Đối với người Nhật, "sữa đậu nành" là một loại sữa có nguồn gốc thực vật quen thuộc và gần gũi. Sau nhiều thăng trầm, hiện giờ nó đã là một món quen thuộc trong ẩm thực Nhật Bản, nhưng thực tế, đã có thời kì sữa đậu nành không được thị trường chấp nhận, việc nó có thể mở rộng thị trường sau nhiều lần thử nghiệm cải tiến cũng ẩn giấu cả một câu truyện dài.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn rất nhiều kiến thức thú vị về sữa đậu nành, từ lịch sử, phân loại, thành phần dinh dưỡng của nó, đến cách thưởng thức và các cửa hàng với các món ăn tuyệt vời từ sữa đậu nành!

* Nếu bạn mua hoặc đặt hàng sản phẩm được giới thiệu trong bài viết, một phần doanh thu có thể được hoàn lại cho FUN!Japan.

Lịch sử của sữa đậu nành: đã được sử dụng từ hơn 2.000 năm trước?

豆乳の歴史:今から二千年以上前に飲まれていた?

Sữa đậu nành từ lâu đã được biết đến như một loại sữa có nguồn gốc thực vật tiêu biểu, có lịch sử rất lâu đời, được cho là đã được sản xuất tại Trung Quốc từ 2.200 năm trước. Nó có thể đã được du nhập vào Nhật Bản trong thời kỳ Nara (710 ~ 794), và tại thời điểm đó nó còn được gọi là "súp đậu phụ" và được sử dụng như một món ăn chay.

Tuy vậy, việc uống sữa đậu nành mới chỉ phổ biến gần đây. Trước đó, sữa đậu nành chỉ có thể mua tại các cửa hàng đậu phụ, cho đến khi việc bán sữa trong hộp giấy được khởi xướng, khiến nó trở nên dễ dàng hơn để mang đi, cùng với xu hướng chú trọng hơn đến sức khỏe đã làm cho sữa đậu nành trở thành 1 cơn sốt lớn. 

Trong làn sóng đầu tiên vào những năm 1980, sản lượng bán ra đạt tới 117.000 tấn, nhưng nhanh chóng lắng xuống do mùi đậu nành quá nồng và có vị chát rõ rệt. Sau đó, với sự cải tiến trong công nghệ sản xuất sữa đậu nành và sự xuất hiện của đồ uống sữa đậu nành với nhiều hương vị khác nhau, nó bắt đầu thu hút sự chú ý trở lại vào khoảng năm 2005, và vẫn được sử dụng rộng rãi như một loại sữa thứ 2.

Phân loại và đặc điểm của sữa đậu nành ở Nhật Bản

日本における豆乳の種類と特徴

Sữa đậu nành Nhật Bản được chia thành ba loại theo Tiêu chuẩn Nông nghiệp và Lâm nghiệp Nhật Bản (tiêu chuẩn JAS): "sữa đậu nành chưa điều chế", "sữa đậu nành đã qua điều chế" và "đồ uống sữa đậu nành".

Sữa đậu nành chưa điều chế

Đây là loại có hàm lượng đậu nành cao nhất, trên 8%, giàu protein và isoflavone, có hương vị đậu nành mạnh nhất. Nó hầu như không chứa các chất phụ gia như đường hoặc muối, vì vậy bạn có thể cảm nhận hương vị và dinh dưỡng nguyên bản của đậu nành. Nó được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn và làm đồ uống, và là nguyên liệu lý tưởng để làm đậu phụ hoặc nấu súp.

👉 Mua "2 thùng 12 chai Sữa đậu nành Nhật Bản nguyên chất Fukuren"

Sữa đậu nành đã điều chế

Chứa hàm lượng đậu nành từ 6% đến 8%, được pha chế cho dễ uống hơn từ sữa đậu nành nguyên chất, bằng cách thêm đường và muối. Nó có thể được thưởng thức bằng cách cho vào trà hoặc cà phê, uống trực tiếp, hoặc dùng với ngũ cốc như sữa bò, và thậm chí dùng để nấu ăn. Nhiều sản phẩm được bổ sung canxi và vitamin D, giúp bổ sung dinh dưỡng, là một điểm hấp dẫn của loại này.

👉 Mua "Thùng 48 chai sữa đậu nành Nhật Bản đã sơ chế Marusan"

Đồ uống sữa đậu nành

Một loại sữa đậu nành đã điều chế được pha thêm với các hương vị khác nhau, chứa hàm lượng đậu nành từ 4% đến 6% (2% trở lên nếu nó chứa nước ép trái cây). Nó phổ biến với nhiều lứa tuổi, từ trẻ em đến người lớn và có thể dễ dàng kết hợp vào chế độ ăn uống hàng ngày, vì vậy được khuyến khích cho những người muốn tìm sữa đậu nành dễ uống.

