các hoạt động giao dịch với nước ngoài cũng được phân phát cho các nơi, nên cuộc sống người dân ở đây khá dư dả và tiêu tiền hào phóng.
2. Bắn pháo hoa bên mộ vào lễ Obon
Vào ngày lễ Obon (lễ vu lan ở Nhật), mọi gia đình quây quần vui vẻ bên nhau và đón tổ tiên về. Các loại pháo hoa cầm tay hay những màn pháo hoa tráng lệ được bắn lên thắp sáng lung linh cho những ngôi mộ cổ. Việc này bắt nguồn với ý nghĩ tạo niềm vui cho những linh hồn đã khuất của tổ tiên.
3. Tiễn đưa ông bà hoành tráng
Shoryo nagashi (精霊流し) là lễ hội tiễn đưa vong linh được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 hàng năm. Sau khi rước tổ tiên về nhà vào những ngày đầu lễ Obon, họ sẽ tiễn đưa vong hồn người đã khuất đi về phương tây cực lạc. Nghi thức vừa đẩy thuyền vừa gõ chuông, vừa đốt pháo đi vòng quanh khu phố. Chỉ trong một đêm này, hơn một nửa số pháo tiêu thụ trong năm sẽ được người dân Nagasaki sử dụng. Có cả người mua 500 nghìn yên (tương đương với 100 triệu vnd) phần pháo bắn nên trong những ngày này, hàng pháo được chất như núi ở các siêu thị. Nếu đến tham quan sự kiện thì bạn cần mang theo khăn tay và vật dụng bịt lỗ tai vì toàn khu phố sẽ bị nhuộm trong một màu khói...
4. Khách đến thì cứ mời một dĩa udon xào trước đã
Khi khách đến nhà thì đầu tiên cứ đặt gọi một dĩa udon xào cỡ lớn trước đã, rồi chia ra mọi người cùng ăn với nhau chính là phong tục tiếp đãi khách của người dân Nagasaki.
5. Hầu như mọi người không dùng xe đạp
Vì địa hình nơi đây có khá nhiều dốc nên hầu như mọi người không đèo xe đạp, đồng thời cũng rất ít người biết lái xe.
6. Tay lái “lụa” điêu luyện của tài xế xe buýt
Nagasaki còn được biết đến với cái tên “khu phố đèo dốc”. Những tay lái xe buýt vượt qua khúc đường eo hẹp, đoạn dốc cua rẽ thì phải nói là có tay nghề hàng đầu Nhật Bản!
7. Đặc sản địa phương lại là… cơm Thổ Nhĩ Kỳ!?
Món cơm Thổ Nhĩ Kỳ được người dân địa phương ưa chuộng gồm có Mì Ý, thịt heo chiên giòn hòa luyện cùng nước sốt cà ri thơm lừng. Cho tới nay, nguồn gốc món ăn vẫn là một điều bí ẩn. Nhưng lạ ở đây là mặc dù không phải món ăn của Thổ Nhĩ Kỳ nhưng lại được đặt tên như vậy.
Người dân tại nhiều nơi trên đất nước Nhật Bản có nhiều tính chất tỉnh vùng khác lạ, độc đáo. Hãy đón chờ bài viết tiếp theo của chuyên mục nhé! Đừng quên để lại cảm nhận của bạn tại mục bình luận. Bạn muốn biết tính cách người dân của tỉnh vùng nào?
Comments