3 nghi thức chào hỏi lễ phép của người Nhật

  • 13/10/2020
  • Pauli
  • Bé Vi


Cách chào hỏi của người Nhật không bắt tay hay chạm vào người nhau trực tiếp mà chỉ cúi đầu hành lễ. Cách chào này cũng được cho là hiệu quả khi thực hiện cách ly xã hội nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lan rộng. Sau đây, chúng ta cùng xem qua nguồn gốc của văn hóa Ojigi và cách hành lễ chuẩn “Nhật” nhé!  

“Ojigi” là gì?

“Ojigi (お辞儀)” có nghĩa là gập người cúi đầu chào người khác, biểu hiện lòng thành kính và cũng là tín hiệu phi ngôn ngữ nhận biết trong xã hội. Hành động này có thể nói là khá thông dụng tại văn hóa các nước Châu Á, và cũng là tập quán của quý tộc, hoàng tộc tại một số nước Châu Âu.

Nguồn gốc của Ojigi

Ojigi bắt nguồn từ thời đại Asuka đến thời đại Nara, khi phương thức cúi đầu chào được áp dụng từ Trung Quốc.

Từ xưa, hành động nghiêng mình đưa cổ về phía đối phương được cho là biểu hiện “không kháng cự (chịu đầu hàng)”. Điều này đã lưu truyền sang Nhật Bản và hình thức cúi đầu chào hỏi tùy theo giai cấp bắt đầu ra đời. 

Các phân loại của cách chào Ojigi

Có thể nhiều bạn nghĩ rằng văn hóa Ojigi chỉ là gập mình trước người khác là được. Nhưng thật ra lễ nghi nghiêng người có nhiều cách thức khác nhau, và thông thường sẽ được chia thành 3 phân loại chính như sau.  

Kaishaku - Kiểu chào xã giao 

Về cơ bản, việc chào hỏi xã giao được áp dụng vào buổi sáng hoặc buổi chiều, khi bạn lướt ngang ai đó hay gặp mặt khách hàng thì có thể áp dụng cách chào nhẹ này.

Về cách chào, chúng ta chỉ cần nghiêng mình khoảng 15°, tầm mắt hướng về 3 mét phía trước là được. 

Keirei - Kiểu chào kính trọng

Để chào cung kính, chúng ta chỉ cần nghiêng người 30° và để lưng thẳng. Tầm mắt hướng về phía trước chân mình một chút. Cách chào này có phần lễ phép hơn kaishaku (chào xã giao) và có thể áp dụng khi gặp đối tác làm ăn hoặc cấp trên. 

Saikeirei - Kiểu chào tôn kính nhất

Saikeirei là cách chào nghiêng mình 45°, và cũng là biểu hiện lễ phép nhất trong 3 phương cách. Cách chào được áp dụng khi chúng ta muốn xin lỗi, bày tỏ lòng cảm ơn hoặc khi gặp khách hàng quan trọng. Đây cũng được thực hiện khi người Nhật đứng cầu nguyện trước thần linh - người được cho là đáng tôn kính nhất. 

Những điều sai phép tắc trong Ojigi

Song, chúng ta cũng cần lưu ý cách chào sai phép tắc nhé. 

Sau đây là một số điều bạn nên điểm qua để không bị mắc phải! 

Chào trong khi ngồi

Khi đối phương đứng, bạn ngồi và đang làm việc gì đó thì nên tạm ngưng và ưu tiên cho đối phương trước. Hãy đứng dậy ngay, tạo tư thế chỉnh chu và chào hỏi nhé.  

Chỉ nghiêng cổ chào

Nếu chỉ dùng cổ cúi chào mà người thì thẳng, không nghiêng mình thì rất thất lễ

Chỉ nghiêng mình chào

Nếu chỉ nghiêng mình mà mặt không cúi xuống thì chỉ gây ấn tượng đáng sợ cho đối phương nên hãy lưu ý nhé ^^ 

Cúi chào 90°

Cúi chào đến 90° thì có vẻ là bạn đang nghiêng mình nhiều quá. Trong trường hợp này thì bạn sẽ gây nên cảm giác khó chịu cho cấp trên và những người xung quanh nhiều hơn đấy...

Vừa hành lễ chào vừa nói chuyện

Chúng ta cũng không nên vừa nói lời chào vừa hành lễ, đặc biệt là khi chào theo kiểu Keirei (kiểu chào kính trọng) hoặc Saikeirei (kiểu chào tôn kính nhất). Để chào đúng cách, trước tiên bạn nên nói lời chào trước (chẳng hạn như “Ohayo gozaimasu” = Chào buổi sáng) rồi hành lễ. 

Lặp lại hành động cúi đầu nhiều lần

Lặp lại hành động chào hỏi nhiều lần sẽ không thể hiện rõ lòng thành của mình, vì vậy chỉ nên thực hiện 1 lần là đủ.

Bạn thấy thế nào về cách chào hỏi của người Nhật? Hãy thử áp dụng khi đến Nhật Bản, dừng chân tại nhà trọ truyền thống ryokan hay làm việc tại công ty Nhật Bản nhé. Nhất định mọi người sẽ cảm thấy vui mừng đó ♪

Mục lục

Survey[Trả lời khảo sát]Hãy trả lời những câu hỏi về du lịch Nhật Bản.







Giới thiệu thêm