👉 Mua "Set 36 chai Sữa đậu nành nhiều vị Kikkoman"

Thành phần dinh dưỡng và lợi ích với sức khỏe của sữa đậu nành

豆乳の栄養成分・健康効果

Sữa đậu nành được công nhận là một thức uống bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe và sắc đẹp, nhưng nó thực sự chứa những loại thành phần nào?

Protein đậu nành

Đậu nành, còn được gọi là "thịt của cánh đồng", chứa một lượng protein rất cao (hơn 30%), và được đánh giá là một nguồn dinh dưỡng có giá trị và chất lượng cao, tương đương với thịt và cá. Nó cũng được kì vọng có hiệu quả trong việc giảm cholesterol, thúc đẩy chuyển hóa lipid và đốt cháy chất béo, vì vậy nó là món phù hợp cho những người đang lo lắng về lượng cholesterol hoặc đang trong thời gian ăn kiêng.

Isoflavone đậu nành

Một thành phần có nhiều trong mầm đậu nành và còn được gọi là "estrogen thực vật" do có tác dụng tương tư như hoocmon nữ estrogen. Nó không chỉ giúp giảm các triệu chứng mãn kinh và có tác dụng làm đẹp da, mà còn ngăn ngừa loãng xương và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim, tuy nhiên cần chú ý nếu uống quá nhiều có thể gây mất cân bằng nội tiết tố.

Saponin đậu nành

Nó là thành phần chính tạo nên vị đắng và chát trong đậu nành và có đặc tính tạo bọt. Nó được kỳ vọng có tác dụntrong việc ngăn chặn quá trình oxy hóa trong cơ thể, giảm nguy cơ lão hóa và các bệnh liên quan đến lối sống, đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch, một số nghiên cứu đã báo cáo rằng nó có thể ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.

Lecithin đậu nành

Nó là một loại phospholipid tự nhiên chiết xuất từ đậu nành và được sử dụng rộng rãi như một chất nhũ hóa tự nhiên. Đây cũng là một thành phần chính của các tế bào não, nên nó còn được kỳ vọng sẽ cải thiện trí nhớ và khả năng học tập, hỗ trợ chức năng của chất dẫn truyền thần kinh và ngăn ngừa lão hóa não. Nó cũng hỗ trợ chức năng của gan và được cho là giúp ngăn ngừa và cải thiện gan nhiễm mỡ.

Ngày 12 tháng 10 là Ngày sữa đậu nành

"Ngày sữa đậu nành" được thành lập bởi Hiệp hội Sữa đậu nành Nhật Bản vào năm 2008, xuất phát từ phong trào sức khỏe tăng cao trong tháng 10, và ngày "12 tháng 10" được chọn do  cách chơi chữ "10 (tou) 2 (Nyuu)" (Tounyuu trong tiếng nhật nghĩa là sữa đậu nành).

Ngoài ra, với mục đích kích thích tiêu thụ sữa đậu nành và truyền bá kiến thức về sữa đậu nành, các sự kiện và chiến dịch khác nhau sẽ được tổ chức với Hiệp hội Sữa đậu nành Nhật Bản đóng vai trò chủ chốt. Có thể kể đến cuộc thi công thức nấu ăn "Công thức sữa đậu nành Koshien" dành cho học sinh trung học trên toàn Nhật Bản như một hoạt động giáo dục dinh dưỡng trong trường học, và "Bài kiểm tra Chứng chỉ sữa đậu nành" dành cho những người yêu thích sữa đậu nành và người làm việc trong các ngành nghề liên quan đến sữa đậu nành.

👉 Website chính thức Công thức Sữa đậu nành Koshien (tiếng Nhật)

👉 Website chính thức Bài kiểm tra Chứng chỉ Sữa đậu nành (tiếng Nhật)

4 công thức nấu ăn với sữa đậu nành

豆乳のアレンジレシピ4選

Sữa đậu nành không chỉ có thể được sử dụng thay thế cho sữa bò mà còn được sử dụng trong nhiều món ăn. Với một chút kì công, bạn có thể dễ dàng làm đậu phụ và váng đậu tại nhà, vì vậy nếu bạn quan tâm, hãy thử xem nhé.

Đậu phụ

(1) Cho sữa đậu nành chưa điều chế và chất làm đông vào bát chịu nhiệt và trộn đều, tráng tạo bọt
(2) Đậy bát bằng màng bọc thực phẩm và đun nóng trong lò vi sóng * Điều chỉnh thời gian làm nóng theo lượng sữa đậu nành và loại lò vi sóng
(3) Sau khi đun nóng, để yên khoảng 5 phút để đậu phụ đông lại nhờ lượng nhiệt dư. Thử bằng cách chọc que tre, nếu không có nước chảy ra là hoàn thành.

