「WORLD MASTERS GAMES (WMG) 2021 KANSAI」 là đại hội thể thao dành cho những ai yêu thể thao và trên 30 tuổi, tạo cơ hội để mọi người có thể thi đấu trên một khán đài cùng với các cầu thủ nổi tiếng trên thế giới. Chúng mình sẽ gửi đến các bạn những điểm hấp dẫn của WMG thông qua 3 tập phỏng vấn những người đã từng tham gia đại hội trong quá khứ. Nhân vân trong tập 2 của chuyên mục phỏng vấn kỳ này sẽ là chị Kobayashi Mayumi(môn Bóng mềm) và anh Kawato Masasumi (môn Bóng rổ) - những con người đang mở rộng khả năng hoạt động của thể thao đồng đội sẽ nói cho chúng ta nét thú vị của WMG và cuộc đời cầu thủ của họ.
※ Xem bài viết về Cuộc phỏng vấn WMG (Tập 2) tại đây👉https://www.fun-japan.jp/vn/articles/10793
Tỏ lòng thành kính với thể thao mang tính lịch sử giúp thay đổi cuộc sống - chị Kobayashi Mayumi(môn Bóng mềm)
Ảnh cùng đồng đội khi tham gia đại hội WMG2017 OAKLAND
Hãy cho biết ấn tượng của chị khi tham gia đại hội quốc tế.
Khi tôi tham gia đại hội quốc tế Bóng mềm tại Út, đã có người hỏi tôi “Are you enjoying? (Chị có thấy vui không?)”. Các tuyển thủ nước ngoài không những chơi vui mà còn rất mạnh nữa. Tôi thấy rất ấn tượng vì họ xem trọng việc tận hưởng niềm vui trong thể thao làm đầu. Lối chơi của chúng tôi có vẻ như không được thoải mái cho lắm.
Ngoài ra, trước đó thì tôi rất ngại nói tiếng Anh và sợ đi nước ngoài. Nhưng các tuyển thủ tham gia đã bắt chuyện “OHAYOU (Xin chào)” và rất thân thiện. Tôi cảm thấy rất biết ơn họ vì chính họ là những người đã chỉ cho tôi biết tính quan trọng trong việc giao lưu.
Chị có cảm nhận gì khi nhìn ngắm thế giới thông qua môn thể thao Bóng mềm?
Tôi đã thấy được lịch sử của từng đất nước. Chẳng hạn như Malaysia không có cơ hội cho những người ở độ tuổi nhất định gần gũi Bóng mềm, cả sân vận động được sử dụng cũng rất ít. Thông qua đó, tôi hiểu được rằng nền văn hóa trải nghiệm Bóng mềm không phân biệt tuổi tác không hẳn phổ biến trên toàn thế giới.
Ngoài ra, tôi còn biết được có những đất nước rất ít nữ giới tham gia hoạt động thể thao. Các bộ môn thể thao đồng đội chịu sự ảnh hưởng lớn từ việc một đất nước có hoạt động duy trì thể thao cả đời hay không.
Chị có cảm thấy khó khăn trong việc duy trì hoạt động thể thao Bóng mềm nữ tại Nhật Bản không?
Trái: Hình ảnh phát biểu trong "Đại hội Sammy Japan Masters cup" do chị tổ chức. Phải: Hình ảnh cùng đồng đội khi tham gia "Đại hội Sammy Japan Masters cup"
Quê tôi ở Hokkaido. Khi tôi còn nhỏ, trào lưu nơi này không đón nhận việc nữ giới vùng quê tham gia thể thao. Vào năm học trung học cấp 3, tôi vừa đi học vừa đi làm. Và nhờ lựa chọn công ty cho phép chơi Bóng mềm nên tôi đã có cơ hội gần gũi hoạt động này.
Nhật Bản cũng có thời đại khắt khe trong việc nữ giới tham gia thể thao. Vào thời điểm đó thì cả huấn luyện viên và trọng tài đều toàn là đàn ông.
Với mong muốn thúc đẩy bộ môn Bóng mềm trở nên phổ biến hơn, tôi đã tự học và lấy bằng trọng tài. Liên đoàn Bóng mềm Nhật Bản lần đầu tiên tổ chức đại hội toàn quốc dành cho nữ giới tại thành phố Kanazawa, tỉnh Ishikawa, kêu gọi các trọng tài nữ trên toàn quốc. Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc trong đại hội với vai trò là trọng tài trong đại hội dành cho nữ giới đầu tiên tại Nhật Bản.
Nhờ có 30 năm nỗ lực và thử thách không ngừng của nhiều con người mà thể thao Nhật Bản mới có tiềm năng lớn như bây giờ.
―Mong chị gửi gắm một vài thông điệp đến những bạn nữ muốn duy trì hoạt động thể thao trong
Nếu có mong muốn thì đừng ngại tiến bước. Sự thông cảm của gia đình và mọi người xung quanh sẽ trở thành mối lo ngại lớn, song tôi không nghĩ đó là lý do để từ bỏ thể thao.
Bạn bè cùng tham gia và sức khỏe của bản thân chính là nguồn động lực tiếp sức cho “cách suy nghĩ lành mạnh”, nuôi dưỡng tấm lòng lắng nghe tiếng nói của mọi người xung quanh trong mọi tình huống. Tôi mong muốn họ có thể cảm nhận được lợi ích của thể thao - điểm xuất phát tạo nên nền tảng con người, và chung tay gây dựng xã hội bất kì ai cũng có thể tham gia hoạt động thể thao.
