Bạn đã biết rằng “Táo Fuji không phải là loại táo được sản xuất từ núi Phú Sĩ ” hay là “Ở Nhật Bản có vòi nước cam thần kỳ” chưa? Mặc dù mang thương hiệu “Made in Japan”, song bạn có biết các loại trái cây như táo, dâu, quýt được sản xuất nhiều nhất ở đâu trên nước Nhật? Kỳ này, mình sẽ gửi đến cho các bạn một vài thông tin bổ ích về trái cây Nhật Bản.
Táo Fuji không phải xuất xứ từ núi Phú Sĩ!
Tỉnh Aomori là nơi có lượng sản xuất táo đứng hạng 1, và có đến hơn 50 loại táo được nhân giống trồng. Nổi tiếng nhất không đâu khác chính là táo “Fuji”. Một nửa số lượng táo được sản xuất tại Nhật Bản đều thuộc giống “Fuji” này. Táo Fuji được lấy tên từ ① “Núi Phú Sĩ” - ngọn núi nổi tiếng nhất Nhật Bản và ② “Phố Fujisaki” thuộc tỉnh Aomori - nơi ra đời của loại táo. À đúng rồi! Ở Mỹ cũng có nơi hiện đang sản xuất cùng loại táo “Fuji”. Nếu bạn muốn nếm thử vị táo của Nhật Bản thì hãy xác nhận nơi sản xuất rồi cho vào rổ nhé.
Tại vương quốc dâu tây - Tochigi, việc nghiên cứu trồng dâu ngày ngày vẫn đang được tiến triển
Tỉnh Tochigi là nơi có lượng thu hoạch dâu đứng đầu Nhật Bản. Có cả “Trụ sở nghiên cứu dâu trồng Tochigi” chuyên nghiên cứu về các loại dâu duy nhất trong nước. Chẳng hạn như kĩ thuật nâng cao chất lượng thành phẩm hoặc khai thác giống trồng mới. Các loại dâu nổi tiếng như “Tochiotome” hoặc “Skyberry” đều xuất xứ thuộc Tochigi. Và hơn 90% lượng sản xuất tại đây đều thuộc giống “Tochiotome”. Đồng thời, ba của “Tochiotome” là “Tochinomine”, và mẹ là “Kurume 49”. Giống dâu được thừa hưởng hương vị tươi ngon từ ba, và hình dạng căng tròn, mọng nước từ mẹ. Cùng thời điểm này, giống dâu “Tochihime” chuyên dùng cho hoạt động săn dâu thì ngược lại, ba là “Kurume 49” và mẹ là “Tochinomine”. Chỉ cần hoán đổi giống trồng ba mẹ thì đã cho ra loại dâu mới với đặc điểm khác lạ. Thật thú vị đúng không nào! Những phát minh mới này còn cho thấy độ tinh xảo, mỏng manh của trái cây Nhật Bản.
Nước cam chảy ra từ vòi!?
Tại tỉnh Ehime có lượng thu hoạch cam quýt đứng đầu Nhật Bản, chúng ta có thể tìm thấy nhiều thứ thú vị liên quan đến loại trái cây này. Chẳng hạn như vòi nước chảy ra nước cam, hoặc các loại bánh trái, rau câu vị cam quýt ngon ngọt. Có cả những loại giống cao cấp như “Beni Madonna” được kết hợp từ cam và quýt. Đúng như tưởng tượng, loại giống này chứa cả độ thanh dịu của cam và độ đặc ngọt của quýt. Đặc điểm lớn nhất ở đây chính là “cảm giác dẻo mịn chẳng khác gì rau câu”. Những loại quả có thể đưa ra thị trường với cái tên cao quý này phải trải qua kiểm định “Ehime kashi số 28”, và đạt tiêu chuẩn về độ ngọt, hình dạng, màu sắc, kích cỡ. Thành phẩm không đạt tiêu chuẩn “Ehime kashi số 28” không được sử dụng dưới cái tên “Beni Madonna”. Nếu có dịp đến Ehime, bạn hãy tìm và ghé ăn thử nhé.
Lịch sử rượu vang lâu đời nhất & lượng sản xuất nho nhiều nhất nước
Yamanashi là nơi bạn có thể tìm đến vô số các loại nho. Trong đó, thú vị nhất là giống nho “Koushu” có lịch sử hơn 800 năm tuổi. Hiện nay, loại rượu vang được chế từ giống nho này đã trở thành đặc sản của Yamanashi.
Và loại nho nổi tiếng nhất được trồng tại Nhật có lẽ chính là “Kyoho”, còn được mệnh danh là “Vua của các loại nho” tại Nhật Bản. Yamanashi cũng là nơi có lượng sản xuất “Kyoho” đứng đầu nước.
Vào những năm gần đây, giống nho Shine Muscat cũng đang dần được để mắt đến. So với giống nho “Kyoho” có màu đen tím sậm, thì “Shine Muscat” lại có màu xanh vàng tươi sáng. Nghe nói rằng ngay cả Yamanashi cũng giảm bớt lượng “Kyoho” và tăng thêm sản xuất “Shine Muscat”.
Chuyên mục ngoài đề 1: Màn treo cửa ư? Không phải đâu, hồng khô đấy!
Bạn có biết hồng khô không? Đúng vậy. Hồng khô được sấy từ những quả hồng tươi mọng. Vậy bạn “Noren” không? Đó là loại rèm treo cửa được thiết kế tại cửa ra vào của các tòa nhà Nhật Bản.
Tấm rèm treo cửa ở trên hình còn được gọi là “Rèm treo cửa hồng khô”. Nhưng thực ra, đây không được dùng để làm rèm treo cửa mà đang trong giai đoạn chế tạo “hồng khô”. Cảnh tượng này không được thấy nhiều tại các khu đô thị, nhưng tại những nơi sản xuất hồng sấy, chúng ta có thể nhìn thấy những trái hồng được treo lủng lẳng trước gió như thế này đây.
Chuyên mục ngoài đề 2: Nagaimo - củ mài thường xuất hiện trong các món ăn Nhật Bản
Mọi người có thích củ mài hay khoai từ không nhỉ? Củ mài nếu ăn sống thì có vị giòn tan, đem nướng lên thì lại dẻo mềm nóng hổi vừa thổi vừa ăn. Thực ra, củ mài là một trong những loại rau củ chính được Nhật Bản xuất khẩu ra nước ngoài. Hầu hết số lượng củ mài của Nhật được sản xuất từ Aomori và Hokkaido.
Chỉ nhìn thôi thì đã thấy thích rồi đúng không nào. Đã đặt chân đến vùng nào thì nhất định phải ăn thử trái cây đặc sản của vùng đó đúng không nào? Còn không thì bạn cũng có thể tìm mua trên các trang mạng online hoặc cửa tiệm trong nước mình đấy.
*Bài viết được biên tập, cộng tác cùng Công ty cổ phần Tokyo Seika.
Sponsored by Japan Fruit and Vegetables Export Promotion Council
Comments