Kimono là lễ phục truyền thống của Nhật Bản. Nguồn gốc ý nghĩa của kimono là “đồ mặc (kiru mono)”, chỉ toàn bộ các loại quần áo mặc trên mình. Theo thời gian, phục truyền thống của dân tộc Nhật Bản dần được thế giới công nhận, và được biết đến với tên gọi “kimono”. Mảnh vải mỏng được đóng bằng đai thắt lưng dày, cùng tay áo rộng chính là đặc trưng riêng.
Sự khác biệt giữa kimono truyền thống và áo khoác kiểu kimono là gì?
Sự khác biệt giữa kimono truyền thống và áo khoác kiểu kimono chính là cách mặc.
Kimono truyền thống của Nhật Bản gồm có áo lót nửa người Juban (襦袢) mặc bên trong, sau đó chồng lớp áo lót toàn thân Nagajuban (長襦袢) lên trên, cùng lớp áo Uwagi (表着) được thiết kế nhiều kiểu dáng, màu sắc bên ngoài. Sau đó sẽ được quấn đai thắt lưng thật chặt để áo không bị bung.
Bên cạnh đó, áo khoác kiểu kimono hoặc cardigan thường mặc khoác ngoài đồ bộ bình thường chúng ta hay mặc, hoặc mặc trực tiếp lên người. Dây thắt lưng thường sẽ được quấn lại hoặc chỉ cần khoác áo sơ lên là được.
Có kimono cỡ lớn hoặc kimono dành cho nam giới không?
Kimono cũng có loại dành cho nam giới. Trong các nghi lễ chính thức, nam giới thường mặc loại quần hakama bên ngoài áo kimono. Tuy nhiên bình thường thì chỉ mặc áo kimono giống nữ giới.
Ngoài ra cũng có kimono kích cỡ lớn. Giống như đồ tây, có loại được thiết kế chiều dài và bề rộng phù hợp cho những người có dáng cao hoặc tròn trịa. Nhưng trong trường hợp thuê đồ kimono thì cửa tiệm có sẵn cỡ lớn không nhiều, nên hãy tìm hiểu trước khi đi nhé.
Khi nào thì mặc kimono trắng?
Kimono trắng được sử dụng trong dịp đặc biệt. Tiêu biểu là màu trắng thuần khiết thích hợp cho trang phục cô dâu. Đây được cho là màu sắc có bậc cấp cao nhất, thiêng liêng nhất nên đã được dùng cho lễ cưới. Tuy nhiên, trong lễ cưới thì nam giới không mặc kimono màu trắng.
Bên cạnh đó còn có loại kimono gọi là Shiroshōzoku, dùng để mặc trong nghi thức thanh tẩy cơ thể của Thần đạo. Hoạt động mang ý nghĩa bản thân được trở về thời mình được sinh ra, không nhuộm bởi bất cứ màu gì.
Khi nào thì mặc kimono đen?
Kimono đen là trang phục chính thống trong tang lễ. Nữ giới thường mặc kimono đen toàn thân, cùng đai thắt cũng màu đen. Thường thì trên kimono sẽ có hoa văn Kamon (家紋, gia văn). Đây là biểu tượng đặc trưng của gia đình đó.
Mặt khác, nam giới thường khoác áo khoác Haori (羽織) và quần Hakama (袴) bên ngoài kimono đen có gia văn. Quần hakama có vằn sọc là tượng trưng cho cấp bậc cao nhất. Nhưng nam giới không chỉ mặc kimono đen trong đám tang, mà còn mặc trong lễ cưới hoặc các nghi lễ chính thức.
Sự khác biệt giữa kimono và yukata
Thoạt nhìn trông kimono và yukata rất giống nhau, nhưng thật ra hai loại này lại có sự khác biệt. Vì khi mặc kimono thì chúng ta bắt buộc phải mặc áo lót trắng Juban (襦袢) bên trong.
Mục đích sử dụng cũng khác nhau. Kimono vốn dĩ được sử dụng như trang phục ngày thường, và yukata thường được mặc vào ngày hè. Cho đến ngày nay, kimono vẫn được xem là trang phục chính thức, và yukata thì được xem như trang phục để tham gia các lễ hội, sự kiện ngày hè.
Các nhân vật hoạt hình nổi tiếng mang hình ảnh kimono
Nếu là một fan nghiện anime Nhật Bản, thì hẳn bạn phải biết có rất nhiều nhân vật mặc trang phục kimono xuất hiện trong các bộ phim hoạt hình. Chẳng hạn như Himura Kenshin - nhân vật chính của phim hoạt hình Lãng Khách Kenshin, hoặc Ryougi Shiki trong Kara no Kyoukai (The Garden of Sinners). Trong số đó, Himura Kenshin là nhân vật hoạt hình rất được yêu thích tại Nhật Bản, tạo ấn tượng bởi bộ kimono màu đỏ phối hợp cùng hakama màu trắng đặc trưng.
Comments