Ngoài ra, tôi còn có 1 điều muốn nhắn nhủ. Thông qua đại hội WMG, tôi đã gặp được nhiều bạn bè cùng hoạt động chung bộ môn thể thao. Vì chính tôi đã nhận nhiều sự giúp đỡ, ủng hộ nên tôi muốn hỗ trợ những đội sẽ tham gia WMG 2021 tại KANSAI.
Tôi cảm thấy rất hào hứng và mong được gặp gỡ những người yêu Bóng mềm từ khắp thể giới tại nơi khai mạc, tỉnh Shiga.
Chinh phục thế giới với tư cách là thành viên đội SAMURA và giành lấy nụ cười chiến thắng - anh Kawato Masasumi (môn Bóng rổ)
Lý do gì khiến anh muốn thử thách tại nước ngoài?
Hình ảnh trận đấu với Croatia tại đại hội FIMBA 2015
Vì đại hội JBA (Japan Basketball Association) bị giới hạn tuổi tác nên những cầu thủ trên 60 tuổi không có cơ hội tham gia. Tôi đã tìm nơi có thể hoạt động bóng rổ ở tuổi 60, và chọn con đường tham gia thi đấu tại nước ngoài.
Ở nước ngoài có cả hạng mục dành cho những người đến tuổi 75. Hướng về thế giới giúp tôi có thêm mục tiêu mới để tiếp tục chinh phục thử thách. Việc tham gia WMG cũng nằm trong những thử thách mới lạ này.
Anh có ấn tượng gì về WMG?
Ảnh tập thể sau khi thi đấu tại đại hội WMG Oakland 2017
Tôi cảm thấy ngạc nhiên bởi sự nồng nhiệt chào đón và số lượng cầu thủ “khủng”. Thông qua những cuộc gặp gỡ, tôi cũng đã có cơ hội trò chuyện cùng người để dành tiền định kỳ để tham gia WMG 4 năm 1 lần. Việc này khiến tôi cảm nhận được tính đặc biệt của đại hội này.
Ngoài ra, tôi còn có cơ hội thi đấu cùng đội tuyển Mỹ 2 lần. Nếu chỉ thi đấu ở Nhật thì việc được đấu cùng đội tuyển Mỹ chỉ như một giấc mơ. Mặc dù thắng thua cũng quan trọng nhưng ấn tượng về niềm vui trải nghiệm lớn hơn rất nhiều.
―Những đội chơi mang tầm quốc tế thường hoạt động như thế nào?
“SAMURAI Senior Ballers” hội tụ các thành viên trên toàn quốc. Mỗi đội đều chăm chỉ luyện tập và mỗi năm chỉ tập trung 1 lần. Song mọi người đều là những thành viên ưu tú một thời, và hẳn là đội tuyển trên 65 tuổi mạnh nhất Nhật Bản.
Không chỉ thành lập đội tuyển độ tuổi 60 đầu tiên tại Nhật Bản, hiện nay các đại hội thi đấu cũng được tổ chức. Từ lúc bắt đầu tính đến nay đã được 8 năm, giờ thì dân số cầu thủ trên 60 tuổi đang tăng dần.
―Hoạt động của anh nhằm kéo dài tuổi thọ chơi thể thao, hiện anh cảm thấy thế nào khi duy trì hoạt động?
Tôi có nhiều kỉ niệm buồn trong đời cầu thủ. Sau khi trưởng thành, tôi mới thực sự cảm nhận được niềm vui trong bóng rổ. Lúc ra sân thì cho dù ở độ tuổi nào tôi cũng chơi hết mình, nên sau khi trận đấu kết thúc tôi đều cảm thấy rất thoải mái. Những buổi họp mặt giao lưu cũng vui không kém.
Càng lớn tuổi, thì sức khác biệt của độ tuổi lớn hẳn dần. Mặc dù vậy nhưng tôi vẫn muốn duy trì hoạt động khi còn khỏe mạnh. Và tôi cảm thấy hạnh phúc khi tìm gặp được bộ môn thể thao khiến tôi có cảm nghĩ như vậy.
Hãy cho biết mục tiêu của anh trong tương lai.
Giành lấy huy chương trong đại hội thể thao trong tương lai. Thành tích trong 10 năm thi đấu của tôi là 6 thắng 18 thua 1 hòa, nhưng tôi mong muốn để lại thành quả cho những thử thách từ trước đến nay.
Ngoài ra, tôi hiện đang chỉ đạo dẫn dắt bóng rổ tiểu học. Tôi muốn truyền đạt niềm vui trong việc duy trì thể thao cả đời đến các bé. Bọn trẻ rất thích khi xem những tấm hình thi đấu tại nước ngoài. Tiếp tục hoạt động thể thao trong phạm vi khả năng cho phép. Tôi muốn truyền đạt niềm vui này bằng tinh thần không ngừng chinh phục thử thách.
Kỳ này, chị Kobayashi Mayumi(môn Bóng mềm) và anh Kawato Masasumi (môn Bóng rổ) sẽ nói cho chúng ta nét thú vị của WMG và cuộc đời cầu thủ của họ.
WMG2021 KANSAI là cơ hội vàng để những người yêu thể thao thỏa mãn đam mê.
Thông tin chi tiết của đại hội sẽ được đăng tải trên trang web chính thức vào cuối tháng 11 năm 2019. Mọi người đừng quên điểm qua nhé!
Kỳ tới sẽ là bài viết phỏng vấn những cầu thủ đã tham gia môn Nâng tạ và Điền kinh tại WMG.
Các bạn hãy chờ và theo dõi nhé.
Trang web của WMG2021 KANSAI👉 https://wmg2021.jp/en/
Comments