Đậu phụ mới làm sẽ mềm mịn, nếu bỏ vào tủ lạnh thì sẽ có kết cầu chuẩn hơn và hương vị cũng đậm đà hơn.

Váng đậu

(1) Cho sữa đậu nành chưa điều chế vào chảo, đun nhỏ lửa sao cho không bị sôi.
(2) Khi xuất hiện lớp màng mỏng trên bề mặt, vớt ra với độ dày theo ý thích và ngâm nó trong 1 bát sữa đậu khác.
(3) Lặp lại quy trình trên cho đến khi hết sữa đậu nành

Váng đậu thường được dùng kèm với nước tương, tuy nhiên bạn cũng có thể thưởng thức như đậu phụ lạnh hoặc ăn khi nó còn ấm.

Phô mai

(1) Cho sữa đậu nành chưa điều chế vào nồi và đun lửa vừa, sau đó tắt bếp ngay trước khi sôi
(2) Thêm nước cốt chanh vào sữa đậu nành đã đun nóng và khuấy từ từ
(3) Sau một thời gian, sữa đậu nành sẽ bắt đầu tách ra, để yên trong khoảng 5 phút
(4) Lót giấy thấm (hoặc vải xô) vào rây, đổ sữa đậu nành đã bắt đầu đông vào
(5) Gói nó trong giấy thấm, ép bằng vật nặng để vắt hết nước, sau đó để trong tủ lạnh vài giờ là hoàn thành

Phô mai sữa đậu nành có thể để dùng trong 2 đến 3 ngày, nên ăn ngay vì nó rất dễ tách ra khi đun nóng.

Lẩu sữa đậu nành

(1) Sơ chế các nguyên liệu theo sở thích (thịt lợn, đậu phụ, cải thảo, v.v.) thành những miếng dễ ăn
(2) Cho sữa đậu nành chưa điều chế, dashi trắng (tương miso) và nước vào nồi đất, đun ở lửa vừa
(3) Thêm các thành phần khó khó chín trước, khi rau mềm là hoàn thành

Sau khi ăn hết các nguyên liệu, sẽ rất tuyệt nếu bạn thêm ramen vào nước dùng hoặc làm risotto với cơm và phô mai!

3 nhà hàng tốt nhất ở Kyoto với các món ăn từ sữa đậu nành

京都で豆乳料理がおすすめのレストラン3選
Bản quyền:KKday

Kyoto là một khu vực mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy đậu nành chất lượng cao, nhờ được thiên nhiên ưu đãi với nguồn nước ngầm và nước ngọt dồi dào, vì vậy các món với đậu phụ và váng đậu rất nổi tiếng. Có rất nhiều nhà hàng phục vụ sữa đậu nành ngon, và chúng tôi sẽ giới thiệu một số nhà hàng tốt nhất.

Gion Soy Milk Ra ~ Men Uno Yukiko

Đây là một nhà hàng với ý tưởng về ramen chay 100%, được chế biến bởi đầu bếp sữa đậu nành duy nhất trên thế giới. Món đặc trưng nhất là món súp đậu nành kem, với nước tương không chứa gluten kết hợp với nhiều loại rau và nấm, đảm bảo sự ngon miệng và an toàn cho cả trẻ em đang ở giai đoạn ăn dặm.

👉 Trang web chính thức

👉 Đặt chỗ cho một cửa hàng (kkday)

Món ăn từ đậu phụ và Obanzai Kyoto Tohachi

Sử dụng đậu phụ truyền thống từ cửa hàng đậu phụ có lịch sử 100 năm ở Kyoto. Nó được đặc trưng bởi vị ngọt của đậu nành được trồng trong nước của Kyoto và kết cấu mịn màng tan chảy trong miệng. Thực đơn đa dạng,, từ các món ăn sáng tạo tận dụng tối đa hương vị nguyên bản của đậu phụ đến các món ăn sử dụng sữa đậu nành và váng đậu.

👉 Trang web chính thức (tiếng Nhật)

👉 Đặt chỗ tại nhà hàng (Tabelog)

EVERYSOY Shijo Karasuma

Đây là một quán cà phê chuyên về sữa đậu nàng, được điều hành bởi "Yubasho" - cửa hàng váng đậu lâu đời ở Kyoto. Cửa hàng sử dụng sữa đậu nành tươi được lựa chọn cẩn thận, không hương liệu hoặc phụ gia, bảo đảm hương vị nguyên bản của đậu nành, và mang lại cảm giác mềm mịn như kem.

👉 Trang web chính thức (tiếng Nhật)

👉 Đặt chỗ tại nhà hàng (Tabelog)

Mục lục